Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tuần 17 - Lê Hồng Phước

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 * HS biết:

Sự khử, sự oxihóa, chất khử, chất oxihóa và phản ứng oxihóa-khử trên cơ sở kiến thức về cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn, liên kết hóa học và số oxihóa.

* HS hiểu :

Nhận biết phản ứng oxihóa-khử, cân bằng phản ứng oxihóa-khử.

* HS vận dụng:

Vận dụng giải một số bài tập liên quan.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng cân bằng phản ứng.

3. Thái độ: Giáo dục thái độ nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu.

4. Phương pháp: Đặt vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, giải bài tập theo nhóm,

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Một số câu hỏi và bài tập.

2. Chuẩn bị của học sinh:

Xem lại bài cũ

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY

1. Ổn định tình hình lớp, kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi:

- Phản ứng oxihóa-khử là gì? Nêu các bước cân bằng phản ứng oxihóa-khử?

- Cân bằng phản ứng oxi hóa khử sau: Fe + HNO3 → Fe( NO3)3 + NO + H2O

 

doc10 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 - Tuần 17 - Lê Hồng Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 17 Ngày soạn: 02/12/2012 Tiết : 33 Ngày dạy: 10/12/2012 BÀI 19: Luyện tập : PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: * HS biết: Sự khử, sự oxihóa, chất khử, chất oxihóa và phản ứng oxihóa-khử trên cơ sở kiến thức về cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn, liên kết hóa học và số oxihóa. * HS hiểu : Nhận biết phản ứng oxihóa-khử, cân bằng phản ứng oxihóa-khử. * HS vận dụng: Vận dụng giải một số bài tập liên quan. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cân bằng phản ứng. 3. Thái độ: Giáo dục thái độ nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu. 4. Phương pháp: Đặt vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, giải bài tập theo nhóm, II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Một số câu hỏi và bài tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lại bài cũ III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định tình hình lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: - Phản ứng oxihóa-khử là gì? Nêu các bước cân bằng phản ứng oxihóa-khử? - Cân bằng phản ứng oxi hóa khử sau: Fe + HNO3 → Fe( NO3)3 + NO + H2O 3.Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Nhắc lại lí thuyết. - GV: Yêu cầu học sinh trình bày các khái niệm :Sự oxihóa, Sự khử? Chất oxihóa, chất khử ? Phản ứng oxihóa-khử là gì? Dấu hiệu nào để nhận biết phản ứng oxihóa-khử? Dựa vào số oxihóa người ta chia phản ứng hóa học làm mấy loại? - HS: Trả lời từ bài cũ, học sinh khác khai triển thêm ý . A. LÍ THUYẾT - Sự oxihóa: Sự nhường đi e - Sự khử: Sự nhận thêm e - Chất oxihóa: Chất nhận thêm e - Chất khử : Chất nhường đi e - Phản ứng oxihóa-khử là phản ứng có sự chuyển e giữa các chất phản ứng. - Muốn phân biệt phản ứng oxihóa-khử ta dựa vào sự thay đổi số oxihóa của nguyên tố trước và sau phản ứng. - Phản ứng hóa học chia làm hai loại: + Phản ứng oxihóa-khử + Phản ứng không phải là phản ứng oxihóa-khử . Hoạt động 2: Bài tập 1 - GV: Cung cấp nội dung đề bài, yêu cầu HS trả lời. - HS: Trả lời các câu hỏi của gv. II. BÀI TẬP Bài 1: (sgk trang 88) Đáp án: D. Phản ứng trao đổi Hoạt động 3: Bài tập 2 - GV: cho HS theo dõi bài tập 2, dựa trên lí thuyết trình bày ở trên trả lời câu hỏi. - HS: Trả lời các câu hỏi của gv. Bài 2:(sgk trang 89) Đáp án: C.Phản ứng thế trong hóa vô cơ Hoạt động 4: Bài tập 4 - GV: Yêu cầu HS nhắc lại các định nghĩa về chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa. Từ đó hãy cho biết những câu đúng và câu sai trong bài tập số 4.GV nhận xét và giải thích thêm cho HS hiểu kĩ hơn. - HS: Nhắc lại kiến thức cũ và trả lời câu hỏi. Bài 4: (sgk trang 89) Câu A) , C) đúng. Câu B) , D) sai. Hoạt động 5: Bài tập 6 - GV: Nêu nội dung bài tập: Cho học sinh thảo luận theo bàn và cho hs trình bày. HS khác nhận xét, gv kết luận. - HS: Thảo luận và trình bày, hs khác nhận xét và lắng nghe nhận xét của gv. Bài 6: (sgk trang 89) a. Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag Sự oxihóa: Sự khử : b. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu Sự oxihóa: Sự khử : c. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 Sự oxihóa: Sự khử : Hoạt động 6: Bài tập 7 - GV: Yêu cầu HS thảo luận và cho biết dựa vào sự thay đổi số oxi hóa, chất khử và chất oxi hóa được xác định như thế nào? - HS: Thảo luận với nhau. Đại diện lên xác định số oxi hóa và cho biết vai trò từng chất. Bài 7: (sgk trang 89) Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa, xác định chất khử, chất oxi hóa. a)2H2+O2"2H2O b)2KNO3"2KNO2+O2 c)NH4NO2"N2+2H2O d)Fe2O3+2Al"2Fe+Al2O3 Giải: a) Chất khử: H2. Chất oxi hóa: O2. b) Chất khử và cũng là chất oxi hóa: KNO3. c) Chất khử cũng là chất oxi hóa: NH4NO2. d) Chất khử: Al Chất oxi hóa: Fe2O3 Hoạt động 7: Bài tập 8 - GV: Yêu cầu HS tương tự như trên hãy thực hiện yêu cầu của bài tập số 8 sgk trang 90. - GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn chỉnh bài làm. - HS: Thảo luận với nhau. Đại diện lên xác định số oxi hóa và cho biết vai trò từng chất. Bài 8: (sgk trang 90) Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa hãy chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa. a)Cl2+2HBr"2HCl+Br2 b)Cu+2H2SO4"CuSO4+ SO2+2H2O c)2HNO3+3H2S"3S+2NO + 4H2O. d)2FeCl2+Cl2"2FeCl3 Giải: a) Chất khử: HBr Chất oxi hóa: Cl2 b) Chất khử: Cu Chất oxi hóa: H2SO4 c) Chất khử: H2S Chất oxi hóa: HNO3 d) Chất khử: FeCl2 Chất oxi hóa: Cl2. Hoạt động 8: Cân bằng phản ứng oxi hóa kh. - GV: Yêu cầu HS thực hiện các bước cân bằng của phản ứng oxi hóa khử trong bài tập 9b, 9c trong sgk trang 90. GV nhận xét và kết luận. - HS: Cân bằng theo từng bước theo yêu cầu của gv. Bài 9: (sgk trang 90) x 5 x 2 10FeSO4 + 2KMnO4 + 18H2SO4 " 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 18H2O b) x 2 x 11 4FeS2 + 11O2 " 2Fe2O3 + 8SO2 IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ. - Nhắc lại kiến thức đã học - Làm các bài tập còn lại: 9a,9d,9e, 10, 11, 12 sgk/ 90. + Làm thêm bài tập sau: Cho 20g hỗn hợp bột Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1g khí H2 bay ra . Khối lượng muối Clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam? + Đọc bài đọc thêm: “Mưa axit” sgk/91 + Đọc trước và chuẩn bị cho bài thực hành số 1. * RÚT KINH NGHIỆM Tuần : 17 Ngày soạn: 02/12/2012 Tiết : 34 Ngày dạy: 11/12/2012 BÀI 19: Luyện tập : PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ (tt) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: * HS biết: Sự khử, sự oxihóa, chất khử, chất oxihóa và phản ứng oxihóa-khử trên cơ sở kiến thức về cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn , liên kết hóa học và số oxihóa. * HS hiểu : Nhận biết phản ứng oxihóa-khử, cân bằng phản ứng oxihóa-khử. * HS vận dụng: Vận dụng giải một số bài tập liên quan. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xác định số oxi hóa, cân bằng phản ứng oxi hóa khử. 3. Thái độ: Giáo dục thái độ nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu. 4. Phương pháp: Đặt vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, giải bài tập theo nhóm, II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Một số câu hỏi và bài tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lại bài cũ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định tình hình lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút 3.Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Bài tập 9 - GV: Chia các nhóm nhỏ để hoạt động giải bài tập và phân công cụ thể. - GV: Hướng dẫn và chú ‎ cho hs ‎khối lượng của muối có ngậm nước và yêu cầu học sinh giải. - HS: Lắng nghe giảng và giải bài tập. BÀI TẬP Bài 9: (sgk trang 90) Giải: M FeSO4 . 7H2O=278 (đvc) n FeSO4 = n/M = 1,39/278 = 0,005(mol) 10FeSO4 +2KMnO4 + 8 H2SO4 -> 5Fe2(SO4) + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O nKMnO4 = 0,005*2/10 = 0,001(mol) -> CM = n/V => V = n/CM =0,001/0,1 =0,01(l) = 10ml Hoạt động 2: Bài tập 1 - GV: Yêu cầu 3 nhóm lên trình bày. - HS: 3 nhóm lên trình bày. Bài 1: Xác định chất khử, chất oxi hóa của các phản ứng sau: a. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O b. Cu + 4HNO3→Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O c. 3Mg + 4H2SO4 → 3MgSO4 + S +4H2O Giải: a. Chất khử: HCl Chất oxi hóa: MnO2 b. Chất khử: Cu Chất oxi hóa: HNO3 c. Chất khử: Mg Chất oxi hóa: H2SO4 Hoạt động 4: Bài tập 4 - GV: Hướng dẫn sơ lược và yêu cầu hs trình bày theo nhóm. - HS: Lắng nghe ghi chép và trình bày theo nhóm. Bài 2: 1. Viết phương trình biểu điễn sự chuyển hóa sau: a. KClO3 O2 SO2 Na2SO3 b. S H2S SO2 SO3 H2SO4. 2. Xác định phản ứng nào là chất oxi hóa, chất khử. Giải: a. 2KClO3 2KCl + 3O2 là pư oxh – khử S + O2 SO2 là pư oxh – khử SO2 + Na2O Na2SO3 không là pư oxh – khử. b. S + H2 H2S là pư oxh – khử 2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O là pư oxh – khử 2SO2 + O2 2SO3 là pư oxh – khử SO3 + H2O H2SO4 không là pư oxh – khử. Hoạt động 5: Bài tập 6 - GV: Gọi 4 e hs lên cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa khử, gv kết luận tổng quát và cho hs ghi chép. - HS: 4 hs trình bày và lắng nghe nhận xét của gv. Bài 3: Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa khử sau: a. Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2 + H2O b. FeO + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O c. Na + HCl → NaCl+ H2 d. NH3 + O2 → NO +H2O Giải: a. 10Fe + 36HNO3 → 10Fe(NO3)3 + 3N2 + 18H2O b. 2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O c. 2Na + 2HCl → 2NaCl+ H2 d. 4NH3 + 5O2 → 4NO +6H2O IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ. - Nhắc lại kiến thức đã học - Làm các bài tập còn lại sgk, đọc trước và chuẩn bị cho bài thực hành số 1. * RÚT KINH NGHIỆM Tuần : 17 Ngày soạn: 02/12/2012 Tiết : 17 (TC) Ngày dạy: 13/12/2012 Luyện tập: CÂN BẰNG PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ VÀ PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã học về phản ứng oxi hóa khử, phân loại phản ứng. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xác định số oxi hóa, cân bằng phản ứng oxi hóa khử. 3. Thái độ: Xác định đúng tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa khử. 4. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, giải bài tập theo nhóm, II. CHUẨN BỊ - GV: Các bài tập liên quan. - HS: Học bài cũ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Dựa vào số oxi hóa người ta chia làm phản ứng vo cơ làm mấy loại phản ứng? Cho ví dụ minh họa? 3. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: - GV: Yêu cầu hs nhắc lại các khái niệm về phản ứng oxi hóa khử Hoạt động 2: Bài tập 1 - GV: Hướng dẫn, cho học sinh giải theo nhóm và các nhóm lên trình bày. Gv nhận xét. Hoạt động 3: Bài tập 2 - GV: Hướng dẫn và làm mẫu, cho học sinh giải theo nhóm và các nhóm lên trình bày. - HS: Trả lời câu hỏi của gv và hs khác nhận xét. - HS: Thảo luận và giải theo nhóm để trả lời. - HS: Cân bằng phản ứng. BÀI TẬP Bài 1: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử? Cân bằng và xác định chất khử, chất oxi hóa sau: a. Zn + HNO3 Zn(NO3)2 + N2O + H2O b. BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + HCl c. H2S + Cl2 + H2OH2SO4 + HCl d. CaO + H2O Ca(OH)2 Giải: Phản ứng oxi hóa khử là: a. 4Zn + 10HNO3 4Zn(NO3)2 + N2O + 5H2O Chất khử: Zn Chất oxi hóa: HNO3 c. H2S + 4Cl2 + 4H2OH2SO4 + 8HCl Chất khử: H2S Chất oxi hóa: Cl2 Bài 2: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử của các phản ứng sau: a. H2S + O2 S + H2O. b. NaNO3 NaNO2 + O2. c. Fe + HCl FeCl2 + H2 d. Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + NH4NO3 +H2O e. H2S + Br2 + H2OH2SO4 + HBr f. FeO + HNO3 ® Fe(NO3)3+ N2 + H2O. g. Ca + HNO3 ® Zn(NO3)2 + NO2 + H2O h. Cu + HNO3 ® Mg(NO3)2 + N2O+H2O. Giải: a. 2H2S + O2 2S + 2H2O. b. 2NaNO3 2NaNO2 + O2. c. Fe + 2HCl FeCl2 + H2 d. 4Mg + 10HNO3 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 +3H2O e. H2S + 4Br2 + 4H2OH2SO4 + 8HBr f. FeO + HNO3 ® Fe(NO3)3+ N2 + H2O. g. Ca + HNO3 ® Zn(NO3)2 + NO2 + H2O h. Cu + HNO3 ® Mg(NO3)2 + N2O+H2O. Hoạt động 4: Bài tập 3 - GV: Yêu cầu hs giải theo nhóm và so sách các nhóm đã giải. - HS: Giải theo nhóm và trình bày lên bảng. Bài 3: Cho mg Nhôm phản ứng hết với dung dịch axit nitric, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối hơi so với hiđro 16,75. Tính mg Nhôm đó? Giải: Al + 4HNO3 ® Al(NO3)3 + NO+2H2O 8Al + 30HNO3 ® 8Al(NO3)3+ 3N2O+15H2O Gọi x,y là số mol của NO, N2O. Theo giả thiết ta có: x + y = 0,4 mol (1) Mà: (2) Từ 1, 2 ta được: x = 0,3, y = 0,1 mol nAl = 0,3 + 8/3 = 1,7/3 mol mAl = 15,3g IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ. - Nhắc lại các khái niệm đã học. - Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại trong SGK. Chuẩn bị tuần sau thí nghiệm và ôn tập học kì. * RÚT KINH NGHIỆM .. .. ..

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_tuan_17_le_hong_phuoc.doc
Giáo án liên quan