Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 29: Ankan - Phạm Tuấn Nghĩa

I.Mục tiêu bài học:

+ Học sinh biết :Cấu tạo, danh pháp, đồng phân, tính chất của anken ; Phân biệt anken với ankan bằng phương pháp hoá học.

+ Học sinh hiểu: Vì sao anken có nhiều đồng phân hơn ankan tương ứng ; vì sao các anken có phản ứng trùng hợp.

+ Học sinh vận dụng :

- Viết được các đồng phân (đồng phân mạch C, đồng phân vị trí liên kết đôi)

- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập nhận biết.

II.Chuẩn bị:

- Ống nghiệm cặp ống nghiệm, giá đỡ.

- Khí etilen, dung dịch Brom, dung dịch thuốc tím.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 29: Ankan - Phạm Tuấn Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHương trình bồi dưỡng thường xuyên năm 2008 Môn: Hoá THPT Họ tên GV: Phạm Tuấn Nghĩa Trường THPH Minh Quang Thời gian công tác: Từ ngày 12 tháng 2 năm 2008 Năm học 2007-2008 đã dạy lớp 10 ban cơ bản. Giáo án: ANKEN Bài 29 : ANKEN I.Mục tiêu bài học: + Học sinh biết :Cấu tạo, danh pháp, đồng phân, tính chất của anken ; Phân biệt anken với ankan bằng phương pháp hoá học. + Học sinh hiểu: Vì sao anken có nhiều đồng phân hơn ankan tương ứng ; vì sao các anken có phản ứng trùng hợp. + Học sinh vận dụng : - Viết được các đồng phân (đồng phân mạch C, đồng phân vị trí liên kết đôi) - Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập nhận biết. II.Chuẩn bị: ống nghiệm cặp ống nghiệm, giá đỡ. Khí etilen, dung dịch Brom, dung dịch thuốc tím. III.Tiến trình - bài giảng: 1.Tổ chức: Lớp Sĩ số Ngày giảng Học sinh vắng 2.Nôi dung bài giảng: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Vào bài Hoạt động 2: Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp I, Đồng dẳng, đồng phân, danh pháp 1.Dãy đồng đẳng anken GV: Giới thiệu chất đơn giản nhất của an ken là etilen C2H4 (CH2 = CH2). GV: Y/c HS viết các chất tiếp theo C3H6, C4H8 . và nhận xét về đặc điểm cấu tạo của etilen, từ đó rút ra khái niệm về anken và công thức chung HS: CH2 = CH2, CH2 = CH – CH3, CH2 = CH – CH2 CH3 , có tính chất tương tự etilen lập thành 1 dãy đồng đẳng được gọi là anken hay olefin Công thức chung CnH2n (n2 ) 2. Đồng phân a, Đồng phân cấu tạo GV: Nêu vấn đề : Do trong phân tử anken có một liên kết đôi C = C nên anken có n 4 còn có thêm đồng phân vị trí liên kết đôi. GV: viết các đồng phân anken C4H8 GV : Y/c nhận xét và so sánh số đồng phân của anken với số đồng phân của ankan. CH2 = CH – CH2 - CH3 CH3 - CH = CH - CH3 CH2 = C – CH3 l CH3 Etilen và propilen không có đồng phân anken Từ C4H8 trở đi có đồng phân anken về vị trí liên kết đôi và đồng phân về mạch cacbon. b, Đồng phân hình học GV: Cho HS quan sát tranh hình 6.1 viết công thức cấu tạo của but- 2- en dưới dạng cis và trans. HS nhận xét và rút ra kết luận về đồng phân hình học. - Đồng phân có mạch chính ở cùng một phía của lk đôi được gọi là đồng phân cis. Đồng phân có mạch chính ở về hai phía khác nhau của lk đôi gọi là đồng phân trans. Hoạt động 3: Danh pháp. 3, Danh pháp. GV: Y/c HS nghiên cứu SGK và nêu quy tắc gọi tên theo tên hệ thống và tên thông thường GV: Đưa ra 1 số CTCT an ken cụ thể và y/c HS gọi tên, GV cũn có thể đưa ra tên gọi để HS viết CTCT. Gv : anken từ C4H8 trở đi đọc tên nhánh theo trình tự chữ cái + tên an ken mạch chính. GV lấy vd minh hoạ a, Tên thông thường Xuất phát từ tên của ankan đổi đuôi an thành đuôi ilen b, Tên thay rhế. Xuất phát từ tên của an kan đổi đuôi an thành đuôi en Hoạt động 4: Tính chất vật lí II, Tính chất vật lí GV : Cho HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi liên quan đến T/c vật lí : trạng thái, quy luật biến đổi về nhiệt độ n/c, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan. - ở điều kiện thường các anken từ C2 đến C4 đều là chất khí còn từ C5 trở đi là chất lỏng hoặc rắn. - Nhiệt độ n/c, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng cuủa anken tăng theo chiều tăng của phân tử khối. - Nhẹ và không tan trong nước. Hoạt động 5: Tính chất hoá học III, Tính chất hoá học GV: Do an ken có 1 liên kết kém bền gây ra t/c đặc trưng của anken dễ tham gia phản ứng cộng. GV: Giới thiệu phương trình phản ứng: CH2 = CH – CH3 + H2 CH3 – CH2– CH3 HS viết pthh dưới dạng tổng quát 1, Phản ứng cộng a, Cộng hiđro CnH2n + H2 CnH2n +2 GV: Làm thí nghiệm chứng minh dẫn khí C2H4 từ từ đi qua dung dịch Brom Y/c HS quan sát và nêu hiện tượng và viết pthh của phản ứng. GV: Bổ sung: Phản cộng brom của anken dùng để phân biệt ankan với anken. b, Cộng halozen Thấy dung dịch brom nhạt màu CH2 = CH2 + Br2 CH2Br - CH2Br CnH2n + Br2 CnH2n Br2 Hoạt động 6: c, Cộng HX ( X là OH, Cl, Br.) GV: Y/c HS viết ptpư cộng C2H4 với tác nhân HX CH2 = CH2 + H- OH CH3- CH2 - OH CH2 = CH2 + HBr CH3 - CH2Br GV: Viết pthh và xác định sản phẩm chính đối với phản ứng propen tác dụng HBr. Y/c HS xác định bậc của nguyên tử C và rút ra quy tắc cộng Mac-cốp–nhi–cốp CH3- CH- CH3 (Sản phẩm chính) l Br CH3 - CH = CH2 + HBr 2-brompropan CH3 – CH2 - CH2Br (Sản phẩm chính) 1-brompropan Quy tắc Mac cốp nhi cốp: SGK Hoạt động 7: 2, Phản ứng trùng hợp GV: nêu vấn đề: các anken còn có thể tham gia phản ứng cộng hợp liên tiếp với nhau tạo thành những phân tử có mạch cacbon rất dài và phân tử khối lớn ở nhiệt độ cao áp suất cao và có chất xúc tác thích hợp thì: nCH2=CH2 (- CH2 – CH2-)n GV; hs nêu khái niệm phản ứng trùng hợp và điều kiện của phản ứng trùng hợp Trả lời: sgk GV; lưu ý cho HS khái niệm mới: polime, monome, mắt xích polime. hệ số trùng hợp. Hoạt động 8: GV: Yêu cầu học sinh tự viết phương trình hoá học phảng ứng cháy dạng tổng quát, nhận xét tỉ lệ số mol CO2và H2O 3.Phản ứng oxi hoá a)phản ứng oxi hoá hoàn toàn CnH2n + 1,5nO2 nCO2 + n H2O Hoạt động 9: GV: Biểu diễn thí nghiệm: dẫn khí etilen đi qua dung dịch KMnO4, HS quan sát và nhận xét hiện tượng GV: Hướng dẫn hs viết phương trình phản ứng b) Phản oxi hoá không hoàn toàn Khi cho etile vào dung dịch thuốc tím thấy dung dịch nhạt màu dần và thấy kết tủa màu nâu đen 3CH2=CH2+4H2O+2KMnO4 3HO-CH2-CH2-OH+2MnO2+2KOH GV:Lưu ý cho hs: phản ứng oxi hoá không hoàn toàn anken bằng dung dịch KMnO4 được dùng để phân biệt ankan với anken Hoạt động 10: GV: Giới thiệu điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ acol etylic.HS nhận xét điều kiện phản ứng và nêu cách thu khí. IV.Điều chế 1.Trong phòng thí nghiệm: C2H5OH CH2=CH2+H2O GV: Lấy ví dụ HS khái quát viết phương trình phản ứng chung. 2.Trong công nghiệp: CnH2n+2 CnH2n + H2 GV: Cho HS nghiên cứu sgk và rút ra ứng dụng của anken V.ứng dụng: SGK 4.Củng cố: Nêu kiến thức cơ bản của bài. Chữa bài tập 1, 2. 5.Bài tập về nhà: Bài số 3 6 trong SGK Tr 132

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_bai_29_ankan_pham_tuan_nghia.doc