I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
• HS biết
- Hai dạng thù hình của lưu huỳnh, sự biến đổi tính chất vật lí theo nhiệt độ của lưu huỳnh
- Tính chất hóa học cơ bản của lưu huỳnh
- Ứng dụng trong thực tế của lưu huỳnh.
• HS hiểu
- Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử và tính chất hóa học của lưu huỳnh. Vì sao lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
2. Kĩ năng
- Viết phương trình phản ứng chứng minh tính chất hóa học.
- Rèn luyện kĩ năng giải thích tính chất hóa học của một chất từ đặc điểm cấu tạo của chất đó
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh mô tả cấu tạo tinh thể và tính chất vật lí của lưu huỳnh, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- HS: Tìm hiểu bài trước ở nhà.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 30: Lưu huỳnh - Nguyễn Thị Thắm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Bài 30: Lưu huỳnh (tiết 51)
GVHD: Hà Phương Anh
GSTT: Nguyễn Thị Thắm
Lớp: 10A15 Trường: THPT Kim Liên
Ngày dạy:5/3/2011 Thời gian: tiết 1
Mục tiêu bài học
Kiến thức
HS biết
Hai dạng thù hình của lưu huỳnh, sự biến đổi tính chất vật lí theo nhiệt độ của lưu huỳnh
Tính chất hóa học cơ bản của lưu huỳnh
Ứng dụng trong thực tế của lưu huỳnh.
HS hiểu
Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử và tính chất hóa học của lưu huỳnh. Vì sao lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Kĩ năng
- Viết phương trình phản ứng chứng minh tính chất hóa học.
- Rèn luyện kĩ năng giải thích tính chất hóa học của một chất từ đặc điểm cấu tạo của chất đó
Chuẩn bị:
GV: Tranh mô tả cấu tạo tinh thể và tính chất vật lí của lưu huỳnh, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
HS: Tìm hiểu bài trước ở nhà.
Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp(1ph)
Kiểm tra bài cũ (5ph)
Gọi HS lên bảng chữa bài 6 tr 128 sgk
So sánh tính oxi hóa của oxi và ozon, dẫn ra phản ứng minh họa
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1(5ph): Vị trí, cấu hình e
GV: - Gọi 1 HS lên bảng viết cấu hình và cho biết vị trí của S trong bảng HTTH
- GV: theo em lưu huỳnh có thể có những số oxi hóa nào?
HS: trả lời
Hoạt động 2 (5ph): Tính chất vật lí
GV: - Dạng thù hình của 1 nguyên tố là gì?
HS: Dạng thù hình là những dạng đơn chất khác nhau của cùng một nguyên tố hóa học.
GV: - Thông báo 2 dạng thù hình của S
- Cho HS quan sát hình vẽ cấu tạo tinh thể của 2 dạng thù hình GV: - Yêu cầu HS đọc SGK và tóm tắt tính chất vật lí của S
- Giải thích thành hệ thống lại tính chất vật lí và sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của S
Hoạt động 4 (15) Tính chất hóa học
- Yêu cầu HS nhắc lại những nhận xét về tính chất hóa học của S rút ra được từ công thức cấu hình e của nguyên tử
- Đưa ví dụ phản ứng của S và Al, Fe. HS cho biết sản phẩm và gọi tên.
- Chú ý phản ứng S + Hg xảy ra ở nhiệt độ thường. Nêu công dụng của phản ứng này.
HS: trả lời
GV: - Nhắc lại cách xử lý khi nhiệt kế thuỷ ngân vỡ:
+ Hg là kim loại, độc, bay hơi ở ĐK thường.
+ S tác dụng với Hg ngay ở nhiệt đô thường tạo muốià không bay hơi được.
GV: gọi HS lên bảng viết pt của S với H2
- Đàm thoại với HS về tính khử của S. Cho vd phản ứng S với oxi, flo. Gọi HS lên bảng viết pt
Hoạt động 5: (1ph) Ứng dụng của S
GV: Có thể cung cấp thêm một số thông tin về ứng dụng của S như: trong công nghiệp một lượng lớn S được dùng để lưu hóa cao su, nó làm tăng độ bền chắc và tính đàn hồi của cao su.. Nếu cho nhiều S thì được chất dẻo ebonit dùng làm chất cách điện ebonit.
Hoạt động 6: (5ph)Trạng thái tự nhiên và sản xuất S
GV đàm thoại với HS và bổ sung thêm ta hay gặp S trong quặng là quặng pirit (FeS2).
Hs nghiên cứu thêm trong sgk.
I. Vị trí, cấu hình e nguyên tử
Z=16, nhóm VIA, chu kì 3
Cấu hình e: 1s22s2 2p6 3s2 3p4
→ có 6e lớp ngoài cùng xu hướng nhận 2e (trong hợp chất với nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn) → thể hiện tính oxi hóa.
Trong hợp chất CHT với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn (vd: oxi) lưu huỳnh có khả năng nhường đi 4e ở phân lớp p hoặc cả 6 e ở lớp ngoài cùng. Khi đó thể hiện số oxi hóa +4 và +6→thể hiện tính khử
II. Tính chất vật lí
- Chất rắn, màu vàng, không tan trong nước nhưng tan tốt trong dung môi hữu cơ
1) 2 dạng thù hình
+ Lưu huỳnh tà phương: Sα
+ Lưu huỳnh đơn tà: Sβ
2) Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí
- phân tử S: có 8 nguyên tử liên kết bằng liên kết CHT, liên kết vòng => CTPT: S8 hay viết S(cho gọn)
T0C
trạng thái
Màu sắc
cấu tạo phân tử
< 1130
rắn
Vàng
Sα và Sβ là phân tử S8 mạch vòng
1190
lỏng
Vàng
Sα và Sβ là phân tử S8 mạch vòng
> 1870
lỏng
Nâu đỏ
S8 vòng → chuỗi Sn
> 4450
Hơi
Da cam
S2
14000
17000
S
- t0C↑ → M↓: S8→S6→S4→S2→S
112°C t° 250°C t° 444,6°
Srắn → Slỏng → Slỏng,nâu đỏ → Squánh nhớt → Slỏng → S sôi tạo hơi màu vàng da cam
→Để đơn giản trong ptpư ta viết đơn nguyên tử S
Tính ôxi hóa
Tính khử
-2
+ 6
+ 4
0
III. Tính chất hóa học
H2SO4
Muối sunfua
SO3
SO2
S tự do
H2S
S vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa
1) Tính oxi hóa
a) Tác dụng với kim loại
- Tác dụng với nhiều kim loại
t0
0 0 +2 -2
S + Fe ® FeS sắt(II) sunfua
t0
0 0 +3 -2
3S + 2Al ® Al2S3 nhôm sunfua
0 0 +2 -2
Hg + S ® HgS thủy ngân sunfua
→ S + Hg xảy ra ở nhiệt độ thường dùng lưu huỳnh khử tính độc của thủy ngân(xử lí khi nhiệt kế bị vỡ)
b) Tác dụng với H2
S + H2 ® H2S Hidrosunfua
(mùi trứng thối)
2) Tính khử
- Tác dụng với một số phi kim như O2, F2, Cl2t0
0 0 +4 -2
S0 + O2 ® SO2 lưu huỳnh đioxit
0 0 +6 -1
S + 3F2 ® SF6
- S cũng có thể tác dụng với các chất oxi hoá khác: KClO3, K2Cr2O7, HNO3, H2SO4 đặc
+6 0 +4
Vd: 2H2SO4 đặc + Sà 3 SO2 + 2 H2O
Kết luận:
S vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử
- Khi tác dụng với KL và H2: S là chất OXH
- Khi tác dụng với O2, F2, và các chất oxi hóa mạnh: S là chất khử
IV. Ứng dụng
- S Có nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp: dùng sản xuất H2SO4, lưu hóa cao su, dược phẩm
V. Trạng thái tự nhiên và sản xuất
- Tồn tại nhiều ở dạng đơn chất.
- Tồn tại dạng hợp chất: quặng pirit (FeS2), muối sunfua,
- Để khai thác lưu huỳnh trong mỏ lưu huỳnh người ta dùng thiết bị đặc biệt để nén nước siêu nóng (1700C) vào mỏ lưu huỳnh làm lưu huỳnh nóng chảy và đẩy lên mặt đất.
- Cũng có thể thu hồi lưu huỳnh từ 1 số hợp chất của nó
Vd đốt H2S trong điều kiện thiếu oxi
H2S + O2 → 2S + 2H2O
Hoặc dùng H2S khử SO2
2H2S + SO2 → 3S + 2H2O
→ Dùng thu hồi khí thải độc H2S, SO2
Củng cố bài (5ph)
GV phát phiếu học tập cho HS làm
1.Hoàn thành dãy biến hóa sau
H2S → S→ SO2→ H2SO4
2. So sánh tính chất hóa học của O2 và S
+ Giống: cùng có tính oxi hóa và đều thể hiện số OXH -2 trong hợp chất với nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn.
Vd: Tác dụng với KL và H2:viết PTPƯ
+ Khác: Ngoài tính oxi hóa, lưu huỳnh còn thể hiện tính khử (S+4, S+6) trong hợp chất với oxi và flo và khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh.
5. Dặn dò, giao BTVN (1ph)
Làm bài 1-5trang 132/SGK
Đọc trước bài tiếp theo
Nhận xét của GVHD:
Ngàytháng 2 năm 2011
GVHDGD GSTT
Hà Phương Anh Nguyễn Thị Thắm
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_10_bai_30_luu_huynh_nguyen_thi_tham.docx