Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 1: Sự điện li - Tiết 10: Kiểm tra 1 tiết

I. Mục tiêu bài học:

1.Về kiến thức:

 - Kiểm tra kiến thức về axit, bazơ, hiđrôxit lưỡng tính, muối trên cơ sở thuyết A -rê-ni-ut.

 - Sự điên li, chất điện li, Phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li.

2.Về kỹ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng vận dụng điều kiện xảy ra phản ứng giữa các ion trong dd các chất điện li.

 - Rèn luyện kĩ năng viết phương trình ion đầy đủ và phương trình ion rút gọn.

 - Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán có liên quan đến pH và môi trường axit, trung tính hay kiềm

3.Về thái độ:

 - Rèn đức tính thật thà, tự giác trong học tập

 - Đức tính, cẩu thận, chính xác, khả năng tư duy

II. Chuẩn bị:

 1.Chuẩn bị của GV: Ra đề, sao chép phát tới từng học sinh

 2.Chuẩn bị của HS : Ôn tập kiến thức trong chương

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 1: Sự điện li - Tiết 10: Kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày dạy Lớp Sĩ số 12/9/2010 11A 11B 11D Tiết 10 : KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: - Kiểm tra kiến thức về axit, bazơ, hiđrôxit lưỡng tính, muối trên cơ sở thuyết A -rê-ni-ut. - Sự điên li, chất điện li, Phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li. 2.Về kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng vận dụng điều kiện xảy ra phản ứng giữa các ion trong dd các chất điện li. - Rèn luyện kĩ năng viết phương trình ion đầy đủ và phương trình ion rút gọn. - Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán có liên quan đến pH và môi trường axit, trung tính hay kiềm 3.Về thái độ: - Rèn đức tính thật thà, tự giác trong học tập - Đức tính, cẩu thận, chính xác, khả năng tư duy II. Chuẩn bị: 1.Chuẩn bị của GV: Ra đề, sao chép phát tới từng học sinh 2.Chuẩn bị của HS : Ôn tập kiến thức trong chương III. Tiến trình bài giảng: 1. Ma trận đề kiểm tra Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Sự điện li Axit, bazo, muối 2 0,5 2 0,5 1 0,25 1 3,0 6 4,25 Sự điện li của nước, pH 2 0,5 4 1,0 1 0,25 7 1,75 Phản ứng trao đổi ion 4 1,0 4 1,0 1 2 9 4,0 Tổng 8 2 11 4,5 3 3,5 22 10 2. Câu hỏi : Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (5điểm) Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A,B,C,D đứng trước đáp án đúng: Câu 1: HClO4, HClO3, HCl đều là axit mạnh vì khi tan trong nước đều A. phân li ra anion gốc axit có chứa nguyên tử clo B. phân li hoàn toàn ra cation H+ C. phân li không hoàn toàn ra cation H+ D. phân li ra gốc axit có chứa nguyên tử Oxi Câu 2: Pb(OH)2, Sn(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3 đều có tính chất lưỡng tính, tan ít trong nước và điện li thuận nghịch theo kiểu axit hoặc bazơ. Điều đó thể hiện: A. lực bazơ yếu nhưng có lực axit mạnh B. lực axit yếu nhưng lực bazo mạnh C. chỉ có lực bazo mạnh D. lực axit và lực bazo đều yếu nhưng lực bazo mạnh hơn Câu 3: Nhỏ từ từ dd H2SO4 loãng dư vào ống nghiệm đựng Fe2O3 và Fe. Hiện tượng quan sát được là: 1. Chất rắn tan dần 2. tạo dd không màu 3. tạo dd màu nâu đỏ 4. có khí mùi hắc thoát ra 5. có khí không màu thoát ra A. 1,2,3 B. 2,4,5 C. 3,4,5 D. 1,3,5 Câu 4: Dãy nào trong các dãy chất dưới đây gồm toàn các chất điện li mạnh A. NaOH, H2SO4, KCl, CuCl2, AgCl B. H2SiO3, H3PO4, H2SO4, KOH, LiOH C. HCl, HI, CuSO4, Ba(OH)2, AgNO3 D.H2S,H2SO4, H3PO4, Fe(OH)3,CH3COOH Câu 5: Dãy các ion nào dưới đây gồm tất cả các ion dễ dàng nhận biết bằng phản ứng làm biến đổi màu dung dịch A. I-, OH-, Fe3+, Fe2+ B. Cl-, Br-, CO, NO C. H+, Ba2+, Na+, Al3+ D. Ag+, Cu2+, Zn2+, K+ Câu 6: Cho 1 gam NaOH rắn tác dụng với dung dịch chứa 1 gam HCl. Dung dịch sau phản ứng có môi trường : A. axit B. Bazo C. Trung tính D. lưỡng tính Câu 7: Trong phản ứng sau: NaH + H2O → NaOH + H2 Phân tử nước đóng vai trò : A. chất khử B. ôxi hóa C. axit D. bazo Câu 8: Trong dãy các dung dịch có cùng số nồng độ mol sau được xếp theo chiều tăng dần về độ pH là: A. H2S, NaCl, HNO3, KOH B. HNO3, H2S, NaCl, KOH C. KOH, NaCl, H2S, HNO3 D. HNO3, KOH, NaCl, H2S Câu 9: Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 300 ml dung dich có pH = 10 A. 11.10-5 gam B. 3,3.10-4 gam C. 1,1.10-4gam D. 12.10-4gam Câu 10: Dung dich chất điện li dẫn được điện là do A. sự chuyển dich của các phân tử chất hòa tan B. sự chuyển dịch của các electron C. sự chuyển dich của các cation D. sự chuyển dịch của các cation và anion Câu 11: Dung dich E có các ion : H+, K+, Mg2+, Cl-, và SO. Số chất điện li ít nhất đã hòa tan trong dung dich E là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 12: Trộn 2 dung dịch với nhau trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng giữa các ion A. dung dịch NaCl với dung dịch AgNO3 B. dung dịch HCl với dung dịch KHCO3 C. dung dịch FeCl3 với dung dịch KNO3 D. dung dịch BaCl2 với dung dịch K2CO3 Câu 13: dung dich HCl có pH = 3(dd A). Cần phải thêm vào 1ml ddA bao nhiêu ml H2O để được dd có pH = 4 ( coi tổng thể tích dd A và thể tích nước thêm vào bằng thể tích mới) A. 10 ml B. 8 ml C. 9 ml D. 12 ml Câu 14: Cho 100 ml dung dịch HCl có pH = 1 vào 100ml dung dịch NaOH có pH = 13 thu được dung dịch có pH bằng A. 5,5 B. 8 C. 7 D. 6 Câu 15: Trộn 150 ml dung dịch MgCl2 0,5M với 50 ml dung dịch NaCl 1M thì nồng độ ion Cl- trong dung dich mới là: A. 2 M B. 1,5 M C. 1,75 M D. 1 M Câu 16: Lấy mỗi chất 10 gam hòa tan hoàn toàn vào nước thành 200 ml dung dịch . Dung dịch chất nào có nồng độ mol lớn nhất. A. Na2CO3 B. Na2SO4 C. NaH2PO4 D. Ca(NO3)2 Câu 17: Độ điện li của CH3COOH trong dung dịch 0,01M là 4,25% . Nồng độ ion H+ trong dung dịch này là: A. 0,425 M B. 0,0425M C. 0,00425 M D. 0,000425 M Câu 18: Dung dịch bazo Ba(OH)2 có [Ba2+] = 5.10-4 . pH của dung dịch này là : A. 9,3 B. 8,7 C. 14,3 D. 11 Câu 19: Có thể phân biệt các chất rắn màu trắng ZnCl2, MgCl2, KCl chỉ bằng : A. nước B. dd NaOH C. dd HCl D. dd NaCl Câu 20: Khi cho Na tác dụng với dd CuSO4 có thể thu được sản phẩm là: A. Na2SO4 , Cu B. Cu(OH)2, H2 C. NaOH, Cu(OH)2 D. Cu(OH)2, Na2SO4 , H2 Phần II: Tự luận ( 5 điểm) Câu 1: (2 điểm) hãy viết 4 PTHH dạng ion đầy đủ, dạng phân tử ( các chất tham gia phản ứng có mối quan hệ khác nhau) có thể có theo phương trình ion rút gọn sau: Ba2+ + SO4 2- → BaSO4 ↓ Câu 2: (3 điểm) Để trung hòa 10 ml dung dịch chứa hai axit HCl và H2SO4 cần 40 ml dung dịch NaOH 0,5 M. Mặt khác, nếu lấy 1000 ml dung dịch axit đem trung hòa bằng một lượng vừa đủ rồi cô cạn, thu được 132 gam muối khan. Tính nồng độ mol/l của mỗi axit trong dung dịch. 3. Đáp án : Phần 1: mỗi ý đúng 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B D D C A A C C D D B C C C D A D D B D Phần 2: (5 điểm) Câu 1: (2 điểm) 1. Ba2+ +2Cl- + 2H+ + SO→ BaSO4 ↓ + 2H+ + 2Cl- BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl 2. Ba2+ + 2OH- + 2H+ + SO → BaSO4 ↓ + 2H+ + 2OH- Ba(OH)2 + H2SO4 BaSO4 + 2H2O 3. Ba2+ + 2OH- + 2Na+ + SO BaSO4 + 2Na+ + 2OH- Ba(OH)2 + Na2SO4 BaSO4 ↓ + 2NaOH 4. Ba2+ + 2NO + 2K+ + SO → BaSO4 ↓ + 2K+ + 2NO Ba(NO3)2 + K2SO4 → BaSO4 + 2KNO3 Câu 2: Gọi x là số mol của HCl trong 10 ml dung dịch axit // y // // // H2SO4 // // // // // Ta có : n NaOH = 0,04 . 0,5 = 0,02 (mol) HCl → H+ + Cl- x x x H2SO4 → 2H+ + SO H+  + OH- → H2O y 2y y Số mol H+ trong 10 ml là : x + 2y = 0,02 (mol) ( 1điểm) Số mol H+ trong 1000 ml là x + 2y = 2 (mol) NaOH + HCl → NaCl + H2O x x → x 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O 2y y y ( 1điểm) Theo đề bài ta có hệ pt: x + 2y = 2 Giải hệ pt ta được x = 0,8 58,5 x + 142 y = 132 y = 0,6 Vậy CM HCl = 0,8 : 1 = 0,8 (M) CM H2SO4 = 0,6 : 1 = 0,6(M) ( 1điểm) Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH) Tổ trưởng. ĐÁP ÁN BỔ SUNG: *Tạo thành chất kết tủa : CuS 1. Cu2+ + 2Cl- + H2S k → CuS↓ + 2H+ + 2Cl- CuCl2 + H2S CuS + 2HCl 2. Cu(OH)2 + 2H+ + S2- → CuS ↓ + 2H+ + 2OH- Cu(OH)2 + H2S dd CuS + 2H2O 3. Cu 2+ + 2Cl- + 2Na+ + S2- CuS + 2Na+ + 2Cl- CuCl2 + Na2S CuS ↓ + 2NaCl 4. Cu2+ + 2NO + 2K+ + S2- → CuS↓ + 2K+ + 2NO Cu(NO3)2 + K2S → CuS + 2KNO3 * Tạo thành Chất kết tủa: FeS 1. Fe2+ + 2Cl- + H2S k → FeS↓ + 2H+ + 2Cl- FeCl2 + H2S FeS + 2HCl 2. Fe(OH)2 + 2H+ + S2- → FeS ↓ + 2H+ + 2OH- Fe(OH)2 + H2S dd FeS + 2H2O 3. Fe 2+ + 2Cl- + 2Na+ + S2- FeS + 2Na+ + 2Cl- FeCl2 + Na2S FeS ↓ + 2NaCl 4. Fe2+ + 2NO + 2K+ + S2- → FeS↓ + 2K+ + 2NO Fe(NO3)2 + K2S → FeS + 2KNO3 * Tạo thành chất kết tủa BaCO3 1. Ba2+ +2Cl- + H2O + CO2 → BaCO3 ↓ + 2H+ + 2Cl- BaCl2 + H2O + CO2 BaCO3 + 2HCl 2. Ba2+ + 2OH- + H2O + CO2 → BaCO3 ↓ + 2H+ + 2OH- Ba(OH)2 + H2O + CO2 BaCO3 + 2H2O 3. Ba2+ + 2OH- + 2Na+ + CO BaCO3 + 2Na+ + 2OH- Ba(OH)2 + Na2CO3 BaCO3↓ + 2NaOH 4. Ba2+ + 2NO + 2K+ + CO → BaCO3 ↓ + 2K+ + 2NO Ba(NO3)2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KNO3 * Dự đoán hiện tượng quan sát và giải thích bằng các phương trình hóa học khi nhỏ từ từ dung dịch NaOH (cho đến dư) vào dung dịch AlCl3 Khi nhỏ từ từ dung dịch NaOH (cho đến dư) vào dung dịch AlCl3 ban đầu xuất hiện kết tủa, lượng chất kết tủa tăng dần đến cực đại sau đó lượng kết tủa tan dần dd trở nên trong suốt. Giải thích là do có phản ứng : AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl Lượng kết tủa tăng dần đến cực đại khi lượng AlCl3 trong dd phản ứng hết. Do Al(OH)3 lưỡng tính nên khi NaOH dư có phản ứng : Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O NaAlO2 tan dd trong suốt. * Dự đoán hiện tượng quan sát và giải thích bằng các phương trình hóa học khi nhỏ từ từ dung dịch AlCl3 (cho đến dư) vào dung dịch NaOH Ban đầu chưa có kết tủa xuất hiện sau đó kết tủa xuất hiện lượng kết tủa tăng dần rồi không đổi khi tiếp tục nhỏ dd AlCl3 dư. Giải thích : Khi nhỏ AlCl3 vào dd NaOH có phản ứng AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl Như vì NaOH dư nên kết tủa tan ngay; do có phản ứng: Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O Khi lượng NaOH phản ứng vừa đủ thì kết tủa không tan lượng kết tủa tăng dần và không đổi đến khi NaOH phản ứng hết

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_chuong_1_su_dien_li_tiet_10_kiem_tra.doc