Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 3, Bài 1: Thành phần nguyên tử

I . Mục tiêu bài học .

Học sinh biết :

- Thành phần cơ bản của nguyên tử gồm : Vỏ nguyên tử và hạt nhân . Vỏ nguyên tử gồm các hạt electron . Hạt nhân gồm hạt proton và nơtron.

- Biết được ai là người tìm ra thành phần cấu tạo của nguyên tử và tìm ra bằng thí nghiệm nào .

- Khối lượng , điện tích của e , p , n . Kích thước và khối lượng của nguyên tử .Sử dụng được các đơn vị đo lường như : u , đvđt , nm , Anstrong .

Vận dụng :

- Học sinh nhận xét và rút ra các kết luận từ các thí nghiệm viết trong sách giáo khoa.

- Giải được các bài tập vận dụng .

II . Phương tiện và phương pháp dạy học .

1. Phương tiện dạy học

Giáo án .

Bài giảng điện tử .

2. Phương pháp dạy học

Thuyết trình.

Đàm thoại gợi mở .

Phương pháp trực quan.

Thảo luận nhóm .

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 12/07/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tiết 3, Bài 1: Thành phần nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 : NGUYÊN TỬ Tiết : 3 BÀI 1 . THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ Lớp : Ngày tháng năm I . Mục tiêu bài học . Học sinh biết : Thành phần cơ bản của nguyên tử gồm : Vỏ nguyên tử và hạt nhân . Vỏ nguyên tử gồm các hạt electron . Hạt nhân gồm hạt proton và nơtron. Biết được ai là người tìm ra thành phần cấu tạo của nguyên tử và tìm ra bằng thí nghiệm nào . Khối lượng , điện tích của e , p , n . Kích thước và khối lượng của nguyên tử .Sử dụng được các đơn vị đo lường như : u , đvđt , nm , Anstrong . Vận dụng : Học sinh nhận xét và rút ra các kết luận từ các thí nghiệm viết trong sách giáo khoa. Giải được các bài tập vận dụng . II . Phương tiện và phương pháp dạy học . Phương tiện dạy học Giáo án . Bài giảng điện tử . Phương pháp dạy học Thuyết trình. Đàm thoại gợi mở . Phương pháp trực quan. Thảo luận nhóm . III . Tiến trình dạy học . Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số - Lớp ổn định tổ chức - Lớp trưởng báo cáo sĩ số Hoạt động 2 : Giới thiệu mục tiêu của chương . Dẫn nhập vào bài . Giáo viên giới thiệu Democritus – người đầu tiên đưa ra khái niệm nguyên tử , từ đó nêu mục tiêu bài học và dẫn nhập vào phần I . Thành phần cấu tạo của nguyên tử . HS : Quan sát và viết bài Hoạt động 3 : - GV chiếu mô phỏng thí nghiệm phát hiện ra tia âm cực của J.J. Thomson . Mô tả thí nghiệm và nêu câu hỏi : Các hiện tượng : + Tia âm cực làm quay chong chóng . + Khi không có điện trường và từ trường thì tia âm cực truyền thẳng , còn khi đặt vào đó điện trường thì tia âm cực bị lệch về phía điện cực dương chứng tỏ điều gì ? - GV nhận xét và giải thích , kết luận các hạt vật chất tạo thành tia âm cực là các electron . Kí hiệu là e. HS : Quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi . - Tia âm cực làm quay chong chóng Tia âm cực là chùm hạt vật chất có khối lượng . - Tia âm cực bị lêch về phía cực dương Tia âm cực là chùm hạt mang điện tích âm. HS viết bài . Hoạt động 4 : GV thông báo: Bằng thực nghiệm , người ta đo được : - me = 9,1094 .10-31 kg . - qe = -1,602 . 10-19 C = 1- = -e0 e0 : điện tích đơn vị. HS : Viết bài Hoạt động 5 : GV mô tả mô phỏng thí nghiệm bắn phá lá vàng mỏng bằng hạt α của Rutherford năm 1911.Yêu cầu HS nhận xét : + Hiện tượng hầu hết các tia α xuyên qua lá vàng truyền thẳng . + Hiện tượng một số ít hạt đi lệch hướng và rất ít hạt bị bật ngược trở lại . chứng tỏ điều gì ? GV nhận xét và bổ sung : - Nguyên tử có cấu tạo rỗng . - Phần mang điện tích dương chính là hạt nhân nguyên tử . - Xung quanh hạt nhân có các e tạo nên vỏ nguyên tử. HS : Quan sát mô phỏng thí nghiệm và rút ra nhận xét : - Hiện tượng hầu hết các tia α xuyên qua lá vàng truyền thẳng Nguyên tử có cấu tạo rỗng . - Hiện tượng một số ít hạt đi lệch hướng và rất ít hạt bị bật ngược trở lại Nguyên tử chứa phần mang điện dương. Hoạt động 6 : - Cho HS thảo luận nhóm và trả lời 3 câu hỏi : 1 . Năm 1918 , Rutherfofd đã phát hiện ra hạt gì ? Kí hiệu , khối lượng và điện tích của hạt đó . 2. Năm 1932 , Chat - uých đã phát hiện ra hạt gì ? Kí hiệu khối lượng và điện tích của hạt đó. 3. Từ kết quả 2 thí nghiệm của Rutherford và Chat – uých , hãy nêu thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử ? - GV nhận xét và nêu câu hỏi : Nhận xét mối quan hệ giữa số proton ,số đơn vị điện tích dương của hạt nhân và số e trong nguyên tử ? - Yêu cầu HS so sánh khối lượng của 3 hạt e , p và n và rút ra nhận xét . - HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi : 1. Năm 1918 , Rutherfofd đã phát hiện ra hạt proton . Kí hiệu : p mp = 1,6726.10-27 kg qp = 1+ = e0 . 2. Năm 1932 , Chat - uých đã phát hiện ra hạt nơtron . Kí hiệu : n mn = 1,6748.10-27 kg qp = 0. 3. Hạt nhân nguyên tử gồm : proton và nơtron . - HS trả lời : Vì trong nguyên tử nơtron không mang điện và nguyên tử trung hòa về điện nên : Số p = số đơn vị điện tích dương của hạt nhân = số e . - mp ≈ mn >>> me ( 1840 lần). Vậy khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân . Hoạt động 7 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đơn vị kích thước của nguyên tử. 1. Đơn vị kích thước của nguyên tử nanomet . Kí hiệu : nm. 2. . 1nm = 10-9 m; 1= 10-10m; 1 nm = 10 Hạt cơ bản Đường kính Nguyên tử 10-10m = 10-1 nm Hạt nhân 10-5 nm Proton 10-8 nm Nơtron 10-8 nm - Yêu cầu HS so sánh đường kính của hạt nhân , proton và electron với đường kính của nguyên tử . - GV nhận xét và củng cố lại . HS nghe giảng và viết bài 1. Đơn vị kích thước của nguyên tử nanomet . Kí hiệu : nm. 2. 1nm = 10-9 m; 1= 10-10m; 1 nm = 10 Hạt cơ bản Đường kính Nguyên tử 10-10m = 10-1 nm Hạt nhân 10-5 nm Proton 10-8 nm Nơtron 10-8 nm Hoạt động 8 : - GV thông báo cho HS biết đơn vị khối lượng của nguyên tử là u ( đvC). khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon -12 . - GV yêu cầu HS đổi khối lượng các hạt e , p và n từ gam sang u . HS viết bài và trả lời câu hỏi . - me ≈ 0,00055u . - mp ≈ 1u . - mn ≈ 1u . Hoạt động 9 : - GV củng cố bài và cho HS làm bài tập . - Yêu cầu HS về nhà làm học bài , làm bài tập SGK và đọc trước bài mới . HS làm bài tập : Bài 1: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là : A. proton và electron B. nơtron và electron C. nơtron và proton D. nơtron , proton , và electron Hãy chọn đáp án đúng Bài 2 : Cho khối lượng mol nguyên tử của hidro là 1,008 g . Biết1 mol hidro có 6,023.1023 nguyên tử hidro . Hãy tính khối lượng của một nguyên tử hidro và so sánh với số liệuthông báo trong SGK trang 8.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_tiet_3_bai_1_thanh_phan_nguyen_tu.doc
Giáo án liên quan