Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 38: Thực hành phân tích định tính. Điều chế và tính chất của Metan

Thí nghiệm 1 : Xác định sự có mặt của C, H trong hợp chất hữu cơ

Nghiền nhỏ khoảng 0,2 0,3 g hợp chất hữu cơ (đường kính, băng phiến hoặc tinh bột) rồi trộn đều với 1 g bột CuO. Cho hỗn hợp vào đáy ống nghiệm khô. Cho tiếp 1 g bột CuO để phủ kín hỗn hợp. Đặt 1 mẩu bông có rắc các hạt CuSO4 khan ở phần trên của ống nghiệm. Đậy nút có ống dẫn khí sục vào ống nghiệm chứa nước vôi trong. Lắp dụng cụ như hình 4.5 (bài 27).

Dùng đèn cồn đun nóng nhẹ toàn bộ ống nghiệm, sau đó đun nóng mạnh phần có chứa hỗn hợp phản ứng và ghi lại hiện tượng quan sát được.

Thí nghiệm 2 : Nhận biết halogen trong hợp chất hữu cơ

a) Lấy một mẩu dây đồng dài 20 cm có đường kính khoảng 0,5 mm và cuộn thành hình lò xo khoảng 5 cm. Đốt nóng phần lò xo trên ngọn lửa đèn cồn đến khi ngọn lửa không còn bị nhuốm màu xanh lá mạ.

b) Nhúng phần lò xo vào ống nghiệm đựng hợp chất hữu cơ có chứa halogen như CHCl3, CCl4, C6H5Br, hoặc áp phần lò xo nóng đỏ vào vỏ bọc dây điện hay mẩu dép nhựa rồi đốt phần lò xo đó trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát màu của ngọn lửa.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 38: Thực hành phân tích định tính. Điều chế và tính chất của Metan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 38 (1 tiết) thực hành Phân tích định tính. Điều chế và tính chất của metan Thí nghiệm 1 : Xác định sự có mặt của C, H trong hợp chất hữu cơ Nghiền nhỏ khoảng 0,2 á 0,3 g hợp chất hữu cơ (đường kính, băng phiến hoặc tinh bột) rồi trộn đều với 1 g bột CuO. Cho hỗn hợp vào đáy ống nghiệm khô. Cho tiếp 1 g bột CuO để phủ kín hỗn hợp. Đặt 1 mẩu bông có rắc các hạt CuSO4 khan ở phần trên của ống nghiệm. Đậy nút có ống dẫn khí sục vào ống nghiệm chứa nước vôi trong. Lắp dụng cụ như hình 4.5 (bài 27). Dùng đèn cồn đun nóng nhẹ toàn bộ ống nghiệm, sau đó đun nóng mạnh phần có chứa hỗn hợp phản ứng và ghi lại hiện tượng quan sát được. Thí nghiệm 2 : Nhận biết halogen trong hợp chất hữu cơ a) Lấy một mẩu dây đồng dài 20 cm có đường kính khoảng 0,5 mm và cuộn thành hình lò xo khoảng 5 cm. Đốt nóng phần lò xo trên ngọn lửa đèn cồn đến khi ngọn lửa không còn bị nhuốm màu xanh lá mạ. b) Nhúng phần lò xo vào ống nghiệm đựng hợp chất hữu cơ có chứa halogen như CHCl3, CCl4, C6H5Br, hoặc áp phần lò xo nóng đỏ vào vỏ bọc dây điện hay mẩu dép nhựa rồi đốt phần lò xo đó trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát màu của ngọn lửa. Thí nghiệm 3 : Điều chế và thử một vài tính chất của metan Nghiền nhỏ 1 g CH3COONa khan cùng với 2 g vôi tôi xút (CaO + NaOH) rồi cho vào đáy ống nghiệm có lắp ống dẫn khí (giống như hình 4.5). Đun nóng từ từ, sau đó đun nóng mạnh phần ống nghiệm có chứa hỗn hợp phản ứng đồng thời lần lượt làm các thao tác : a) Đưa đầu ống dẫn khí sục vào dung dịch KMnO41%. b) Đưa đầu ống dẫn khí sục vào nước brom. c) Đưa que diêm đang cháy tới đầu ống dẫn khí. d) Đưa một mẩu sứ trắng chạm vào ngọn lửa của metan. Máy phân tích nguyên tố hợp chất hữu cơ Máy phân tích nguyên tố tự động vẫn dựa trên nguyên tắc oxi hoá hoàn toàn hợp chất hữu cơ thành CO2, H2O, N2, SO2 rồi xác định chúng. Điểm khác biệt cơ bản là không dùng phương pháp hoá học để định tính và định lượng các khí tạo thành, mà dùng phương pháp sắc kí khí - khối phổ. Sơ lược về phương pháp đó là: Hỗn hợp các chất khí tạo thàmh được ép đi qua một ống dài nhồi đầy chất hấp phụ ở dạng bột rắn để tới máy phổ khối lượng. Chất khí nào bị hấp phụ kém thì tới trước, chất nào bị hấp phụ mạnh thì tới sau. Máy phổ khối lượng lần lượt ghi phổ của chúng. Số liệu được truyền sang máy tính để cho ra kết quả.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_bai_38_thuc_hanh_phan_tich_dinh_tinh.doc