Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tuần 12 - Lê Hồng Phước

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 * HS biết:

- Định nghĩa liên kết ion.

- Khái niệm tinh thể ion, tính chất chung của hợp chất ion.

* HS hiểu :

 Viết sơ đồ hình thành liên kết ion của một số hợp chất.

* HS vận dụng:

Viết được phương trình hình thành liên kết ion của một số hợp chất.

2. Kĩ năng:

 - Viết được cấu hình electron của các ion đơn nguên tử cụ thể.

 - Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể.

3. Thái độ:

Có thái độ học tập nghiêm túc và hăng hái đóng gốp xây dựng bài.

 4. Phương pháp: Đặt vấn đề, vấn đáp,thuyết trình,

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Tranh ảnh về mô hình liên kết ion.

2. Chuẩn bị của học sinh:

Xem lại tính chất chung nguyên tố nhóm IA, VIIA điển hình và một số nguyên tố nhóm A khác.

 

doc9 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tuần 12 - Lê Hồng Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12 Ngày soạn: 01/11/2012 Tiết : 23 Ngày dạy: 05/11/2012 Chương 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC BÀI 12: LIÊN KẾT ION – TINH THỂ ION (tt) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: * HS biết: - Định nghĩa liên kết ion. - Khái niệm tinh thể ion, tính chất chung của hợp chất ion. * HS hiểu : Viết sơ đồ hình thành liên kết ion của một số hợp chất. * HS vận dụng: Viết được phương trình hình thành liên kết ion của một số hợp chất. Kĩ năng: - Viết được cấu hình electron của các ion đơn nguên tử cụ thể. - Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể. 3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc và hăng hái đóng gốp xây dựng bài. 4. Phương pháp: Đặt vấn đề, vấn đáp,thuyết trình, II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh về mô hình liên kết ion. 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lại tính chất chung nguyên tố nhóm IA, VIIA điển hình và một số nguyên tố nhóm A khác. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định tình hình lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Sự tạo thành liên kết ion. - GV: Giới thiệu quá trình tạo thành liên kết ion của phân tử muối ăn NaCl. - GV: Cho biết các ion Na+ và Cl- tương tác với nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo thành hợp chất ion. - GV: Vậy liên kết ion là gì? - GV: Bản chất của liên kết ion là gì? - GV: Cho hai hs lên bảng trình bày hình thành liên kết. - GV: Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - HS: Quan sát, lăng nghe và ghi chép. - HS: Lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên - HS: Trả lời. - HS: Sự chuyển e từ kim loại sang nguyên tố phi kim. - HS: Biểu diễn liên kết các chất theo yêu cầu của giáo viên. - HS: Lắng nghe và tự học ở nhà. I- SỰ TẠO THÀNH ION, CATION, ANION. II. SỰ TẠO THÀNH LIÊN KẾT ION. Ví dụ 1: Xét phân tử NaCl - Nguyên tử Na nhường 1e cho nguyên tử Cl để biến thành ion dương Na+. Na " Na+ +1e - Mỗi nguyên tử Cl nhận 1e để biến thành ion âm Cl-. Cl + 1e " Cl- (Na + Cl " Na+ + Cl-) =>Na+ + Cl- " NaCl Phản ứng hóa học 2 x1e 2Na + Cl2 2 NaCl Khái niệm: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu. Ví dụ 2: Biểu diễn hình thành liên kết ion trong phân tử MgO, CaCl2. * MgO - Mg nhường 2e trở thành Mg2+: Mg " Mg2+ +2e - Oxi nhận 2e trở thành O2-: O + 2e " O2- => Mg2+ + O2- " MgO * CaCl2 - Nguyên tử Ca nhường 2e cho 2 nguyên tử Cl để biến thành ion dương Ca2+. Ca " Ca2+ +2e - Mỗi nguyên tử Cl nhận 1e để biến thành ion âm Cl-. Cl + 1e " Cl- => Ca2+ + 2Cl- " CaCl2 III. Tinh thể ion.(Giảm tải) 1. Tinh thể NaCl 2. Tính chất chung của hợp chất ion. IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỤ HỌC Ở NHÀ. - Nắm vững quá trình tạo thành ion , tạo thành liên kết ion. Hợp chất ion có tính chất chung nào. Liên kết ion được hình thành bởi 1 kim loại điển hình và 1 phi kim điển hình - Học bài và làm các bài tập sgk. Đọc trước bài mới “Liên kết cọng hóa trị”.- Giải các bài tập còn lại, chuẩn bị cho kiểm tra tới. RÚT KINH NGHIỆM .. Tuần 12 Ngày soạn: 30/10/2012 Tiết 24 Ngày dạy: 07/11/2012 BÀI 13: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: * HS biết: - Định nghĩa liên kết cộng hoá trị, liên kết cộng hoá trị không cực (H2, O2), liên kết cộng hoá trị có cực hay phân cực (HCl, CO2). - Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hoá học giữa 2 nguyên tố đó trong hợp chất. - Tính chất chung của các chất có liên kết cộng hoá trị. * HS hiểu : Quá trình hình thành liên kết cộng hóa trị. * HS vận dụng: Viết được sự hình thành liên kết cộng hóa trị. Kĩ năng: - Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử cụ thể. - Dự đoán được kiểu liên kết hoá học có thể có trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi biết hiệu độ âm điện của chúng. 3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc và hăng hái đóng gốp xây dựng bài. 4. Phương pháp: Đặt vấn đề, vấn đáp,thuyết trình, II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh photo về mô hình liên kết cộng hóa trị của các hợp chất. 2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ, xem bài mới. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định tình hình lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi 1: Liên kết ion là gì? Giải thích liên kết ion hình thành trong hợp chất Na2S? 3. Tiến trình dạy học: Giới thiệu bài: GV: Chúng ta đã biết một loại liên kết hóa học được hình thành bằng lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu, hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu loại liên kết được hình thành do sự góp chung electron để dùng chung. Đó là liên kết cộng hóa trị. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Sự hình thành phân tử H2. -GV: Yêu cầu học sinh viết cấu hình e của nguyên tử Hiđro. - GV: Muốn đạt cấu hình e bền của He gần nhất thì mỗi nguyên tử H cần bao nhiêu e nữa? - GV: Lấy ví dụ mối quan hệ thực tế bên ngoài cho học sinh dễ hiểu hơn, từ đó liên hệ vào bài học . -GV: Bổ sung quy ước: H:H Mỗi chấm bên kí hiệu nguyên tố biểu diễn 1e ở lớp ngoài cùng. H:H Được gọi là công thức electron. H – H gọi là công thức cấu tạo. Giữa hai nguyên tử H có 1 cặp e liên kết biểu thị bằng (-), đó là liên kết đơn . - HS: Viết cấu hình hiđro. - HS: Lắng nghe và ghi chép. I. SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ 1. Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử giống nhau. Sự hình thành đơn chất. a) Sự hình thành phân tử H2. H . + .H → H : H H : H -Công thức electron. H - H -Công thức cấu tạo. Mỗi nguyên tử H góp 1e tạo thành một cặp e chung , biểu diễn bằng một gạch nối giữa hai nguyên tử Hiđro, đó là liên kết đơn. Hoạt động 2: Sự hình thành phân tử N2. -GV: Yêu cầu học sinh viết cấu hình e của mội nguyên tử Nitơ và nhận xét cấu hình e đó. - GV: Muốn đạt cấu hình e bền của khí hiếm gần nhất(Ne), mỗi nguyên tử Nitơ phải góp e chung như thế nào? Yêu cầu học sinh viết công thức cấu tạo và công thức e. - Câu hỏi thảo luận: + Liên kết đôi, liên kết ba được hình thành bởi mấy cặp e dùng chung? + Trong đơn chất giữa hai nguyên tử cặp electron chung bị lệch về phiá nào + Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử O2. - GV: Liên kết cộng hóa trị hình thành trong phân tử H2, N2 tạo nên tử hai nguyên tử của cùng một nguyên tố (độ âm điện như nhau). Do đó liên kết trong phân tử đó không bị phân cực. - HS: Viết cấu hình e. -Học sinh viết cộng thức electron và công thức cấu tạo. -Thảo luận nhóm và lần lượt trả lời. . . b) Sự hình thành phân tử N2 . . :N: + :N: → :N: :N: -Công thức electron.:N: N: . -Công thức cấu tạo: N≡N Mỗi nguyên tử Nitơ thiếu 3e so với cấu hình electron của khí hiếm, nên mỗi nguyên tử N đưa ra 3 e để dùng chung hình thành 3 cặp e dùng chung, tạo thành 3 liên kết cộng hóa trị. Gọi là liên kết ba. Hoạt động 3: Khái niệm liên kết cộng hóa trị. - GV: Liên kết cộng hóa trị là gì? -Liên kết cộng hóa trị không cực là gì? Khái Niệm Về Liên Kết Cộng Hóa Trị: Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung. - Liên kết cộng hóa trị trong đó cặp e dùng chung không bị lệch về phía nguyên tử nào gọi là liên kết cộng hóa trị không cực. Hoạt động 4: Sự hình thành phân tử HCl. - GV: Yêu cầu học sinh viết cấu hình electon, viết công thức electron và công thức cấu tạo phân tử HCl. - GV: Cặp e dùng chung bị lệch về phía nguyên tử nào? Liên kết trong phân tử HCl là liên kết gì? - GV: Liên kết cộng hóa trị có cực là gì? - HS: Viết cấu hình e, công thức electron, công thức cấu tạo. - HS: Trả lời các câu hỏi. - HS: Nêu khái niệm liên kết cộng hóa trị có cực. 2. Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử khác nhau. Sự hình thành hợp chất. .. .. .. .. a) Sự hình thành phân tử hiđro clorua(HCl). H . + .Cl: → H :Cl: .. - Công thức electron. .. H :Cl: - Công thức cấu tạo: H-Cl * Liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron dùng chung bị lệch về phía một nguyên tử được gọi là liên kết cộng hóa trị có cực. Hoạt động 5: Sự hình thành phân tử CO2. - GV: Yêu cầu học sinh viết sự hình thành liên kết CHT của phân tử CO2. Viết công thức e, công thức cấu tạo. - HS: Biểu diễn sự hình thành liên kết trong phân tử CO2 b) Sự hình thành phân tử Cacbonic(CO2). . . . . . . 2:O: + C → O:: C ::O .. .. -Công thức electron: :O:: C ::O: -Công thức cấu tạo O = C = O Hoạt động 6: Tính chất các chất có liên kết cọng hóa trị. - GV: Yêu cầu học sinh cho ví dụ các hợp chất cộng hóa trị tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí - GV: Giới thiệu các chất có cực tan nhiều trong dung môi có cực như nước. Các chất không cực nói chung không dẫn điện ở mọi trạng thái . - HS: Cho ví dụ. - HS: Lắng nghe và ghi chép. 3-Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị. - Có thể là chất lỏng : nứơc, rượu - Có thể là chất khí: CO2, H2 - Có thể là chất rắn: đường *Các chất có cực tan nhiều trong dung môi có cực như nước. *Các chất không cực nói chung không dẫn điện ở mọi trạng thái IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ. - Phân biệt liên kết cộng hóa trị không cực, có cực và liên kết ion. - Về nhà làm bài tập: 5, 6, 7 SGK. - Xem trước phần độ âm điện và liên kết hoá học. Rút kinh nghiệm Tuần: 12 Ngày soạn:01/11/2012 Tiết: 12 (TC) Ngày dạy: 08/11/2012 BÀI TẬP LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng có lại kiến thức đã học về liên kết cộng hóa trị, liên kết ion. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải bài tập, biểu diễn sự hình thành liên kết cộng hóa trị của các hợp chất. 3. Thái độ: Nghiêm túc và tự giác. 4. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, giải bài tập theo nhóm, II. CHUẨN BỊ - GV: Phiếu bài tập. - HS: Học bài cũ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: - Khái niệm liên kết cộng hóa trị? Liên kết cộng hóa trị có cực và không cực khác nhau ở điểm nào? - Hãy biểu diễn sự hình thành liên kết cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau: Cl2, H2O. 3. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Lý thuyết - GV: Yêu cầu hs nhắc lại các khái niệm về liên kết CHT. Hoạt động 2: Bài tập - GV: Chép đề lên bảng Bài 1: Trong các chất sau: HBr, O2, H2S, NaCl, CH4, MgO. Chất nào được hình thành bằng liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, biểu diễn hình thành các hợp chất trên. - GV: Hướng dẫn, cho học sinh giải theo nhóm và các nhóm lên trình bày. Gv nhận xét. - HS: Trả lời câu hỏi của gv. - HS: Thảo luận và giải theo nhóm để trả lời. I. Lý thuyết: 1. Khái niệm liên kết cộng hóa trị. 2. khái niêm liên kết cộng hóa trị có cực, không cực. II. Bài tập: Bài 1: Trong các chất sau: HBr, O2, H2S, NaCl, CH4, MgO. Chất nào được hình thành bằng liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, biểu diễn hình thành các hợp chất trên. Giải: * Chất liên kết ion là: NaCl, MgO + NaCl: Na → Na+ + 1e Cl + 1e → Cl- Na+ + Cl- → NaCl + MgO: Mg → Mg2+ + 2e O + 2e → O2- Mg2+ + O2- → MgO * Chất liên kết cộng hóa trị là: HBr, O2, H2S, CH4. + HBr H + Br → H Br => H – Br + O2 O + O → O O => O = O + H2S S H + S + H → H H => S H H + CH4 H + H H + C + H → H C H + H H => H H – C – H H Bài 2: Viết công thức e và công thức cấu tạo của các hợp chất sau: HI, SO2, C2H4, C2H6, NH3, C2H2. - GV: Yêu cầu 3 hs lên viết. - HS: Viết công thức e và CTCT các hợp chất. Bài 2: Viết công thức e và công thức cấu tạo của các hợp chất sau: HI, SO2, C2H4, C2H6, NH3, C2H2. Giải: * HI + CT e: H I + CTCT: H – I * SO2: S + CT e: O O + CTCT: S O O * C2H4 H H + CT e: C C H H H H + CTCT: C – C H H * C2H6 H H + CT e: H C C H H H H H + CTCT: H – C – C – H H H * NH3 + CT e: H N H H + CTCT: H – N – H H Bài 3: Tổng số hạt trong ion R+ là 57, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Xác định nguyên tố R. Viết cấu hình e của R,R+. Loại liên kết của R với clo là liên kết gì? Viết vông thức hợp chất với clo. - GV: Hướng dẫn và yêu cầu một nhóm lên bảng trình bày. - GV: Nhận xét. - HS: Lên bảng trình bày. - HS: Lắng nghe nhận xét và kết luận của gv. Bài 3: Tổng số hạt trong ion R+ là 57, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Xác định nguyên tố R. Viết cấu hình e của R,R+. Loại liên kết của R với clo là liên kết gì? Viết vông thức hợp chất với clo. Giải: a. Theo giả thiết ta có: p + n +e -1 = 57 Mà: Z=P=e 2p + e = 58 (1) Mặt khác: p + e -1 = n + 18 2p – n = 19 (2) Từ (1), (2) ta được: p = 19, n = 20. => R là Kali (K). b. Cấu hình e R: 1s22s22p63s23p64s1 Cấu hình e R+: 1s22s22p63s23p6 c. Liên kết R với clo là liên kết ion. (KCl) IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ - Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau? Sự khác nhau giữa liên kết ion và liên kết cộng hóa trị? - Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại trong SGK và chuẩn bị phần còn lại của bài. * RÚT KINH NGHIỆM .. .. .. ..

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_tuan_12_le_hong_phuoc.doc