Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học - Nguyễn Bảo Li

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

1. Kiến thức trọng tâm:

Hiểu được:

 - Mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử, giữa vị trí với tính chất cơ bản của nguyên tố.

 - Mối quan hệ giữa tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.

2. Kĩ năng:

Từ vị trí ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, suy ra:

 - Cấu hình electron nguyên tử.

 - Tính chất hoá học cơ bản của đơn chất và hợp chất nguyên tố đó.

 - So sánh tính kim loại và tính phi kim của nguyên tố đí với các nguyên tố lân cận,

3. Tư tưởng, thực tế:

 - Học sinh hiểu ý nghĩa khoa học của bảng tuần hoàn đối với hoá học và các môn khoa học khác.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Phương pháp:

 - Đàm thoại tìm tòi.

 - Hoạt động độc lập của học sinh theo cá nhân và nhóm.

Đồ dùng dạy học :

 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

 - Phiếu học tập.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học - Nguyễn Bảo Li, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC ~~ Họ và tên giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Kim Chi Họ và tên sinh viên : Nguyễn Bảo Li Lớp sư phạm hoá học khoá 31. Trường Đại học Quy Nhơn. Ngày soạn : 12/10/2011 Lớp : 10A1 BÀI DẠY : Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : 1. Kiến thức trọng tâm: Hiểu được: - Mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử, giữa vị trí với tính chất cơ bản của nguyên tố. - Mối quan hệ giữa tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận. 2. Kĩ năng: Từ vị trí ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, suy ra: - Cấu hình electron nguyên tử. - Tính chất hoá học cơ bản của đơn chất và hợp chất nguyên tố đó. - So sánh tính kim loại và tính phi kim của nguyên tố đí với các nguyên tố lân cận, 3. Tư tưởng, thực tế: - Học sinh hiểu ý nghĩa khoa học của bảng tuần hoàn đối với hoá học và các môn khoa học khác. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Phương pháp: - Đàm thoại tìm tòi. - Hoạt động độc lập của học sinh theo cá nhân và nhóm. Đồ dùng dạy học : - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học - Phiếu học tập. III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bảng tuần hoàn, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Ôn lại cách viết cấu hình electron, cấu tạo bảng tuần hoàn, các quy luật biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất trong bảng tuần hoàn. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tình hình lớp : ( 1phút ) - Giáo viên kiểm tra sĩ số, trang phục của học sinh 2. Kiểm tra bài cũ ( 10 phút) Câu hỏi: - GV kiểm tra kĩ năng giải bài tập của HS:(gọi 2 HS lên bảng cùng làm bài) + Bài tập 1:Cho các nguyên tố X, Y có số hiệu nguyên tử lần lượt là 19, 20. (không sử dụng BTH) a)Viết cấu hình nguyên tử và xác định vị trí của chúng trong BTH. b)So sánh tính kim loại của Xvà Y + Bài tập 2:Cho các nguyên tố A, B, D có số hiệu lần lượt là 8, 9, 7. a)Viết cấu hình nguyên tử và xác định vị trí của chúng trong BTH. b)Sắp xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần. Đáp án: + Bài tập 1: a) X (Z=19): [Ar]4s1 Š chu kì 4, nhóm IA Y (Z=20): [Ar]4s2 Š chu kì 4, nhóm IIA b) Tính kim loại : X >Y + Bài tập 2: a) A (Z=8):1s22s22p4 Š chu kì 2, nhóm VIA B (Z=9):1s22s22p5 Š chu kì 2, nhóm VIIA D (Z=7):1s22s22p3 Š chu kì 2, nhóm VA b) Tính phi kim tăng dần: D<A<B Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét, giáo viên rút ra kết luận và chấm điểm. 3. Giảng bài mới: * Giới thiệu bài mới( 2 phút ) Từ vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho ta các thông tin gì về nguyên tố đó và ngược lại khi biết số hiệu nguyên tử của một nguyên tố ta có thể suy ra vị trí của nó trong bảng tuần hoàn được hay không? Hôm nay chúng ta học bài : “ Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học ˝ * Tiến trình bài dạy : Thời lượng Nội dung bài học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ( 10 phút) (7phút) (8 phút) (4 phút) Bài 10: Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC I. Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó 1. Biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó. Vị trí- Cấu tạo nguyên tử: - Số thứ tự của nguyên tố- Số p, số e - Số thứ tự của chu kì→ số lớp e. - Số thứ tự của nhóm A→ số e lớp ngoài cùng. 2. Biết cấu tạo nguyên tử của một nguyên tố suy ra vị trí của nguyên tố đó trong BTH II. Quan hệ giữa vị trí và tính chất Biết vị trí của nguyên tố trong BTH có thể suy ra những tính chất hoá học cơ bản của nó. - Các nguyên tố ở nhóm IA, IIA, IIIA( trừ B) có tính kim loại. - Các nguyên tố ở nhóm VA, VIA, VIIA ( trừ Bi và Po) có tính phi kim. - Hoá trị cao nhất đối với oxi, hoá trị đối với hidro. - Viết được công thức oxit cao nhất. - Viết được công thức với hợp chất khí với hiđro. - Oxit và hidroxit có tính axit hay bazơ. III. So sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận Dựa vào quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể so sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận. Hoạt động 1: Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố - Gv yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành các bài tập sau: + Bài tập 1: Cho nguyên tố X ở chu kì 3 nhóm VIIA. Hãy xác định số thứ tự ô, số proton, số electron, số lớp electron. + Bài tập 2: Cho nguyên tố Y có số proton là 16. Hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng và vị trí của Y trong bảng tùân hoàn. - GV: Yêu cầu các nhóm rút ra mối quan hệ giữa vị trí và cấu tạo. Vị trí của một nguyên tố trong BTH Cấu tạo nguyên tử - GV: Gọi một HS nêu nhận xét về mối quan hệ giữa vị trí và cấu tạo. - GV nhận xét câu trả lời của học sinh. Hoạt động 2: Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố - Gv nêu câu hỏi: “Biết vị trí của một nguyên tố trong BTH, có thể suy ra những tính chất hoá học cơ bản nào của nó? - Giáo viên lấy ví dụ : Xét nguyên tố A có Z= 11, nêu các tính chất đặc trưng của nó. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 4 sách giáo khoa trang 51, gọi một học sinh lên bảng giải, nhận xét và cho điểm. Hoạt động 3 : So sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận - GV: “Dựa vào quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể so sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận”. - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: - Các quy luật biến đổi được sử dụng để so sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận. - Các tính chất cần so sánh. - Thứ tự trình bày khi so sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận Gv yêu cầu học sinh nhắc lại các quy luật đã học. - GV: Yên cầu HS làm bài tập: So sánh tính kim loại của Na (Z=11) với các nguyên tố Mg (Z=12), Al (Z=13), Li (Z=3), K (Z=19). Giải thích? * Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 1,2,3 sgk trang 51. - Học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành các bài tập giáo viên đã giao. + Bài tập 1: X (Z=17): [Ne]3s23p5 Số thứ tự ô: 17 Số proton: 17 Số lớp electron: 3 + Bài tập 2: Y (Z=16): [Ne]3s23p4 Số thứ tự ô: 16 Thuộc chu kì 3,nhóm VIA Số e lớp ngoài cùng: 6 - HS: Thảo luận nhóm và điền đầy đủ các nội dung vào sơ đồ Vị trí của một nguyên tố trong BTH Cấu tạo nguyên tử - Số thứ tự của nguyên tố - Số proton, số electron - Số thứ tự của chu kì - Số lớp electron - Số thứ tự của nhóm A - Số electron lớp ngoài cùng - HS: Biết vị trí của một nguyên tố trong BTH, có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó và ngược lại. HS: trả lời câu hỏi: Biết vị trí của một nguyên tố trong BTH, có thể suy ra những tính chất hoá học cơ bản của nó. +Nguyên tố là kim loại (ở nhóm IA, IIA, IIIA) hay phi kim(ở nhóm VA, VIA. VIIA)? + Hoá trị cao nhất với oxi, hoá trị với hiđro. + Công thức oxit cao nhất,công thức hợp chất khí với hiđro (nếu có) + CT hiđroxit (nếu có) và tính axit hay bazơ Ví dụ: Biết nguyên tố A có Z=11, thuộc chu kì 3, nhóm IA. Các tính chất hoá học cơ bản của A: + có 1 e ở lóp ngoài cùng Š A là kim loại mạnh. + Hoá trị cao nhất của A với oxi là I. Công thức oxit cao nhất:A2O Công thức của hidroxit tương ứng:AOH + Oxit và hidroxit của A có tính bazơ mạnh. HS: làm bài tập theo yêu cầu của GV X(Z=12): [Ne]3s2 + thuộc chu kì 3, nhóm IIA có 2 e ở lóp ngoài cùng Š A là kim loại mạnh. + Hoá trị cao nhất của A với oxi là II. Công thức oxit cao nhất:AO Công thức của hidroxit tương ứng:A(OH)2 - Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. - Tính kim loại, tính phi kim nguyên tố, tính axit và bazơ của oxit và hidroxit tương ứng. - So sánh tính chất với các nguyên tố cùng chu kì, so sánh với các nguyên tố cùng nhóm A, kết luận vê tính chất của nguyên tố so với các nguyên tố lân cận) + Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần. + Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hidroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần. - HS: Dựa vào BTH và vận dụng quy luật biến thiên tính chất các nguyên tố để so sánh Na (Z=11): [Ne]3s1 Mg (Z=12): [Ne]3s2 Al (Z=13): [Ne]3s23p1 K (Z=19): [Ar]4s1 Li (Z=3): [He]2s1 + Do Na, Mg, Al đều ở chu kì 3 Š Tính kim loại : Na>Mg>Al Do Na, K, Li đều ở nhóm IA Š Tính kim loại: Li>Na>K 4. Củng cố kiến thức: ( 2phút ) Gv nhấn mạnh ý nghĩa của bảng tuần hoàn trong nghiên cứu hoá học thông qua các mối quan hệ, các quy luật biến đổi tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Các quy luật này mang tính định hướng cho sự nghiên cứu tính chất các nguyên tố, cụ thể: - Từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn để suy ra cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố và ngược lại. - Từ cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố để dự đoán , duy luận tính chất hoá học cơ bản của chúng. - Từ các quy luật biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân để so sánh tính chất một nguyên tố với các nguyên tố lân cận hoặc dự đoán tính chất của nguyên tố khi biết tính chất của nguyên tố lân cận. Với các cơ sở đó, các nhà hoá học đã dự đoán được tính chất của các nguyên tố chưa tìm thấy trong chu kì 7. 5. Dặn dò học sinh, bài tập về nhà: (1phút ) - Học bài cũ và làm các bài tập còn lại trong sách giáo khoa. - Chuẩn bị bài mới. Ngày... tháng 10 năm 2011 Ngày 12 tháng 10 năm 2011 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên Nguyễn Thị Kim Chi Nguyễn Bảo Li

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_bai_y_nghia_cua_bang_tuan_hoan_cac_ng.doc
Giáo án liên quan