I . Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức
- Biết được các khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh chất điện li yếu, cân bằng điện li.
2. Về kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dd chất điện li.
- Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
3.Về Thái độ
Rèn luyện đức tính cẩn thận nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.
II. Chuẩn bị
GV : Dụng cụ và hoá chất thí nghiệm tính dẫn điện.
hình 2.2 SGK và hình 2.3 SGK, phần mềm hòa tan NaCl, máy tính.,
HS : Xem lại hiện tượng dẫn điện đã đư¬ợc học trong chương trình vật lí 7
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: kết hợp với bài giảng
2. Nội dung bài dạy:
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 1: Sự điện li - Tiết 3: Sự điện li, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
22/8/2010
11A
11B
11D
Chương I: SỰ ĐIỆN LI
Tiết 3: SỰ ĐIỆN LI
I . Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức
- Biết được các khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh chất điện li yếu, cân bằng điện li.
2. Về kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dd chất điện li.
- Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
3.Về Thái độ
Rèn luyện đức tính cẩn thận nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.
II. Chuẩn bị
GV : Dụng cụ và hoá chất thí nghiệm tính dẫn điện.
hình 2.2 SGK và hình 2.3 SGK, phần mềm hòa tan NaCl, máy tính..,
HS : Xem lại hiện tượng dẫn điện đã được học trong chương trình vật lí 7
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: kết hợp với bài giảng
2. Nội dung bài dạy:
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1 : Thí nghiệm
GV: hướng dẫn hs làm thí nghiệm như sgk
HS : quan sát, nhận xét và rút ra kết luận.
Hoạt động 2 : Giải thích
GV : Tại sao các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện?
HS : Trong dung dịch các chất axit, bazơ, muối có các hạt mang điện tích
dương và điện tích âm gọi là ion. Các phân tử axit, bazơ, muối khi tan trong
nước phân li thành các ion .
GV: Cho HS xem qua trình hòa tan NaCl trong nước.
HS :Rút ra kết luận
GV đưa ra một số axit, bazơ, muối quen thuộc để HS biểu diễn sự phân li và gọi tên các ion tạo thành. Thí dụ: HNO3, Ba(OH)2, FeCl3.
Hoạt động 3:Phân loại các chất điện li
GV: Hướng dẫn hs làm thí nghiệm sgk để phát hiện một dd dẫn điện mạnh hay yếu .
HS: làm thi nghiệm, quan sát, rút ra nhận xét.
GV: Tại sao dd HCl 0, 1M dẫn diện mạnh hơn dd CH3COOH 0,1M ?
HS: Đọc sgk trả lời câu hỏi
GV: Giới thiệu bổ xung cho hs những kiến thức về chất điện li mạnh, chất điện li yếu và cách viết phương trình điệ li đối với chất điện li yếu, chất điện li mạnh như sgk
HS: Viết phương trình điện li của một số axit bazơ
GV: thông báo Sự phân li của chất điện li yếu là quá trình thuận nghịch, cân bằng điện li là cân bằng động, giống như mọi cân hóa học bằng khác, ccân bằng điện li cũng tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa – tơ- li- ê.
I .Hiện tượng điện li
1. Thí nghiệm (SGK)
- Dung dịch muối, axit, bazơ dẫn điện
- Các chất rắn khan: NaCl, NaOH và một số dung dịch: Rượu, đường, glixerin không dẫn điện.
2. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối trong nước
- Các axit, bazơ, muối khi tan trong nước phân li thành các ion làm cho dung dịch của chúng dẫn điện được.
3. Định nghĩa:
- Điện li là quá trình phân li các chất thành ion
- Những chất khi tan trong nước phân li thành các ion được gọi là chất điện li.
4.Phương trình điện li:
HCl ® H+ + Cl-
NaOH ® Na+ + OH-
NaCl ® Na+ + Cl-
II. Phân loại các chất điện li:
1. Thí nghiệm:SGK
Giải thích: Nồng độ các ion trong ddHCl lơn hơn nồng độ các ion trong dd CH3COOH, nghĩa là số phân tử HCl phân li ra ion nhiều hớnos phân tử CH2COOH phân li ra ion.
Dựa vào mức độ phân li ra ion của các chất điện li khác nhau, người ta chia các chất điện li thành chất điện li mạnh và chất điện li yếu.
2. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu:
a) chất điện li mạnh:
Chất điện li mạnh là những chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
NaCl Na+ + Cl-
Những chất điện li mạnh là các axit mạnh: HCl , HNO3 , HClO4 , H2SO4 .
Các bazơ mạnh: NaOH , KOH , Ba(OH)2..
b) Chất điện li yếu :
là những chất khi tan tronh nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dd.
Những chất điện li yếu là các axit yếu, các bazơ yếu:
Phương trình điện li:
CH3COOH CH3COO- + H+
3. củng cố - Luyện tập:
HS: nhắc lại kiến thức trọng tâm- làm bài tập
1. Trường hợp nào sau đây không dẫn điện được:
A. KCl rắn khan. B. nước biển.
C.nước sông, hồ, ao . D. dung dịch KCl trong nước.
2. Một học sinh hòa tan natri ôxit vào nước và làm thí nghiệm thấy dd thu được dẫn
được điện . Bạn đó kết luận “ Natri ôxit là chất điện li” Kết luận như vậy đúng hay sai? Hãy giải thích?
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Bài tập về nhà: 3,4,5( sgk).
Chuẩn bị bài axit, bazơ, muối.
Kiểm tra của tổ CM(BGH)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_chuong_1_su_dien_li_tiet_3_su_dien_li.doc