I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức: học sinh biết:
- Tại sao các nguyên tử lại liên kết với nhau tạo thành phân tử hay tinh thể?
- Ion là gì? Khi nào nguyên tử biến thành ion? Có mấy loại ion?
- Liên kết ion được hình thành như thế nào?
2. Kỹ năng
- Xác định được ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể.
- Viết được phương trình tạo ra ion từ nguyên tử và đọc tên các ion thường gặp.
- Xác định được số electron, số proton của ion và viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể.
II. Phương pháp giảng dạy
- Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề kết hợp với phương tiện trực quan.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Chuẩn bị nội dung kiến thức, phiếu học tập, máy chiếu, máy vi tính.
2. Học sinh
- Cần chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
- Ôn lại tính chất của một số nhóm A tiêu biểu.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Bài cũ (5 phút)
Cho các nguyên tử sau: , ,
- Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trên?
- Cho biết chúng là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
- Để đạt cấu hình electron bền vững giống khí hiếm thì Na, Cl nhường hay nhận electron và trở thành ion gì?
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/07/2022 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 - Chương 3: Liên kết hóa học - Bài 12: Liên kết Ion. Tinh thể Ion, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12
Tiết: 22-23
Chương 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC
§ 12: LIÊN KẾT ION – TINH THỂ ION
I. Mục tiêu bài học
Về kiến thức: học sinh biết:
Tại sao các nguyên tử lại liên kết với nhau tạo thành phân tử hay tinh thể?
Ion là gì? Khi nào nguyên tử biến thành ion? Có mấy loại ion?
Liên kết ion được hình thành như thế nào?
Kỹ năng
Xác định được ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể.
Viết được phương trình tạo ra ion từ nguyên tử và đọc tên các ion thường gặp.
Xác định được số electron, số proton của ion và viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể.
II. Phương pháp giảng dạy
Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề kết hợp với phương tiện trực quan.
III. Chuẩn bị
Giáo viên
Chuẩn bị nội dung kiến thức, phiếu học tập, máy chiếu, máy vi tính.
Học sinh
Cần chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
Ôn lại tính chất của một số nhóm A tiêu biểu.
IV. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp (1 phút)
Bài cũ (5 phút)
Cho các nguyên tử sau: , ,
- Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trên?
- Cho biết chúng là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
- Để đạt cấu hình electron bền vững giống khí hiếm thì Na, Cl nhường hay nhận electron và trở thành ion gì?
Vào bài: (2 phút) .
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 (2 phút): sự tạo thành ion.
Khi nào nguyên tử trở thành ion?
Hoạt động 2 (7 phút)
Ion dương tạo thành từ nguyên tử của nguyên tố nào?
Chiếu sơ đồ hình thành ion Na+ từ nguyên tử Na.
Yêu cầu HS xác định số p, số e của ion Na để tính điện tích còn lại của ion.
Yêu cầu HS lên bảng viết phương trình biểu diễn sự hình thành ion Na+ từ nguyên tử Na.
Hướng dẫn HS gọi tên của cation: cation + tên kim loại.
Yêu cầu HS lên bảng viết phương trình hình thành ion từ nguyên tử Mg, Al.
(phiếu học tập số 1)
Yêu cầu HS lên bảng viết phương trình tổng quát hình thành ion dương.
Hoạt động 3: (6 phút)
Ion âm tạo thành từ nguyên tử của nguyên tố nào?
Chiếu sơ đồ hình thành ion Cl- từ nguyên tử Cl.
Yêu cầu HS xác định số p, số e của ion Cl để tính điện tích còn lại của ion.
Yêu cầu HS lên bảng viết phương trình biểu diễn sự hình thành ion Cl- từ nguyên tử Cl.
Hướng dẫn HS gọi tên của anion: anion + tên gốc axit (trừ O2-).
Yêu cầu HS lên bảng viết phương trình hình thành ion từ nguyên tử P, O.
(phiếu học tập số 2)
Yêu cầu HS lên bảng viết phương trình tổng quát hình thành ion âm.
Hoạt động 4: (3 phút)
Ion đơn nguyên tử.
Ion đa nguyên tử.
(phiếu học tập số 3)
Hoạt động 5: (2 phút)
Chiếu một số hình ảnh và cho HS biết ý nghĩa của ion âm đối với sức khoẻ của con người và môi trường.
Hoạt động 6: (13 phút)
Hình thành liên kết ion)
Cho HS xem mô hình hình thành phân tử NaCl.
Yêu cầu HS cho biết liên kết ion được hình thành như thế nào?
Yêu cầu HS cho biết liên kết ion được hình thành từ những nguyên tử nào với nhau.
Yêu cầu HS lên bảng viết lại sơ đồ hình thành phân tử NaCl.
Hướng dẫn HS giải thích sự hình thành phân tử NaCl bằng PTHH.
Yêu cầu HS làm việc với phiếu học tập số 4.
Hoạt động 7: (1 phút)
Giới thiệu một số ứng dụng của hợp chất ion.
Nguyên tử nhường hay nhận electron trở thành ion.
Nguyên tử nguyên tố kim loại nhường electron ngoài cùng trở thành ion dương (cation)
Na – 1e → Na+
(11p, 11e) (11p, 10e)
(cation natri)
Mg – 2e → Mg2+
Al – 3e → Al3+
M – ne → Mn+
Nguyên tử nguyên tố phi kim nhận electron vào lớp ngoài cùng trở thành ion âm (anion).
Cl + 1e → Cl-
(17p, 17e) (17p, 18e)
P + 3e → P3-
O + 2e → O2-
X + ne → Xn-
Ion đơn nt
Ion đa nt
VD: H+, S2-
→ tạo nên từ 1 nguyên tử.
NH4+,SO42-
→ tạo nên từ 1 nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm.
Hai ion trái dấu nhau hút nhau bằng lực hút tĩnh điện.
Kim loại và phi kim.
Na+ + Cl- → NaCl
→
Na – 1e → Na+
Cl + 1e → Cl-
2e x 2
2Mg + O2 → 2MgO
I. SỰ TẠO THÀNH ION, CATION, ANION
1. Ion, cation, anion.
* Ion:
Nhường e-
Nhận e-
ion
Nguyên tử
Ion dương (Cation)
Ion âm (anion)
Nhường e-
cation
KL
VD: Na – 1e → Na+
(Cation natri)
M – ne → Mn+
(n=1,2,3)
Nhận e-
anion
PK
Cl + 1e → Cl-
(Anion clorua)
X + ne → Xn-
(n=1,2,3)
2. Ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.
SGK
- Ion đơn nguyên tử: H+, S2-
- Ion đa nguyên tử: NH4+,SO42-
II. SỰ TẠO THÀNH LIÊN KẾT ION
* Liên kết ion được hình thành: SGK
* Thường được tạo thành từ kim loại điển hình và phi kim điển hình.
VD1: Sơ đồ hình thành phân tử NaCl:
Na+ + Cl- → NaCl
Na – 1e → Na+
Cl + 1e → Cl-
PTHH
1e x 2
2Na + Cl2 → 2 NaCl
VD2: Viết PTHH biểu diễn sự hình thành phân tử MgO
2e x 2
2Mg + O2 → 2MgO
Củng cố - dặn dò (3 phút)
Giáo viên trình chiếu bài tập củng cố.
Trình chiếu một số mô hình đặc của các phân tử và yêu cầu về nhà tìm hiểu sự hình thành của chúng để chuẩn bị cho bài Liên kết cộng hoá trị.
Về nhà làm bài tập 3, 4, 5, 6 SGK.
Kí duyệt
Tổ trưởng
Ban chuyên môn
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_10_chuong_3_lien_ket_hoa_hoc_bai_12_lien.doc