I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức :
Hs biết: - Tính chất vật lí, hóa học của silic.
- Tính chất vật lí, hóa học của các hợp chất của silic.
- Phương pháp điều chế và ứng dụng các đơn chất và các hợp chất của silic.
2. Về kĩ năng :
- Vận dụng kiến thức để giải các bài tập có liên quan.
- Vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề có liên quan trong thực tế đời sống.
II. Chuẩn bị:
Gv: Mộu vật cát, dd Na2SiO3, HCl, phenolphtalein, cốc, ống nghiệm, đũa thủy tinh.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Tiến trình
40 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 16-29, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Bài 16: hợp chất của cacbon
I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
Hs biết:
- Cấu tạo phân tử CO và CO2.
- Tính chất vật lí, hóa học của CO và CO2.
- Các phương pháp điều chế và ứng dụng của CO và CO2
- Tính chất vật lí, hóa học của axit cacbonic và muối cacbonat.
2. Về kĩ năng :
- Củng cố kiến thức về liên kết hóa học.
- Vận dụng các kiến thức để giải thích các tính chất và ứng dụng của cá oxit của cacbon trong đời sống và kĩ thuật.
- Rèn luyện kĩ năng giải cá bài tập lí thuyết về tính toán có liên quan.
II. Chuẩn bị :
Hs : Ôn lại cách viết cấu hình e và phân bố e vào các ô lượng tử.
Xem lại cấu tạo phân tử CO2.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1.ổn định lớp :
2.Kiểm tra bài cũ : Cacbon có những tính chất hóa học đặc trưng nào ? Cho ví dụ minh họa ?
3.Tiến trình :
Hoạt động thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
- Hs viết cấu hình e của C và Oxi, sự phân bố e vào các ô lương tử ở trạng thái cơ bản.
- Gv giải thích sự hình thành phân tử CO.
- Gv yêu cầu Hs nhận xét cấu tạo phân tử CO giống cấu tạo của chất nào đã học.
- Hs: Có liên kết 3 bền vững, KLPT giống N2.
Hoạt động 2
- Gv yêu cầu Hs nghiên cứu Sgk cho biết điểm giống nhau và khác nhau về TCVL của CO và N2.
- Hs : Khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn kk, ít tan trong nước, khác nitơ là CO rất độc.
- Gv giải thích vì sao CO rất độc.
Hoạt động 3
- Gv yêu cầu Hs từ đặc điểm cấu tạo dự đoán TCHH của CO.
- Hs : Do phân tử bền nên kém hoạt động ở nhiệt độ thường, chỉ hoạt động ở nhiệt độ cao.
- Gv bổ sung: ở nhiệt độ thường không tác dụng với nước, oxit bazơ, dd bazơ nên còn gọi là oxit không tạo muối. C+2(CO) có xu hướng chuyển lên C4+(CO2) bền nên có tính khử mạnh ở nhiệt độ cao.
Hoạt động 4
Gv yêu cầu Hs nghiên cứu Sgk cho biết khí CO được điều chế như thế nào ? Viết phương trình phản ứng ? Sản phẩm phụ của các phương pháp này là gì và loại chúng ra khỏi CO như thế nào ?
Hoạt động 5
- Gv yêu cầu Hs viết công thức e, CTCT phân tử CO2
nhận xét hóa trị và số oxi hóa của C.
Hoạt động 6
- Hs nghiên cứu Sgk và hiểu biết thực tế rút ra TCVL của CO2.
- Gv bổ sung thêm ảnh hưởng của CO2 đến môi trường.
Hoạt động 7
- Gv : Số oxi hóa +4 của C khá bền nên trong các pư khó bị thay đổi .
- Gv yêu cầu Hs chứng minh CO2 là oxit axit, viết phương trình phản ứng và cho biết đặc điểm của axit cacbonic.
- Hs nghiên cứu Sgk cho biết cách điều chế CO2 trong CN và PTN.
Hoạt động 8
Gv yêu cầu Hs chứng minh CO2 là oxit axit, viết phương trình phản ứng và cho biết đặc điểm của axit cacbonic
- Gv yêu cầu Hs cho biết vì sao muối cacbonat hay hidrocacbonat đều tham gia được phản ứng với axit mạnh, tại sao muối hidrocacboat phản ứng được với muối axit, cho ví dụ
- Gv thông báo khả năng bị nhiệt phân của các loại muối cacbonat và hidrocacbonat.
- Gv yêu cầu h/s trình bày tính chất của muối cacbonat và viết phương trình minh hoạ
Hoạt động 9
Gv cho Hs nghiên cứu Sgk về ứng dụng các muối quan trọng của cacbonat.
Cũng cố :làm bài tập 4 sgk
A. Cacbon monooxit: CO
Cấu tạo phân tử:
Có nhiều đặc điểm giống N2 (liên kết 3 bền vững, KLPT, số e trong phân tử...)
I. Tính chất vật lý: Sgk
II. Tính chất hóa học :
1) Giống N2, CO kém hoạt động ở nhiệt độ thường và trở nên hoạt động khi đun nóng. Nó là oxit không tạo muối(Oxit trung tính).
2) Chất khử mạnh:
* CO cháy trong không khí
2CO + O2 2CO2 ∆H <0
* Tác dụng nhiều oxit kim loại:
3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2
III. Điều chế:
a) Trong PTN: HCOOH CO + H2O
b) Trong CN: C + H2O CO + H2
CO2 + C 2CO
B. Cacbon đioxit (CO2)
Cấu tạo phân tử CO2
I. Tính chất vật lí: (Sgk)
II. Tính chất hóa học:
a) Là khí không duy trì sự sống và sự cháy
b) Là oxit axit:
- Tác dụng với nước:
CO2 + H2O D H2CO3
H2CO3 là axit hai nấc rất yếu, kém bền phân hủy thành CO2 và H2O
III. Điều chế:
1.Trong PTN: Muối cacbonat + axit mạnh
Vd: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
2. Trong CN: CaCO3 CaO + CO2
C.Axit cacbonic và muối cacbonat:
H2CO3 là axit hai nấc rất yếu, kém bền phân hủy thành CO2 và H2O
Trong dung dịch:
H2CO3D HCO3- + H+
HCO3- D H+ + CO32-
- Tác dụng oxit bazơ
- Tác dụng với dd kiềm tạo muối trung hòa : Na2CO2, CaCO3 và muối axit: NaHCO3 , Ca(HCO3)2
I. Tính chất chung của muối cacbonat:
1. Tính tan: (Sgk)
2. Tác dụng với axit:
Vd:
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
HCO3- + H+ → CO2 + H2O
Na2CO3 + + 2HCl → NaCl + CO2 + H2O
CO32- + 2H+ → CO2 + H2O
3. Tác dụng với dd kiềm: Muối hidrocacbonat tác dụng với dd kiềm
Vd: NaHCO3 + NaOH →Na2CO3 + H2O
HCO3- + OH- → CO32- + H2O
4. Phản ứng nhiệt phân:
- Muối cacbonat tan không bị nhiệt phân.
- Muối cacbonat tan→ oxit kloại + CO2
-Muốihidrocacbonat
→Muối cacbonat+CO2+H2O
Vd: NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
MgCO3 MgO + CO2
II. Một số muối cacbonat quan trọng: (Sgk)
Dặn dò :Về nhà làm bài tập và xem trước Silic và hợp chất của Silic
Rút kinh nghiệm:
Bài tập tham khảo:
1.Hãy giải thích:
a. Vì sao cacbon monooxit được chọn để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện?
b. Vì sao cacbon đioxit lại là chất có tác dụng chữa cháy?
2. Để loại bỏ cacbon monoxit và cacbon đioxit trong khí thải của nhà máy sản xuất gang thép, người ta làm như sau:
- Thổi luồng không khí nóng vào khí thải.
- Dẫn khí thải vào bể chứa sữa vôi.
Hãy giải thích quá trình loại bỏ cacbon monoxit và cacbon đioxit nói trên và viết phương trình phản ứng xảy ra.
3. Để xác định hàm lượng cacbon trong một mẫu thép, người ta phải đốt mẫu thép trong oxi dư và xác định lượng cacbon đioxit tạo thành.
Hãy xác định hàm lượng cacbon trong mẫu thép X, biết rằng khi đốt 10g X trong oxi dư rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua nước vôi trong dư thi thu được 0,5g kết tủa.
4. Để đề phòng bị nhiễm độc cacbon monoxit, người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là:
A. đồng (II) oxit và mangan đioxit. B. đồng (II) oxit và magie oxit.
C. đồng (II) oxit và than hoạt tính. D. Than hoạt tính.
Hãy chọn đáp án đúng và giải thích.
5. Để khử mùi hôi trong tủ lạnh, ta có thể cho vào trong tủ vài cục than hoa. Vì sao than hoa có thể khử được mùi hôi trong tủ lạnh?
6.: Sục V lít CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,001M thấy xuất hiện 0,1g kết tủa trắng, lọc kết tủa rồi đem đun nóng dung dịch thu được 0,1g kết tủa nữa. Tính V CO2?
A. 22,4ml B. 44,8ml C. 67,2ml D. 67,2 lit
7.Dung dịch NaHCO3 lẫn tạp chất là Na2CO3. Để thu được NaHCO3 tinh khiết người ta làm như sau:
Cho tác dụng với CaCl2 rồi cô cạn
Cho tác dụng với dung dịch HCl rồi cô cạn
Sục khí SO2 dư vào rồi cô cạn dung dịch ở áp suất thấp.
Sục khí CO2 dư vào rồi cô cạn dung dịch ở áp suất thấp.
Ngày soạn:
Bài 17: silic và hợp chất của silic
I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
Hs biết: - Tính chất vật lí, hóa học của silic.
- Tính chất vật lí, hóa học của các hợp chất của silic.
- Phương pháp điều chế và ứng dụng các đơn chất và các hợp chất của silic.
2. Về kĩ năng :
- Vận dụng kiến thức để giải các bài tập có liên quan.
- Vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề có liên quan trong thực tế đời sống.
II. Chuẩn bị :
Gv : Mộu vật cát, dd Na2SiO3, HCl, phenolphtalein, cốc, ống nghiệm, đũa thủy tinh.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1.ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Tiến trình
Hoạt động thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
- Hs nghiên cứu Sgk và cho biết TCVL của silic, so sánh với cacbon.
+ Có 2 dạng thù hình: tinh thể và vô định hình(giống C)
+ Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao( giống C).
+ Si có tính bán dẫn (Khác C)
Hoạt động 2
- Gv yêu cầu Hs nhiên cứu Sgk rồi so sánh với C, Si có tính chất hóa học giống và khác nhau như thế nào ?
- Gv yêu cầu Hs lấy phản ứng minh họa.
Hoạt động 3
- Gv yêu cầu Hs nghiên cứu Sgk và cho biết :
+ Trong tự nhiên silic tồn tại ở đâu trong tự nhiên và ở dạng nào ?
+ ứng dụng và điều chế Silic.
Hoạt động 4
- Gv cho Hs quan sát mẫu cát sạch tinh thể thạc anh và cho nhận xét về TCVL của SiO2.
- Hs nghiên cứu Sgk cho biết TCHH của SiO2 ? Viết phương trình phản ứng minh họa ?
- Gv nhận xét ý kiến của Hs và bổ sung những điều cần thiết.
Hoạt động 5
- Gv làm thí nghiệm : Cho khí CO2 lội qua dd natri silicat. Khuấy bằng đũa thủy tinh cho đến khi xuất hiện màu trắng đục thì ngừng.
- Hs quan sát và nhận xét giải thích :
+ Chất trong cốc nhanh đônbg cứng lại thành khối do có pư :
Na2SiO3 + CO2 + H2O → H2SiO3 + Na2CO3
+ H2SiO3 là kết tủa keo, không tan trong nước.
+ H2SiO3 là axit yếu hơn cả H2CO3
Củng cố bài : Gv cho Hs làm bài tập số 3 trang 108 Sgk để củng cố bài.
A. Silic:
I Tính chất vật lí : (Sgk)
II. Tính chất hóa học:
1. Tính khử:
a. Tác dụng với phi kim : Halogen, O2, C...
Si + 2F2 → SiF4
Si + O2 SiO2
Si + C → SiC
b.Tác dụngvới hợp chất :
3Si + Fe2O3 2Fe + 3SiO2
Si + 2NaOH + H2O→Na2SiO3 + 2H2
2. Tính oxi hóa : Tác dụng với kim loại ở nhiệt độ cao
Si + 2Mg Mg2Si
III. Trạng thái tự nhiên : Sgk
IV ứng dụng Sgk
V.Điều chế:
Cho SiO2 + chất khử mạnh ở to cao
C + SiO2 Si + 2CO
Mg + SiO2 Si + 2MgO
B. Hợp chất của silic:
I) Silic đioxit (SiO2)
a) Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên : Sgk
b) Tính chất hóa học :
- Là oxit axit nên tác dụng với kiềm đặc nóng hoặc nóng chảy, muối cacbonat kim loại kiềm nóng chảy.
SiO2 + NaOH Na2SiO3 + H2O
SiO2 + Na2CO3 Na2SiO3 + CO2
- SiO2 tan được trong HF
4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O
II Axit Silixic
- Kết tủa keo, không tan trong nước.
- Dể mất nước khi đun nóng :
H2SiO3 SiO2 + H2O
- Là axit yếu, yếu hơn cả H2CO3 do đó
Na2SiO3+CO2 + H2O→H2SiO3↓ + Na2CO3
III. Muối silicat :
Chỉ có silicat kim loại kiềm tan trong nước, dd của nó có môi trường kiềm.
3. Dặn dò : Về nhà làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 Sgk trang 108.
Tìm hiểu phương pháp sản xuất gạch và gốm sứ ở địa phương.
4. Rút kinh ngiệm: Bài khá dài để truyền tải hết trong 1 tiết thì Hs phải chuẩn bị bài trước ở nhà và giáo viên nên truyền tải những nội dung trọng tâm, những nội dung khác giao cho Hs về nhà tham khảo Sgk.
Bài tập tham khảo
1. Một loại quặng dùng để luyện gang có chứa 80% sắt từ oxit và 10% silic đioxit, còn lại là những tạp chất khác. Hãy xác định thành phần phần trăm của sắt và silic trong loại quặng này.
2. Xử lí 2,581 g một mẫu gang người ta thu được 0,0824g silic đioxit. Hãy xác định hàm lượng silic trong mẫu gang?
3. Khi sấy khô, axit silixic bị mất nước một phần tạo thành một loại vật liệu xốp có tên gọi là silicagen được dùng để hút ẩm và hấp phụ nhiều chất.
Hãy cho biết thành phần hoá học của silicagen gồm những chất gì? Viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có.
4. Natri florua dùng làm chất bảo quản gỗ được điều chế
bằng cách nung hỗn hợp canxi florua, sođa và cát. Viết phương trình phản ứng.
5. Một loại thuỷ tinh có thành phần gồm Na2SiO3 và CaSiO3.Viết phương trình phản ứng để giải thích việc dùng axit flohiđric để khắc chữ lên thuỷ tinh đó.
Ngày soạn
Bài 18: CÔNG NGHIệP SILICAT
I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
Hs biết: - Thành phần hóa học và tính chất hóa học của thủy tinh, xi măng, gốm.
- Phương pháp sản xuất các vật liệu thủy tinh, gốm, xi măng từ nguồn nguyên liệu tự nhiên.
2. Về kĩ năng :
- Phân biệt các vật liệu thủy tinh, góm, xi măng, dựa vào thành phần tính chất của chúng.
- Biết cách sử dụng và bảo quản các sản phẩm làm bằng các vật liệu thủy tinh, gốm, xi măng.
II. Chuẩn bị :
Gv : Sơ đồ lò quay sản xuất Clanke, mẫu ximăng
Hs: Sưu tầm tìm kiếm các mẫu vật bằng thủy tinh, gốm, sứ.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1.ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Trình bày tính chất hóa học của silic. Viết phương trình phản minh họa
3. Tiến trình
Hoạt động thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
- Hs nghiên cứu Sgk và thực tế hãy cho biết :
+ Thủy tinh có thành phần hóa học chủ yếu là gì ?
+ Thủy tinh được chia thành mấy loại ?
+ Hãy nêu một số tính chất của thủy tinh ?
- Gv nhận xét các ý kiến của Hs và bổ sung thêm thành phần và tính chất của một số loại thủy tinh.
Hoạt động 2
- Hs tìm hiểu Sgk cho biết :
+ Thành phần hóa học chủ yếu của đồ gốm là gì ?
+ Có mấy loại đồ gốm ? Cách sản xuất các loại đồ gốm như thế nào ?
- Gv cho hs quan sát mẫu thủy tinh và đồ gốm để Hs phân biệt.
Hoạt động 3
- Hs nghiên cứu Sgk và từ kiến thức thực tế cho biết :
+ Xi măng có thành phần hóa học chủ yếu là gì ?
+ Xi măng Pooclăng được sản xuất như thế nào ?
+ Quá trình đông cứng xi măng xảy ra như thế nào ? - Gv dùng sơ đồ lò quay sản suất clanke để mô tả sự vận hành của lò
A. Thủy tinh:
I Thành phần hóa học và tính chất của thủy tinh:
- Thành phần : Na2O.CaO.6SiO2.
- Tính chất : giòn, hệ số giản nở nhiệt lớn.
II Một số loại thủy tinh:
- Thủy tinh thường : Chủ yếu là Na2O.CaO.6SiO2. Làm cửa kính, gương soi...
- Thủy tinh pha lê : Thay Na2O, CaO bàng K2O, PbO. Làm thấu kính, lăng kính...
- Thủy tinh đổi màu : Có chứa AgBr, AgCl
- Thủy tinh thạch anh : Chủ yếu SiO2
- Thủy tinh có màu : Thêm một số laọi oxit có màu : Cr2O3, Fe2O3, MnO...
B. Đồ gốm: Là vật liệu được điều chế chủ yếu từ đất xét và cao lanh.
I Gạch, ngói : Sgk
II Sành, sứ :
1. Sành : Đất sét sành. Người ta tráng lớp men muối nóng trước khi lại để bảo vệ khỏi thấm nước.
2. Sứ : Cao lanh, fénpat, thạch anh, 1 số oxit kim loại khác nung ở 1000oC. Để nguội tráng men rồi nung lại ở 1400oC được sứ.
C. Xi măng :
I Thành phần hoá học của xi măng: 3CaO.SiO2 ; 2CaO.SiO2 ; 3CaO.Al2O3
II. Sản xuất xi măng:
Đá vôi, đất xét nung 1300oC trong lò quay→ clanke. Nhiền nhỏ trộn chất phụ gia→ xi măng.
III. Quá trình đông cứng xi măng:
3CaO.SiO2+ 5H2O→ Ca2SiO4.4H2O+ Ca(OH)2
2CaO.SiO2 + 4H2O→ Ca2SiO4.4H2O
3CaO.Al2O3 + 6H2O→ Ca3(AlO3)2.6H2O
Các tinh thể hidrat này xen kẽ nhau thành từng khối cứng và bền.
Dặn dò : Về nhà xem bài luyện tập phần kiến thức cần nhớ và làm các bài tập trong bài luyện tập.
Rút kinh nghiệm :
Bài tập tham khảo
1. Một loại thuỷ tinh có thành phần phần trăm về khối lượng các oxit: 75% SiO2, 13% Na2O và 12% CaO. Công thức hoá học của loại thuỷ tinh này là:
A. Na2O. CaO.4SiO2 B. Na2O.2CaO.5SiO2
C. 2Na2O.CaO.6SiO2 D. Na2O.CaO.6SiO2
2. Thuỷ tinh trung tính được sử dụng rộng rãi trong việc chế tạo các ống nghiệm, các dụng cụ thuỷ tinh chịu nhiệt trong các phòng thí nghiệm. Vì sao người ta không dùng thuỷ tinh kiềm cho các ứng dụng này?
3. Một loại thuỷ tinh có thành phần gồm Na2SiO3 và CaSiO3.Viết phương trình phản ứng để giải thích việc dùng axit flohiđric để khắc chữ lên thuỷ tinh đó.
4. Natri silicat được điều chế bằng cách nấu nóng chảy natri hiđroxit rắn với cát. Hãy xác định hàm lượng silic đioxit trong cát, biết rằng từ 25 kg cát khô sản xuất được 48,8kg natri silicat.
5. Sau khi đổ bêtông được 24 giờ, người ta thường phun hoặc ngâm nước để bảo dưỡng bê tông. Giải thích việc làm đó và viết phương trình phản ứng.
Ngày soạn :
Bài 19: luyện tập
tính chất của CACBON, SILIC và hợp chất của CHúNG
I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
Củng cố kiến thức tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng, của C, Si,CO, CO2, H2CO3 , muối cacbonat và hidrocacbonat, axit silixic, muối silicat
2. Về kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để giải bài tập.
II. Chuẩn bị:
Gv: Chuẩn bị bảng tóm tắt nội dung lí thuyết cần thiết.
Hs: Ôn tập lý thuyết và làm đầy đủ bài tập ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1) ổn định lớp :
2) Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs : Kết hợp trong giờ dạy
3) Bài mới :
I. Kiến thức cần nhớ :
Cacbon
silic
CO, CO2
SiO2
H2CO3
H2SiO3
Muối +cacbonat
+silicat
CThức
TCVL
TCHH
Đchế
ứ.dụng
Hoạt động 1: Gv tổ chức cho Hs thảo luận để khắc sâu các kiến thức cần nhớ dưới đây
- tính chất vật lý và hoá học
-điều chế
-ứng dụng
Hoạt động 2: Hs cũng cố lại kiến thức của mình bằng cách điền vào bảng trên
II. Bài tập:
Hoạt động 3
Cho 3 h/s lên làm bài tập 2,4,6 ở Sgk
Dặn dò:
Bài tập tham khảo
1. Hiđroxianua(HCN) là một chất lỏng không màu, rất dễ bay hơi và cực độc. Hàm lượng giới hạn cho phép trong không khí là 3.10-4 mg/lít. Những trường hợp bị say hay chết vì ăn sắn là do trong sắn có một lượng nhỏ HCN. Lượng hiđroxianua còn tập trung khá nhiều ở phần vỏ sắn. Để không bị nhiễm độc xianua do ăn sắn , theo em khi luộc sắn cần:
A.Rửa sạch vỏ rồi luộc, khi nước sôi nên mở vung khoảng 5 phút.
B. Tách bỏ vỏ rồi luộc.
C. Tách bỏ vỏ rồi luộc, khi nước sôi nên mở vung khoảng 5 phút.
D. Cho thêm ít nước vôi trong vào nồi luộc để trung hoà HCN.
Hãy chọn một đáp án đúng và giải thích.
2. Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng 2-3. Nếu người nào có pH của dịch vị quá nhỏ hơn 2 thì dễ bị viêm loét dạ dày. Để chữa bệnh này, người bệnh thường uống trước bữa ăn một ít :
a.Dung dịch natri hiđrocacbonat ( NaHCO3). b.Nước.
c.Nước mắm. d.Nước đường.
Hãy chọn phương án đúng. Giải thích ngắn gọn.
3. Natri silicat được điều chế bằng cách nấu nóng chảy natri hiđroxit rắn với cát. Hãy xác định hàm lượng silic đioxit trong cát, biết rằng từ 25 kg cát khô sản xuất được 48,8kg natri silicat.
4. Sau khi đổ bêtông được 24 giờ, người ta thường phun hoặc ngâm nước để bảo dưỡng bê tông. Giải thích việc làm đó và viết phương trình phản ứng.
5. Natri silicat được điều chế bằng cách nấu nóng chảy natri hiđroxit rắn với cát. Hãy xác định hàm lượng silic đioxit trong cát, biết rằng từ 25 kg cát khô sản xuất được 48,8kg natri silicat.
Ngày soạn: Chương 4 ĐạI CƯƠNG Về HOá HọC HữU CƠ
Bài:20 Mở ĐầU Về hữu cơ.
I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
Hs biết:
- Khái niệm hợp chất hữu cơ, cách phân loại hóa học hữu cơ, và đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ.
- Khái niệm về phân tích nguyên tố
2. Về kĩ năng :
Hs nắm được một số thao tác tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.
II. Chuẩn bị :
Gv : Dụng cụ chưng cất và phễu chiết, bình tam giác, giấy lọc, phễu.
Tranh vẽ bộ dụng cụ chưng cất.
Hóa chất, nước, dầu ăn.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1/ ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: không
3/ Bài mới:
Hoạt động thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại các khái niệm về hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ, so sánh tỉ lệ về số lượng hợp chất hữu cơ so với hợp chất của cacbon.
- Gv kết luận.
Hoạt động 2
- Gv yêu cầu Hs :
+ Hs quan sát hình viết CTPT và tên của những chất có cấu tạo trong hình.
+ Hs nhận xét sự giống và khác nhau về thành phần phân tử cua các chất đó. Từ đó rút ra khái niệm về Hidrocacbon và dẫn xuất của Hidrocacbon.
- Gv khái quát sự phân loại hợp chất hữu cơ.
Hoạt động 3
- GV yêu cầu HS
+ Nhắc lại một số hợp chất hữu cơ đã học ở lớp 9.
+ Nhận xét thành phần phân tử, loại liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ đó.
- GV thông báo thêm về tính chất vật lí và hóa học chung của hchc rồi lấy ví dụ để chứng minh.
Hoạt động 4
- Gv nêu mục đích và pp phân tích định tính.
- Gv làm thí nghiệm phân tích glucozơ.
- Hs nhận xét hiện tượng và rút ra kết luận.
Glucozơ CO2 + H2O
Nhận ra CO2 :
CO2 + Ca(OH)2dd → CaCO3 + H2O
Vẫn đục
Nhận ra H2O :
CuSO4 + 5 H2O → CuSO4.5H2O
Trắng Xanh
Kết luận:Trong thành phần glucozơ có C và H
- Gv tổng quát lên với hchc bất kỳ.
Hoạt động 5
- Hs nghiên cứu Sgk rút ra kết luận pp xác định sự có mặt của nitơ trong hchc.
- Gv tóm tắt pp xác định N ở dạng sơ đồ.
Hoạt động 6
- Gv nêu mục đích và pp phân tích định tính.
- Hs quan sát sơ đồ phân tích định lượng C, H (hình 5.1) tìm hiểu vai trò các chất trong các thiết bị, thứ tự lắp thiết bị.
- Gv yêu cầu Hs cho biết :
+ Cách xác định khối lượng CO2, H2O sinh ra.
+ Nếu đổi vị trí bình 1 và 2 được không ? vì sao ?
Hs nghiên cứu SGK để trả lời các câu hỏi sau:
Củng cố bài: Gv dùng bài tập 3,5 Sgk để củng cố bài.
I/ Khái niệm hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ
- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua...)
- Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hchc.
II Phân loại hợp chất hữu cơ:
1. Phân loại:
- Hidrocacbon: chỉ chứa C và H.
- Dẫn xuất của Hidrocacbon: Ngoài H,C còn có O, Cl, S...
2. Nhóm chức:
- Là nhóm nguyên tử gây ra cac phản ứng hóa học đặc trưng của phân tử hchc.
- Một số loại nhóm chức quan trọng: -OH, -COOH, Cl, -C=C-, -O-...
III. Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ:
1. Đặc điểm cấu tạo :
- Phải có cacbon, ngoài ra còn có H, O, Cl, S...
- LKHH ở các hchc thường là LKCHT.
2. Tính chất vật lí :
- Thường ts, tnc thấp (dể bay hơi)
- Thường không tan hay ít tan trong nước, nhưng tan trong dung môi hữu cơ.
3 .Tính chất hóa học :
- Đa số hchc khi đốt cháy, chúng kém bền với nhiệt nên bị phân hủy bởi nhiệt.
- Phản ứng trong hchc thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định và phải đun nóng hay cần xúc tác.
IV. Sư lược về phân tích nguyên tố:
1. Phân tích định tính
a. Mục đích : Xác định các ngtố có trong hchc.
b.Phương pháp : Phân hủy hchc thành hcvc đơn giản rồi nhận biết bằng pư đặc trưng.
c. Phương pháp tiến hành
Xác định Cacbon và hidro:
Vậy hchc A có mặt C,H
Xác định nitơ :
Vậy hchc A có mặt N
2. Phân tích định lượng:
a.Mục đích: Xác định tỉ lệ khối lượng các nguyên tố trong hchc.
-b.Ph.pháp: Phân hũy hchc thành hcvc rồi định lượng chúng bằng pp khối lượng hoặc thể tích.
c. Phương pháp tiến hành
Vd: Ptích mA g hchc A
Cho sản phẩm phân tích lần lượt đi qua các bình:
- Bình 1: Hấp thụ H2O bởi H2SO4 đặc, P2O5, dd muối bão hòa.. = Δmbình 1
- Bình 2: Hấp thụ CO2 bởi CaO, dd kiềm...
= Δmbình 2
Sau khi hấp thụ CO2 và H2O đo thể tích khí còn lại rồi quy về (đkct)
d. Biểu thức tính
mC= => %C=
mC= => %H=
mN = 28.V/22,4 => %N =
- Oxi: mO = mA - ( mC + mH + m N +.....) Hay
%O = 100 - ( %C + %H + %N + ....)
Dặn dò : Về nhà làm bài tập 2, 3, 4, 5 Sgk.
Xem lại CTPT, CTCT, tên của một số hchc đã học ở lớp 9.
Rút kinh nghiệm : Cho Hs tìm hiểu trước ở nhà cơ sở và phương pháp chưng cất rượu, tinh dầu, kết tinh đường ở địa phương.
Bài tập tham khảo
1.Những chất nào sau đõy là hợp chất hữu cơ: CH3Cl, C6H5Br, NaHCO3, C2H4O2, CH2O, CO2, NaCN.
A. CO2, CH2O, C2H4O2 B. CH3Cl, C6H5Br, NaHCO3
C. CH3Cl, C6H5Br, C2H4O2, CH2O D. NaCN, C2H4O2, NaHCO3
2.Liờn kết hoỏ học trong hợp chất hữu cơ là:
A. Liờn kết ion B. Liờn kết hiđrụ
C. Liờn kết cộng hoỏ trị D. Chủ yếu là liờn kết cộng hoỏ trị
3.Khẳng định nào sau đõy luụn đỳng?
A. Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải cú Cacbon, Oxi
B. Thành phần hợp chất hữu cơ cú thể cú Cacbon
C. Thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải cú Cacbon
D. Thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải cú Oxi
Ngày soạn:
Bài 21: CÔNG THứC BIểU DIễN THàNH PHầN PHÂN Tử HợP CHấT HữU CƠ
I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
Hs biết các khái niệm và ý nghĩa : Công thức đơn giản nhất, công thức phân tử hợp chất hữu cơ.
2. Về kĩ năng : Hs biết
- Cách thiết lập công thức đơn giản nhất từ kết quả phân tích nguyên tố
- Cách tính phân tử khối và cách thiết lập công thức phân tử.
II. Chuẩn bị :
Gv : Tranh phóng to hình 5.4 Sgk, Máy tính bỏ túi
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1.ổn định lớp :
2.Kiểm tra bài cũ :
3. Tiến trình:
Hoạt động thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
+ Nêu ý nghĩa CTĐG nhất
CTĐG nhất cho biết các nguyên tố và tỉ lệ tối giản số nguyên tử các nguyên tố trong phân tử.
Gv: CTPT có thể trùng hoặc là bội số của công thức đơn giản nhất
Hoạt động 2
- Gv cho Hs xét ví dụ Sgk dưới sự dẫn dắt của Gv theo các bước.
+ Hs đặt CTPT của A.
+ HS lập tỉ lệ số mol các nguyên tố có trong A.
+ Hs cho biết mối liên hệ giữa tỉ lệ số mol và tỉ lệ số nguyên tử.
+ Từ mối liên hệ trên suy ra CTĐG nhất của A.
- Gv : Nếu đặt CTPT của A là (C5H6O)n hãy nêu ý nghĩa của n .
- Gv yêu cầu Hs tóm tắt các bước lập CTĐG nhất của một hchc.
Hoạt động 3
- Gv yêu cầu Hs viết công thức phân tử một số hợp chất đã biết, từ đó
+ Nêu ý nghĩa của CTPT.
+ Tìm tỉ lệ số nguyên tử từng nguyên tố trong mỗi công thức, suy ra công thức đơn giản nhất.
- Hs: nhận xét thông qua bảng
Etilen
Axiteln
Axit axetic
Rượu etylic
CTPT
C2H4
(CH2)2
C2H2
(CH)2
C2H4O
(CH2O)2
C2H6O
(C2H6O)1
Tỉ lệ
số ntử
1:2
1:1
1:2:1
2:6:1
CTĐGN
CH2
CH
CH2O
C2H6O
Hoạt động 4
- Gv phân tích theo sơ đồ ở sgk
- yêu cầu h/s làm ví dụ ở sgk
Hoạt động 5
-yêu cầu Hs xác định KLPT của (CH2O)n từ đó xác định n và suy ra CTPT của A.
- Gv yêu cầu Hs rút ra các bước để tìm CTPT một hchc từ một hchc khi mới tìm ra.
Hoạt động 5
Gv phân tích cách làm sau đó yêu cầu h/s làm ví dụ ở sgk
Củng cố bài: Gv dùng bài tập 2a và 4a Sgk để củng cố bài học.
I. công thức đơn giản nhất:
1. Định nghĩa
CTĐG nhất cho biết các nguyên tố và tỉ lệ tối giản số ngtử các ngtố trong phân tử.
2. Thiết lập công thức đơn giản nhất:
- Tổng quát : - Vd:
Hchc A(C,H,O) : 73,14%C ;7,24%H
Lập CTĐG nhất của A ?
CTPT A : CxHyOz
Tỉ lệ số mol (tỉ lệ số ngtử) của các nguyên tố trong A
nC : nH : nO = x : y : z = : :=
= 6,095 : 7,204 :1,226 = 5 : 6 : 1
Vậy CTĐG nhất của A là C5H6O. CTPT của A có dạng (C5H6O)n với n là bội của 5 : 6 : 1
II. Công thức phân tử
1.Định nghĩa
CTPT biểu thị số lượng ngtử của mỗi ngtố trong phân tử.
2.Mối quan hệ giữa CTPT và CTĐG nhất
Ví dụ :
Etilen
Axitelen
Axit axetic
Rượu etylic
CTPT
C2H4
(CH2)2
C2H2
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_bai_16_29.doc