A. MỤC TIÊU:
HS biết:
-Dựa vào thí nghiệm để giải các bài tập nhận biết. Đồng thời rèn được kĩ năng tiến hành thí ngghiệm thực hành.
-Ôn lại cách giải bài tập xác định công thức hóa học của hợp chất.
B. CHUẨN BỊ:
1. Hóa chất : CaO, P2O5 , Na2O , MgO, H2O và qùi tím.
2. Dụng cụ: giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, ống hút.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
56 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2695 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 9 Trường THCS Bình Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn:
Tiết 1 Ngày dạy:
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
HS biết:
-Dựa vào thí nghiệm để giải các bài tập nhận biết. Đồng thời rèn được kĩ năng tiến hành thí ngghiệm thực hành.
-Ôn lại cách giải bài tập xác định công thức hóa học của hợp chất.
B. CHUẨN BỊ:
1. Hóa chất : CaO, P2O5 , Na2O , MgO, H2O và qùi tím.
2. Dụng cụ: giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, ống hút.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Phương pháp giải bài tập nhận biết.
-Giới thiệu phương pháp giải bài tập nhận biết.
Bài tập 1: (NDDTC/3)
Có 4 gói bột trắng, mỗi gói đựng 1 oxit là: CaO, P2O5 , Na2O , MgO. Hãy nêu cách phân biệt từng gói ?
-Hướng dẫn:
+Trong các oxit đã cho theo em những oxit nào tan được trong nước ?
+Hãy sử dụng những dụng cụ hoá chất đã có trong khay thí nghiệm để làm thí nghiệm chứng minh cách phân biệt các chất trên ?
-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm à Nhận xét.
-Nghe và ghi nhớ.
-Hoạt động theo nhóm (4’)
-Dựa vào sự hướng dẫn của GV các nhóm tự tiến hành theo các bước sau:
+ Hòa tan 4 oxit trên vào nước.
+ Thử dung dịch sau khi hòa tan vào nước bằng quì tím.
-Kết quả thí nghiệm: NDDTC / 3
Hoạt động 2: Giải bài tập xác định công thức hóa học.
-Nhắc lại phương pháp giải bài tập xác định công thức hóa học của 1 chất .
Bài tập 2: (NDDTC/25 – BT2)
Xác định kim loại R chưa biết hóa trị. Biết để oxi hóa hoàn toàn R thành oxit phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng.
-Hướng dẫn:
+ Viết công thức chung của oxit ?
+% mO trong oxit được tính như thế nào ?
-Nghe và nhớ cách giải.
-Dựa vào sự hướng dẫn của GV à các nhóm thảo luận tìm ra cáh giải cho bài toán.
D. HƯỚNG DẪN HS HỌC TẬP Ở NHÀ.
-Yêu cầu HS về nhà suy nghĩ tìm cách giải bài tập sau:
Bài tập 3: (NDDTC/27 – BT1)
a. Xác định phi kim X, biết khi oxi hóa hoàn toàn 9,3 g X được 21,3 g oxit (trong đó phi kim loại X có hóa trị V).
b. Nếu hòa tan hết oxit của X vào nước để được 500ml dung dịch thì nồng độ mol của chất tan trong dung dịch đó là bao nhiêu ?
Tuần 2 Ngày soạn:
Tiết 2 Ngày dạy:
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
HS: Củng cố khắc sâu thêm cách giải bài toán xác định công thức hóa học của hợp chất, cách giải bài toán theo phương trình hóa học. Vận dụng linh hoạt các công thức tính bài tập về nồng độ.
B. CHUẨN BỊ:
-HS giải trước bài tập ở nhà.
-GV chuẩn bị trước đề bài tập.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Sửa bài tập
-Yêu cầu 2 HS sửa bài tập về nhà.
-Kiểm tra vở bài tập của 3-5 HS.
-Nhận xét và đưa ra đáp án à củng cố khắc sâu cách giải bài tập xác định công thức hóa học cho HS.
-2 HS giải bài tập trên bảng.
-Nghe và sửa bài tập vào vở.
Hoạt động 2: Giải bài tập nồng độ dung dịch
-Yêu cầu HS nhắc lại công thức tính số mol, thể tích, khối lượng chất, khối lượng dung dịch, C% , CM
Bài tập 1: (NDDTC/17 – BT1)
Hòa tan 2,8 g sắt bằng dung dịch HCl 2M vừa đủ.
a.Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng.
b.Tính thể tích khí thoát ra ở đktc.
c.Tính nồng độ mol của dung dịch thu được sau phản ứng (coi thể tích dung dịch thu được sau phản ứng thay đổi không đáng kể so với thể tích của dung dịch HCl đã dùng).
-Yêu cầu 1 HS viết phương trình hóa học.
-Hãy xác định dạng bài tập trên ? à Nhắc lại các bước giải bài toán trên ?
-Hướng dẫn:
? Khi biết CM của 1 chất, muốn tính Vdd của chất đó ta áp dụng công thức nào ?
? Dựa vào dữ kiện nào của bài tập để tính số mol khí H2 ?
? Dung dịch sau phản ứng là dung dịch gì ?
-yêu cầu đại diện nhóm trình bày cách giải à nhận xét, chấm điểm.
-Nhớ lại các công thức đã học và viết lại vào vở.
-HS: viết phương trình hóa học :
Fe + 2 HCl à FeCl2 + H2 h
- bài tập trên thuộc dạng bài toán tính theo phương trình hóa học.
-Thảo luận nhóm để tím cách giải cho bài tập 2.
D. HƯỚNG DẪN HS HỌC TẬP Ở NHÀ:
-Yêu cầu HS về nhà suy nghĩ tìm cách giải bài tập sau:
Bài tập 2: (NDDTC/17 – BT2)
Hòa tan m1 g bột Zn cần dùng vừa đủ m2 g dung dịch HCl 14,6%. Phản ứng kết thúc, thu được 0,896 lít khí ở đktc.
a.Tính m1 và m2.
b.Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.
Tuần 3 Ngày soạn:
Tiết 3 Ngày dạy:
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
HS:
-Củng cố khắc sâu thêm cách giải bài toán theo phương trình hóa học. Vận dụng linh hoạt các công thức tính bài tập về nồng độ.
-Rèn kĩ năng giải bài tập nhận biết và thí nghiệm thực hành.
B. CHUẨN BỊ:
-Hóa chất : HCl, MgSO4 , NaOH, BaCl2 , NaCl
-GV chuẩn bị trước đề bài tập.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Sửa bài tập
-Yêu cầu 2 HS sửa bài tập về nhà.
-Kiểm tra vở bài tập của 3-5 HS.
-Nhận xét và đưa ra đáp án ( NDDTC/17) cho HS.
-2 HS giải bài tập trên bảng.
-Nghe và sửa bài tập vào vở.
Hoạt động 2: Giải bài tập nhận biết.
Bài tập 1: (NDDTC/ 2 - BT3)
Không dùng hoá chất nào khác hãy phân biệt các dung dịch sau:
HCl, MgSO4 , NaOH, BaCl2 , NaCl
Hướng dẫn:
+Dùng 5 mẫu chất trên làm mẫu thử.
+Với dung cụ và hóa chất đã chuẩn bị à Hãy tiến hành những thí nghiệm cần thiết để tìm cách nhận biết 5 hợp chất trên ? à Ghi lại kết quả thí nghiệm theo bảng sau:
HCl
MgSO4
NaOH
BaCl2
NaCl
HCl
MgSO4
NaOH
BaCl2
NaCl
-yêu cầu đại diện nhóm trình bày cách giải à nhận xét à đưa ra đáp án và chấm điểm.
*Hoạt động theo nhóm:
+Tiến hành thí nghiệm: cho từng cặp chất tác dụng với nhau (theo bảng). à Ghi lại hiện tượng và phương trình hóa học ( nếu có)
+Dựa vào kết quả thí nghiệm của nhóm, dự đoán chất theo từng cặp cụ thể.
D. HƯỚNG DẪN HS HỌC TẬP Ở NHÀ:
Yêu cầu HS làm bài tập:
Bài tập 2: NDDTC/ 9-BT4
Từ kim loại Cu hãy nêu 2 phương pháp điều chế muối CuSO4 trực tiếp và gián tiếp.
Bài tập 3: NDDTC/ 13 – BT1
Hãy chọn chất thích hợp trong số các chất sau: BaO , CaO , SO3, CO2 , BaCl2 , NaCl , NaSO4 , CuO, H2SO4 để điền vào chỗ trống trong các sơ đồ phản ứng sau, rồi cân bằng phương trình.
H2SO4 + Na2SO3 - - > … … … … … + … … … … … + H2O
NaOH + … … … … … - - > Na2SO4 + H2O
… … … … … + H2O - - > Ba(OH)2
H2SO4 + … … … … - - > CuSO4 + H2O
… … … … + … … … … - - > BaSO4 i + HCl
CaO + … … … … - - > CaCO3 i
HCl + Na2CO3 - - > … … … … … + … … … … … + H2O
… … … … … + H2O - - > H2SO4
Tuần 4 Ngày soạn:
Tiết 4 Ngày dạy:
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
HS: Củng cố các tính chất hóa học của chất , giúp HS làm quen với danhg5 bài tập điều chế các chất. Vận dụng linh hoạt các tính chất hóa học vào giải bài tập bổ túc phản ứng hóa học.
B. CHUẨN BỊ:
-HS giải trước bài tập ở nhà.
-GV chuẩn bị trước đề bài tập.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Sửa bài tập
-Yêu cầu 2 HS sửa bài tập về nhà.
Lưu ý HS: các chất được điều chế ở dạng khan.
-Kiểm tra vở bài tập của 3-5 HS.
-Nhận xét và đưa ra đáp án ( NDDTC / 9,13)à cho HS.
-2 HS giải bài tập trên bảng.
-Nghe và sửa bài tập vào vở.
Hoạt động 2:Giải bài tập điều chế các chất
- Bài tập 1: (NDDTC / 9 – BT3)
Từ các chất Fe2O3 , H2O, Na, O2 , S . Hãy viết các phương trình hóa học điều chế Fe(OH)2
*Giới thiệu 1 số cách điều chế hợp chất vô cơ. (NDDTC / 7)
*Hướng dẫn HS giải bài tập theo bài toán ngược.
+Theo em ta có thể điều chế Fe(OH)2 từ những loại hóa chất nào ?
+Theo em với những hóa chất đã cho ta có thể điều chế muối FeSO4 và NaOH bằng cách nào ?
+Hãy điều chế axit H2SO4 từ các hoá chất trên ?
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày cách giải à Nhận xét, chấm điểm.
-Thảo luận nhóm, dựa vào câu hỏi hướng dẫn của GV để tìm cách giải bài tập.
-Ta có thể điều chế Fe(OH)2 từ muối FeSO4 và NaOH
-Điều chế FeSO4 : cho Fe2O3 tác dụng với H2SO4 ; điều chế NaOH : cho Na tác dụng với H2O.
-Điều chế H2SO4 từ: S, O2, H2O
D. HƯỚNG DẪN HS HỌC TẬP Ở NHÀ:
Yêu cầu HS làm bài tập:
Bài tập 2: (NDDTC / 18 – BT3)
Cho 100ml dung dịch H2SO4 2M ( D = 1,2 g/ml ) tác dụng với 100 ml dung dịch BaCl2 1M ( D = 1,32 g/ml ).
Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.
Tuần 5 Ngày soạn:
Tiết 5 Ngày dạy:
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
HS: Vận dụng linh hoạt các công thức tính bài tập về nồng độ, làm quen với dạng bài toán lượng dư ( của chất phản ứng )
Củng cố kiến thức các tính chất hóa học của các chất thông qua bài tập điều chế chất.
B. CHUẨN BỊ:
-HS giải trước bài tập ở nhà.
-GV chuẩn bị trước đề bài tập.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Sửa bài tập
-Yêu cầu 2 HS sửa bài tập về nhà. (không yêu cầu HS phải sửa đúng )
-Kiểm tra vở bài tập của 3-5 HS.
Hướng dẫn:
+Đề bài cho 2 chất tham gia phản ứng à Xét xem chất nào phản ứng hết và tính số mol các chất khác dựa vào số mol của chất phản ứng hết.
+yêu cầu 1 HS viết phương trình hóa học của phản ứng à GV hướng dẫn cách tìm số mol dư. (NDDTC /18 – BT3)
-Nhận xét và đưa ra đáp án à củng cố khắc sâu cách giải bài tập xác định công thức hóa học cho HS.
-2 HS giải bài tập trên bảng.
-Nghe và sửa bài tập vào vở.
à ghi nhớ cách giải bài tập có lượng dư của các chất phản ứng.
Hoạt động 2:Luyện tập
Bài tập 1: NDDTC / 8 1.b
Trình bày 4 phương pháp điều chế NaOH ?
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày cách giải à Nhận xét, chấm điểm.
- Thảo luận nhóm tìm phương pháp điều chế NaOH.
D. Hướng dẫn HS học tập ở nhà:
Yêu cầu HS làm bài tập:
Bài tập 2: (NDDTC / 19 – BT5)
Dẫn 112 ml khí CO2 (đktc) đi qua 600 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M. Tính khối lượng các chất sau phản ứng.
Tuần 6 Ngày soạn:
Tiết 6 Ngày dạy:
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
HS: Củng cố khắc sâu thêm cách giải bài toán lương dư, cách giải bài toán theo phương trình hóa học. Vận dụng linh hoạt các công thức tính bài tập về nồng độ.
B. CHUẨN BỊ:
-HS giải trước bài tập ở nhà.
-GV chuẩn bị trước đề bài tập.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Sửa bài tập
-Yêu cầu 2 HS sửa bài tập về nhà.
-Kiểm tra vở bài tập của 3-5 HS.
Hướng dẫn HS: bài tập trên thuộc dạng bài tập có khả năng tạo nhiều sản phẩm, nên GV cần hướng dẫn HS cách xác định sản phẩm tạo thành. ( NDDTC / 17)
(Yêu cầu 1 HS khác giải bài tập).
-Nhận xét và đưa ra đáp án cho HS.
-2 HS giải bài tập trên bảng.
-Nghe và sửa bài tập vào vở.
Hoạt động 2: Giải bài tập điều chế các chất và bổ túc phản ứng.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm cách giải các bài tập sau:
Bài tập 1: NDDTC / 13 – BT2
Cho những chất sau: Na, Mg, Fe(OH)3 , Al2(SO4)3 , NaOH , Fe3O4 , Zn, H2O . Hãy chọn chất thích hợp điền vào mỗi sơ đồ phản ứng sau và lập phương trình hóa học.
Al2O3 + H2SO4 - - > … … … + … … …
Al2O3 + … … - - > NaAlO2 + … … …
AlCl3 + … … … - - > … … … … +Al
H2SO4 + … … … - - > ZnSO4 + … … …
… … … … Fe2O3 + H2O
… … +HCl - - > FeCl2 + FeCl3 + … …
-GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm học yếu tìm ra cách giải bài tập.
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày cách giải à Nhận xét, chấm điểm.
- Thảo luận nhóm tự chọn các chất phản ứng và sản phẩm theo cách khác nhau.
-Viết lại phương trình hóa học, cân bằng.
D. Hướng dẫn HS học tập ở nhà:
Yêu cầu HS làm bài tập:
Bài tập 2: (NDDTC / 22 – BT2)
Cho 1 lượng hỗn hợp gồm 2 kim loại Mg, Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 10,08 lít H2 (đktc). Mặt khác nếu cho lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 13,44 lít H2 (đktc). Tính thành phần % theo khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp.
-GV cần hướng dẫn HS về tính lưỡng tính của kim loại Al.
Tuần 7 Ngày soạn:
Tiết 7 Ngày dạy:
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
HS:
-Củng cố khắc sâu thêm cách giải bài toán theo phương trình hóa học. Vận dụng linh hoạt các công thức tính số mol, khối lượng chất, khối lượng mol.
-Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm, củng cố tính chất hóa học của chất thông qua bài tập nhận biết các chất.
B. CHUẨN BỊ:
-HS giải trước bài tập ở nhà.
-GV chuẩn bị:
+Hóa chất: HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3
+Dụng cụ: Ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút.
C. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Sửa bài tập
-Yêu cầu 2 HS sửa bài tập về nhà.
-Kiểm tra vở bài tập của 3-5 HS.
Lưu ý HS phản ứng:
2Al+ 2NaOH + 2H2O à 2NaAlO2 + 3 H2
Do HS chưa học cách giải hệ phương trình, GV nên hướng dẫn HS giải bài tập theo phương trình 1 biến.
-Nhận xét và đưa ra đáp án cho HS.
-2 HS giải bài tập trên bảng.
-Nghe và sửa bài tập vào vở.
à Ghi nhớ cách giải bài tập tính % các chất trong hợp chất.
Hoạt động 2:Giải bài tập nhận biết
- Bài tập 1: NDDTC / 2 – BT1
Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch sau: HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3. Hãy trình bày cách nhận biết 4 dung dịch trên mà không dùng bầt kì thuốc thử nào khác.
Hướng dẫn:
+Dùng 4 mẫu chất trên làm mẫu thử.
+Với dung cụ và hóa chất đã chuẩn bị à Hãy tiến hành những thí nghiệm cần thiết để tìm cách nhận biết 4 hợp chất trên ?
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày cách giải à Nhận xét, chấm điểm.
Hoạt động theo nhóm:
+Tiến hành thí nghiệm: cho từng cặp chất tác dụng với nhau à Ghi lại hiện tượng và phương trình hóa học theo dạng bảng.
+Dựa vào kết quả thí nghiệm của nhóm, dự đoán chất theo từng cặp cụ thể.
D. Hướng dẫn HS học tập ở nhà:
Yêu cầu HS làm bài tập:
Bài tập 2: NDDTC / 4 – BT7
Chỉ dùng dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 có thể phân biệt 3 gói phân bón hóa học sau: KCl, NH4NO3 và Ca(H2PO4)2 được không ? Nếu được hãy trình bày cách phân biệt và viết phương trình hóa học minh họa.
Tuần 8 Ngày soạn:
Tiết 8 Ngày dạy:
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
HS:
-Rèn luyện kĩ năng giải bài tập nhận biết – phân biệt các chất.
-Củng cố khắc sâu thêm cách giải bài toán xác định công thức hóa học của hợp chất, cách giải bài toán theo phương trình hóa học. Vận dụng linh hoạt các công thức tính bài tập về nồng độ.
B. CHUẨN BỊ:
-HS giải trước bài tập ở nhà.
-GV chuẩn bị trước đề bài tập.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Sửa bài tập
-Yêu cầu 2 HS sửa bài tập về nhà.
-Kiểm tra vở bài tập của 3-5 HS.
Lưu ý HS: dung dịch NH4OH, khi đun nóng tạo thành khí NH3 có mùi khai và H2O.
-Nhận xét và đưa ra đáp án cho HS.
-2 HS giải bài tập trên bảng.
-Nghe và sửa bài tập vào vở.
Hoạt động 2: Giải bài tập xác định công thức hóa học.
Bài tập 1: NDDTC / 25 – BT1
Cho 3,78 g bột Al phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl3 tạo thành 200ml dung dịch Y . Khối lượng chất tan trong dung dịch Y giảm 4,06 g so với dung dịch XCl3. Xác định công thức của muối XCl3 và nồng độ mol của các chất tan có trong dung dịch Y.
Hướng dẫn:
+Trong công thức XCl3 à X có hóa trị là bao nhiêu ?
+Hãy nhắc lại cách giải bài tập tìm công thức hóa học của chất ?
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày cách giải à Nhận xét, chấm điểm.
*Thảo luận theo nhóm.
Chú ý vào các vấn đề:
-Phương trình hóa học:
Al + XCl3 à AlCl3 + X
-Theo đề bài ta có biểu thức:
=4,06 g
D. HƯỚNG DẪN HS HỌC TẬP Ở NHÀ:
Yêu cầu HS làm bài tập:
Bài tập 2: NDDTC / 4 – BT8
Nêu phương pháp tách các hỗn hợp các chất sau đây thành các chất nguyên chất:
Hỗn hợp: CaCl2 , NaCl.
Hỗn hợp: CaSO4 , CaCO3
Tuần 9 Ngày soạn:
Tiết 9 Ngày dạy:
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
HS:
-Làm quen với dạng bài tập tách – tinh chế chất.
-Củng cố thên kiến thức tính chất hóa học của chất.
Củng cố khắc sâu thêm cách giải bài toán xác định công thức hóa học của hợp chất, cách giải bài toán theo phương trình hóa học. Vận dụng linh hoạt các công thức tính bài tập về nồng độ.
B. CHUẨN BỊ:
-HS giải trước bài tập ở nhà.
-GV chuẩn bị trước đề bài tập.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Sửa bài tập- Giải bài tập tách – tinh chế chất
-Yêu cầu 2 HS sửa bài tập về nhà.
-Kiểm tra vở bài tập của 3-5 HS.
-Hướng dẫn HS phương pháp giải các bài tập tách – tinh chế chất.
-Nhận xét và đưa ra đáp án cho HS.
-2 HS giải bài tập trên bảng.
-Nghe và sửa bài tập vào vở.
à Ghi nhớ cách giải bài tập tách – tinh chế chất.
Hoạt động 2: Giải bài tập điều chế chất.
Bài tập 1: NDDTC / 8 – BT2
Cho các muối sau: MgCO3 , CaCl2 , CuSO4. Hỏi muối nào có thể điều chế bằng các phương pháp sau:
Oxit bazơ tác dụng với oxit axit.
Axit tác dụng với bazơ.
Kim loại tác dụng với axit.
Muối tác dụng với muối.
-Yêu cầu hoạt động cá nhân tìm cách giải bài tập trên à Nhận xét, chấm điểm.
* Hoạt động cá nhân:
Mỗi cá nhân tự nhớ lại kiến thức tính chất hóa học của các hợp chất : axit, bazơ, muối, oxit để giải bài tập trên.
D. HƯỚNG DẪN HS HỌC TẬP Ở NHÀ:
-Yêu cầu HS làm bài tập
Bài tập 2: NDDTC / 5 – BT9
Khí N2 bị lẫn các tạp chất là hơi nước, CO2 , CO, O2 . Hãy cho biết làm thế nào để có được N2 tinh khiết ?
Tuần 10 Ngày soạn:
Tiết 10 Ngày dạy:
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
HS:
-Củng cố cách giải bài toán tách và tinh chế chất, điều chế các loại hợp chất vô cơ.
-Rèn luyện kĩ năng giải bài tập thự hiện chuỗi phản ứng hóa học.Vận dụng linh hoạt các tính chất hóa học của chất.
B. CHUẨN BỊ:
-HS giải trước bài tập ở nhà.
-GV chuẩn bị trước đề bài tập.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Sửa bài tập
-Yêu cầu 2 HS sửa bài tập về nhà.
-Kiểm tra vở bài tập của 3-5 HS.
-Cần nhấn mạnh cho HS hiểu: N2 là khí trơ khó tác dụng với hợp chất vô cơ ở điều kiện thường. Nên muốn tinh chế được N2 chỉ cần loại bỏ các chất khác bằng cách cho tác dụng với các hóa chất khác.
-Nhận xét và đưa ra đáp án cho HS.
-2 HS giải bài tập trên bảng.
-Nghe và sửa bài tập vào vở.
-Cần thực hiện được các bước:
+Đun nóng hỗn hợp khí trên.
+2 CO + O2 à 2 CO2
+CO2 + 2KOH àK2CO3 + H2O
Hoạt động 2: Bài tập thực hiện chuỗi phản ứng
Bài tập 1: NDDTC / 10 – BT7
Viết 5 phương trình hóa học khác nhau để thực hiện phản ứng điều chế NaCl như sau:
BaCl2 + … … … … à NaCl + … … … …
? Hãy nhắc lại các tính chất hóa học của muối ?
Bài tập 2: NDDTC / 14 – BT4
Có các chất: Cu, CuSO4 , Cu(OH)2 , CuO, CuCl2 .
a.Dựa vào mối quan hệ giữa các chất, hãy sắp xếp chúng thành 1 dãy chuyển đổi hóa học có ít nhất 9 chuyển hóa.
b.Viết các phương trình hóa học cho các chuyển đổi trên.
Lưu ý HS: chọn bất kì 1 hóa chất nào trong 5 hóa chất trên làm điểm xuất phát để viết sơ đồ chuyển hóa.
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày cách giải à Nhận xét, chấm điểm.
-Bài tập 1: hoạt động cá nhân:
Cần nhớ: BaCl2 là muối nên có đầy đủ các tính chất hóa học của muối.
-Bài tập 2: thảo luận nhóm theo 2 bước:
+Viết sơ đồ chuyển hóa.
+Viết phương trình hóa học minh họa cho dãy chuyển hóa đó.
D. HƯỚNG DẪN HS HỌC TẬP Ở NHÀ:
Yêu cầu HS làm bài tập:
Bài tập 3: NDDTC / 18 – BT4
Cho 50 g dung dịch AgNO3 3,4% tác dụng với 60ml d NaCl 0,5M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa ? Nếu có chất còn dư sau phản ứng hãy tính khối lượng kết tủa hay thể tích dung dịch cần lấy thêm để tác dụng hết với lượng còn dư.
-Hướng dẫn HS: bài tập trên đã cho biết 2 lượng chất tham gia, nên ta phải xét đến lượng dư của 2 chất trên.
Tuần 11 Ngày soạn:
Tiết 11 Ngày dạy:
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
HS:
-Củng cố khắc sâu thêm cách cách giải bài toán theo phương trình hóa học. Vận dụng linh hoạt các công thức tính bài tập về nồng độ.
-Làm quen với dạng bài tập tăng - giảm khối lượng thanh kim loại trong phản ứng hóa học.
B. CHUẨN BỊ:
-HS giải trước bài tập ở nhà.
-GV chuẩn bị trước đề bài tập.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Sửa bài tập
-Yêu cầu 2 HS sửa bài tập về nhà.
-Kiểm tra vở bài tập của 3-5 HS.
-Nhận xét và đưa ra đáp án cho HS.
-2 HS giải bài tập trên bảng.
- Sửa bài tập vào vở.
Hoạt động 2: Giải bài tập tăng – giảm khối lượng.
- Bài tập 1: NDDTC / 20 – BT1
Nhúng thanh Zn nặng 37,5 gam vào 200ml dung dịch CuSO4. phản ứng xong lấy thanh kim loại ra rửa nhẹ, làm khô cân được 37,44 gam.
a. Tính khối lượng Zn phản ứng.
b. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu.
*Hướng dẫn HS cách giải bài toán tăng – giảm khối lượng thanh kim loại. (NDDTC/20)
-Yêu cầu HS vận dụng bài giảng vào giải bài tập 1.
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày cách giải à Nhận xét, chấm điểm.
*Hoạt động nhóm:
Chú ý:
+So sánh khối lượng thanh kim loại trước phản ứng và sau phản ứng. à khối lượng thanh kim loại sau phản ứng giảm.
+Đặt số mol kim loại Zn là x mol.
D. HƯỚNG DẪN HS HỌC TẬP Ở NHÀ:
Yêu cầu HS làm bài tập:
Bài tập 2: NDDTC / 21 – BT3
Thả một miếng Cu vào 100ml dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng kết thúc nhận thấy khối lượng miếng kim loại (sau khi rửa nhẹ, làm khô) tăng thêm 3,04 g so với ban đầu.
a.Tính =?
b. Tính CM của các chất trong dung dịch nhận được sau phản ứng (coi thể tích dung dịch không đổi)
Tuần 12 Ngày soạn: 12 / 11 / 2005
Tiết 12 Ngày dạy: 18 / 11 / 2005
KIỂM TRA 1 TIẾT
A. MỤC TIÊU:
HS:
-Củng cố khắc sâu thêm tính chất của kim loại, axit, bazơ, muối .
-Rèn luyện cách giải bài toán theo phương trình hóa học.
B. CHUẨN BỊ:
-HS ôn tâp ở nhà.
-GV chuẩn bị trước đề kiểm tra.
Đề :
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM.
Câu 1: Tập hợp những kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường ?
a. Na , Fe , Ca , Ba c. K , Na , Ca , Zn
b. K , Na , Ba , Ca d. Cu , Ag , Na , Fe
Câu 2: Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4 ?
a. Cu b. Zn c. Fe d. Ag
Câu 3: Trong các kim loại sau kim loại nào hoạt động mạnh nhất ?
a. Mg b. Na c. Fe d. Cu
Câu 4: Trong các cặp chất sau, cặp chất nào không xảy ra phản ứng hóa học ?
a. CuSO4 + Fe b. MgSO4 + Ca c. CuSO4 + Ag d. ZnSO4 + Mg
Câu 5: Một kim loại X có đặc điểm:
- Tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hiđrô.
- Muối X(NO3)2 hòa tan được Fe.
Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, chọn vị trí đúng nhất của X trong các câu sau:
a. Đứng giữa Fe và Cu c. Đứng giữa Fe và Zn
b. Đứng giữa Fe và H. d. Đứng giữa Al và Fe
Câu 6: Ngâm 1 chiếc đinh sắt vào dung dịch muối AgNO3 ta thấy:
a. Đinh sắt không bị thay đổi , Ag được giải phóng.
b. Đinh sắt bị hòa tan 1 phần và Ag được giải phóng.
c. Đinh sắt bị hoà tan nhưng không có chất mới nào được sinh ra.
d. Không có hiện tượng gì.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Trình bày những điểm
File đính kèm:
- Tu chon H-9.doc