I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng có lại kiến thức đã học về hóa trị và số oxi hóa.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xác định số oxi hóa và điện hóa trị, cộng hóa trị.
3. Thái độ: Xác định đúng tầm quan trọng của số oxi hóa.
4. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, giải bài tập theo nhóm,
II. CHUẨN BỊ
- GV: Các bài tập liên quan.
- HS: Học bài cũ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
- Phát biểu các qui tắc xác định số oxi hóa? Xác định số oxi hóa của các chất sau: CaCl2, K2Cr2O7, H2O.
3. Tiến trình dạy học:
10 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tuần 15 - Lê Hồng Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 15 Ngày soạn: 20/11/2011
Tiết : 29 Ngày dạy: 26/11/2011
BÀI 16: LUYỆN TẬP: HOÁ TRỊ - SỐ OXI HOÁ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng có lại kiến thức đã học về hóa trị và số oxi hóa.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xác định số oxi hóa và điện hóa trị, cộng hóa trị.
3. Thái độ: Xác định đúng tầm quan trọng của số oxi hóa.
4. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, giải bài tập theo nhóm,
II. CHUẨN BỊ
- GV: Các bài tập liên quan.
- HS: Học bài cũ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
- Phát biểu các qui tắc xác định số oxi hóa? Xác định số oxi hóa của các chất sau: CaCl2, K2Cr2O7, H2O.
3. Tiến trình dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động: 1
GV: Yêu cầu học sinh phân biệt:
Điện hoá trị.
Cộng hoá trị.
Số oxi hoá.
* Lưu ý: ĐHT: Số trước dấu sau
Số oxi hoá ghi dấu trước số.
Cộng hoá trị không dùng dấu.
Hoạt động: 2
GV: Yêu cầu học sinh nêu
Các qui tắc xác định số oxi hoá?
Hoạt động 3: Bài Tập
GV: Chép đề lên bảng yêu cầu học sinh chép bài vào vở.
Bài 1: Xác định số oxi hoá của lưu huỳnh, Cl, Mn, N trong các chất và ion sau:
a) S, H2SO3, H2SO4, SO3.
b) HCl, HClO, NaClO3, HClO4.
c) Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4.
d) MnO4-, SO42-, NH4+, ClO4-.
GV: Hướng dẫn học sinh làm và goi 4 em lên bảng trình bày.
GV: Nhận xét cho điểm
Hoạt động 4.
GV: Chép đề lên bảng yêu cầu học sinh chép bài vào vở.
Bài 2. Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau: CO2, NH3, NO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+.
GV: Hướng dẫn học sinh làm và goi 3 em lên bảng trình bày.
GV: Nhận xét cho điểm
Hoạt động: 4
GV: Chép đề lên bảng yêu cầu học sinh chép bài vào vở.
Bài 3: . Xác định số oxi hóa của các nguyên tố được gạch chân trong các trường hợp sau:
H2, HNO3, NH3, MnCl2, HClO, H2SO4
GV: Hướng dẫn học sinh làm và goi 3 em lên bảng trình bày.
GV: Nhận xét cho điểm
Hoạt động 5:
GV: Chép đề lên bảng yêu cầu học sinh chép bài vào vở.
Bài 4: Xác định điện hoá trị của các nguyên tố trong các hợp chất Al2O3, KF, CaCl2, H2S, CH4.
GV: Hướng dẫn học sinh làm và goi 3 em lên bảng trình bày.
GV: Nhận xét cho điểm
HS: Trả lời
HS: Nêu các quy tắc
HS: Chép bài vào vở
HS: Lên bảng trình bày
HS: Chép bài vào vở
HS: Lên bảng trình bày
HS: Chép bài vào vở
HS: Lên bảng trình bày
HS: Chép bài vào vở
HS: Lên bảng trình bày
I. Lí thuyết cần nắm:
1. Hoá trị:
- Xác định hoá trị trong hợp chất ion.
Vd: CaF2: Điện hoá trị: Ca (2+) và F (1-).
Qui ước: ĐHT: Số trước dấu sau.
Hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị.
VD: CH4: CHT của C = 4 và H = 1.
2. Số oxi hoá:
Qui ước: số oxi hóa ghi dấu trước số.
Các qui tắc:
Số oxi hoá trong đơn chất bằng 0.
Tổng số số oxi hoá trong hợp chất bằng 0.
Số oxi hoá của các ion bằng điện tích của ion đó.
Trong hợp chất: Số H: 1+; O: -2( trừ NaH, CaH2, H2O2, OF2)
II. Bài tập:
Bài 1: Xác định số oxi hoá của lưu huỳnh, Cl, Mn, N trong các chất và ion sau:
a) S, H2SO3, H2SO4, SO3.
b) HCl, HClO, NaClO3, HClO4.
c) Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4.
d) MnO4-, SO42-, NH4+, ClO4-.
Giải
a) 0, +4, +6, +6
b) -1, +1, +3, +7
c) 0, +2, +4, +7
d) +7, +6, -3, +7
Bài 2. Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau: CO2, NH3, NO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+.
Giải:
CO2: Số oxh C là +4, O là -2
NH3: Số oxh N là -3, H là +1
NO2: Số oxh N là +4, O là -2
Na+: Số oxh C là +1
Ca2+: Số oxh C là +2
Fe2+: Số oxh C là +2
Al3+: Số oxh C là +3
Bài 3: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố được gạch chân trong các trường hợp sau:
H2, HNO3, NH3, MnCl2, HClO, H2SO4
Giải:
H2: H có số oxi hóa bằng 0
HNO3: N có số oxi hóa bằng +5
NH3: N có số oxi hóa bằng -3
MnCl2: Mn có số oxi hóa bằng+2
HClO: Cl có số oxi hóa bằng +1
H2SO4: S có số oxi hóa bằng +6
Bài 4: Xác định điện hoá trị của các nguyên tố trong các hợp chất Al2O3, KF, CaCl2, H2S, CH4, N2.
Giải:
- CaCl2: Ca có điện hóa trị là 2+, Cl có điện hóa trị là 1-.
- Al2O3: Al có điện hóa trị là 3+, O có điện hóa trị là 2-
- KF: K có điện hóa trị là 1+, F có điện hóa trị là 1-.
- H2S: H có điện hóa trị là 1+, có điện hóa trị là 2-.
- CH4: C có điện hóa trị là 4-, H có điện hóa trị là 1+.
IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
Ôn lại các dạng bài tập đã giải.
Xem và chuẩn bị trước bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM
..
Tuần : 15 Ngày soạn: 20/11/2011
Tiết : 30 Ngày dạy: 27/11/2011
CHƯƠNG IV: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
BÀI 17: PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
* HS biết:
Khái niệm về phản ứng oxi hóa khử, chất oxi hóa, chất khử sự oxi hóa và sự khử.
* HS hiểu :
- Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố.
- Chất oxi hoá là chất nhận electron, chất khử là chất nhường electron. Sự oxi hoá là sự nhường electron, sự khử là sự nhận electron.
* HS vận dụng:
Xác định chất oxi hóa, chất khử, viết các quá trình oxi hóa và quá trình khử.
Kĩ năng:
Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử, sự oxi hoá và sự khử trong phản ứng oxi hoá - khử cụ thể.
3. Thái độ:
- Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nắm vững kiến thức về phản ứng oxi hoá - khử đối với sản xuất hoá học và bảo vệ môi trường.
- Có thái độ học tập tích cực và yêu thích bộ môn hoá học.
4. Phương pháp: Đặt vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm,
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Một số phản ứng oxiahóa-khử chuẩn bị sẵn trên giấy A0, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Xem lại phần phản ứng Oxihóa-khử đã học ở cấp 2.
- Khái niệm số oxi hoá và quy tắc xác định số oxi hoá.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY
1. Ổn định tình hình lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
PHÁT ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Tiến trình dạy học:
Giới thiệu bài mới:
GV: Trong một phản ứng hóa học có chất này nhường electron cho chất kia nhận, phản ứng đó gọi là phản ứng Oxihóa-khử. Hôm nay chúng ta nghiên cứu kĩ về phản ứng oxihóa-khử.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV: Yêu cầu học sinh thảo luận và nhắc lại các định nghĩa về chất khử, chất oxihóa đã học ở lớp 8?
- GV:Giáo viên nhắc lại quá trình nhường, nhận electron tạo ion âm là phần tử mang điện.
- HS: Nhắc lại kiến thức cũ.
I. ĐỊNH NGHĨA
Hoạt động 2: Xét các ví dụ.
- GV: Lấy ví dụ phản ứng giữa kim loại Mg và khí Oxi. Yêu cầu học sinh viết phản ứng. Xác định số Oxi hóa tất cả các nguyên tố trong các phân tử chất tham gia và chất tạo thành.
- GV: Hãy nhận xét sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố Magiê và Oxi trước và sau phản ứng ?
-Hướng dẫn học sinh trả lời: Sự oxi hóa là sự nhường electron.
- HS: Viết phương trình và xác định số oxi hóa của các chất
- HS: Nhận xét sư thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
Thí dụ 1:
0 0 +2 -2
Mg + O2 MgO
0 +2
Ta thấy: Mg Mg + 2e
Mg nhường electron, ta nói Mg là chất khử, quá trình nhường e là quá trình oxi hóa.
Hoạt động 3: Các định nghĩa.
- GV: Lấy ví dụ phản ứng giữa oxit kim loại CuO và khí Hiđro. Yêu cầu học sinh viết phản ứng. Xác định số Oxihóa tất cả các nguyên tố trong các phân tử chất tham gia và chất tạo thành và nhận xét sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố Cu trong CuO và Oxi trước và sau phản ứng?
- GV: Hướng dẫn học sinh trả lời: Sự khử là sự nhận Electron.
-Vậy, hãy nêu các khái niệm mới về chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxihóa?
- HS: Viết phương trình và xác định số oxi hóa của các chất, Nhận xét sư thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
- HS: Trả lời các câu hỏi của gv.
- HS: Nêu các khái niệm.
Thí dụ 2:
+2 -2 0 0 +2 -2
CuO + H2 Cu + H2O
Cu nhận e:
+2 0
Cu + 2e Cu +2
Qúa trình nhận e của Cu là quá trình khử (hay sự khử)
-Chất khử ( chất bị oxi hoá ) là chất nhường electron
- Chất oxi hoá ( chất bị khử) là chất nhận electron
- Sự khử (quá trình khử) là quá trình nhận electron
- Sự oxi hoá (quá trình oxi hoá) là quá trình nhường electron.
Hoạt động 4: Thí dụ các phản ứng oxi hóa khử
- GV: Lấy ví dụ phản ứng không có oxi:
2Na + Cl2 ® 2NaCl
H2 + Cl2 ® 2HCl
- GV: Phản ứng trên có sự thay đổi số oxi hóa thế nào? Vậy, phản ứng oxi hoá – khử có còn phải nhất thiết phải có mặt oxi hay không?
- GV: Định nghĩa phản ứng oxi hoá – khử?
Lưu ý: Sự nhường electron chỉ có thể xảy ra khi có sự nhận electron. Vì vậy, sự oxi hoá và sự khử bao giờ cũng xảy ra đồng thời trong một phản ứng oxi hoá – khử
Và trong phản ứng oxi hoá – khử bao giờ cũng có chất oxi hoá và chất khử tham gia.
- GV: Yêu cầu học sinh tử giải và trình bày.
- HS: Quan sát, lắng nghe và ghi chép và nhận xét qua từng ví dụ.
- HS: Thảo luận và trả lời các câu hỏi của giáo viên và nhận xét qua từng ví dụ.
- HS: Nêu khái niệm phản ứng oxi hóa khử.
- HS: Lắng nghe và ghi chép.
- HS: Tự giải bài tập áp dụng.
Thí dụ 3:
0 0 +1 -1
Na + Cl2 2NaCl
Ta có :
Na Na+ + 1e(Sự oxi hóa Na)
Cl + 1eCl-(Sự khử Cl)
*Nhận xét:
Có sự thay đổi số oxi hóa các nguyên tố Có sự nhường, nhận electron.
Thí dụ 4:
0 0 +1 -1
H2 + Cl2 2HCl
* Nhận xét:
Có sự thay đổi số oxi hóa các nguyên tố
Thí dụ 5:
-3 +5 +1 -2
NH4NO3 N2O + H2O
Ta thấy: Nguyên tử N-3 nhường electron : N-3 -3e N+1
Nguyên tử N+5 nhận electron
N+5 + 4e N+1
* Nhận xét:
Sự thay đổi số oxi hóa của một nguyên tố.
Định nghĩa phản ứng oxi hoá – khử:
Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng hoá học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất trong phản ứng hay phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố.
* Bài tập áp dụng:
Xác định chất khử, chất oxi hóa của các chất trong các phản ứng và viết quá trình oxi hóa và quá trình khử:
a. Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + NO2 + H2O
b. 2P + 5O2 2P2O5
c. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
- Nắm vững các định nghĩa Chất khử, chất xihóa, Sự khử, Sự xihóa, Phản ứng xihóa – khử.
Cho phản ứng: NH3 + O2 NO + H2O . Có phải là phản ứng oxi hóa-khử không? Nếu là phản ứng oxihóa-khử thì hãy xác định chất khử, chất oxihóa?
- Làm các bài tập 1,2,3 và 4 trang 82, 83sgk. Xem nội dung “Lập phương trình hóa học cho phản ứng oxi hóa khử”.
RÚT KINH NGHIỆM
..
Tuần: 15 Ngày soạn:21/11/2011
Tiết: 15 (TC) Ngày dạy: 29/11/2011
BÀI TẬP CÂN BẰNG PHẢN ỨNG OXI HÓÁ – KHỬ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã học về số oxi hóa và phản ứng oxi hóa khử.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xác định số oxi hóa, xác định chất oxi hóa và chất khử, viết các quá trình oxi hóa và quá trình khử.
3. Thái độ: Xác định đúng tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa khử.
4. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, giải bài tập theo nhóm,
II. CHUẨN BỊ
- GV: Các bài tập liên quan.
- HS: Học bài cũ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
- Hãy cho biết thế nào là chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa và quá trình khử?
- Nêu khái niệm phản ứng oxi hóa khử? Xác định chất oxi hóa, chất khử của phản ứng oxi hóa – khử sau:
3. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Lý thuyết
- GV: Yêu cầu hs nhắc lại các khái niệm đã học.
Hoạt động 2: Bài tập 1
- GV: Hướng dẫn, cho học sinh giải theo nhóm và các nhóm lên trình bày. Gv nhận xét.
Hoạt động 3: Bài tập 2
- GV: Hướng dẫn và làm mẫu, cho học sinh giải theo nhóm và các nhóm lên trình bày.
- HS: Trả lời câu hỏi của gv và hs khác nhận xét.
- HS: Thảo luận và giải theo nhóm để trả lời.
- HS: Xác định và trả lời.
I. Lí thuyết:
1. Hãy nêu các qui tắc xác định số oxi hoá.
2. Chất khử, chất oxi hóa là gì? Qúa trình oxi hóa, quá trình khử? Khái niệm phản ứng oxi hóa khử.
3. Khử: Cho số oxi hoá tăng.
Oxi hoá: Nhận số oxi hoá giảm.
II. Bài tập:
Bài 1: Hoàn thành các bán phản ứng:
a. K+ K
b. Fe Fe2+.
c. Fe2+ Fe3+.
d. Cl- Cl+.
e. S+6 S-2.
f. N-3 N+2.
Giải:
a. K+ + 1e K
b. Fe Fe2+ + 2e
c. Fe2+ Fe3+ + 1e
d. Cl- Cl+ + 2e
e. S+6 + 8eS-2
f. N-3 N+2 + 5e
Bài 2: Xác định chất oxi hóa, chất khử của các phản ứng sau:
a. 3Mg+8HNO3®3Mg(NO3)2+2NO + 4H2O.
b. 2Fe + 6H2SO4 ® Fe2(SO4)3+3SO2 +6H2O.
c. 4NH3 + 5O2 ® 4NO + 6H2O.
d. 2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2 .
Giải:
a. Chất khử: Mg
Chất oxi hóa: HNO3
b. Chất khử: Fe
Chất oxi hóa: H2SO4
c. Chất khử: NH3
Chất oxi hóa: O2
d. Chất khử: Na
Chất oxi hóa: H2O.
Hoạt động 4: Bài tập 3
- GV: Hướng dẫn và làm mẫu, cho học sinh giải theo nhóm và mời 3 nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, gv đánh giá và kết luận.
- HS: Thảo luận và giải theo nhóm để trả lời.
- HS: Trình bày và ghi chép.
Bài 3: Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử.
a. H2S + O2 SO2 + H2O.
b. KClO3 KCl + O2.
c. MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O
d. Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + NO2 +H2O
Giải:
a. Qúa trình oxi hóa:
-2 +4
S ® S + 6e
Qúa trình khử:
0 -2
O2 + 4e ® O
b. Qúa trình khử:
+5 -1
Cl + 6e ® Cl
Qúa trình oxi hóa:
-2 0
2O ® O2 + 4e
c. Qúa trình khử:
+4 +2
Mn + 2e ® Mn
Qúa trình oxi hóa:
-1 0
2Cl ® Cl2 + 2e
d. Qúa trình khử:
+1 0
2H + 2e ® H2
Qúa trình oxi hóa:
0 +1
Na ® Na + 1e
IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
- Nhắc lại các khái niệm đã học.
- Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại trong SGK, xem phần còn lại.
RÚT KINH NGHIỆM
..
..
..
..
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_10_tuan_15_le_hong_phuoc.doc