Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 6: Hiđrocacbon không no (Bản hay)

I. Kiến thức trọng tâm:

 - Đồng phân cis-trans.

 - Tính chất không no của anken.

 - Qui tắc cộng Maccopnhicop.

 - Điều chế và thử tính chất của anken với dung dịch brom, dung dịch KMnO4.

II. Giống nhau:

 Số tiết: 2 tiết.

 1. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp:

 - Dãy đồng đẳng của anken.

 - Đồng phân cấu tạo:

 ● Vị trí liên kết đôi.

 ● Mạch cacbon.

 2. Tính chất hóa học: dễ dàng tham gia phản ứng cộng

 - Phản ứng cộng.

 - Qui tắc cộng Maccopnhicop.

 - Phản ứng trùng hợp:

 ● Định nghĩa polime.

 ● Monome.

 ● Hệ số trùng hợp.

 ● Mắt xích.

 - Phản ứng oxi hóa hoàn toàn.

 

doc51 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 6: Hiđrocacbon không no (Bản hay), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 6. HIDROCACBON KHÔNG NO SO SÁNH CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC CẢI CÁCH VÀ PHÂN BAN * Sơ lược phân bố số tiết hóa học trong một chương: Chương trình SGK Tổng số tiết Số tiết lí thuyết Số tiết luyện tập Số tiết thực hành Số tiết kiểm tra Số bài học SGK cũ SGK mới (Ban cơ bản) 8 4 2 1 1 3 * Những nội dung mới của SGK ban cơ bản so với SGK cũ: - Nhiều khái niệm, định nghĩa, qui tắc, được thay thế: ● Định nghĩa về đồng phân cis-trans. ● Danh pháp thay thế: số chỉ vị trí liên kết đôi đặt ngay trước vị trí nhóm chức theo qui định mới của IUPAC. ● Định nghĩa hidrocacbon không no: có liên kết đôi C=C trong công thức cấu tạo thay cho liên kết đôi. ● Phản ứng thế bằng ion kim loại: phương trình hóa học viết trên AgNO3/NH3 thay cho Ag2O. - Tính chất vật lí của anken và ankin cũng được đề cập đến. - Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn của anken, ankadien, ankin. - Sản xuất anken trong công nghiệp (khác với điều chế anken trong phòng thí nghiệm). - Ngày nay, etilen giữ vai trò quan trọng, nó là một trong các nguyên liệu cơ sở cho công nghiệp hóa chất hữu cơ, thay thế cho vai trò của axetilen trước kia. - Đưa phân loại ankadien vào và chú trọng ankadien liên hợp. - Điều chế và ứng dụng của ankadien. - SGK mới nói rõ ở nhiệt độ thấp thì ưu tiên sản phẩm cộng 1,2; ở nhiệt độ cao thì ưu tiên sản phẩm cộng 1,4. - Có bài thực hành cuối chương. * Mục đích yêu cầu: - SGK mới gắn với thực tiễn, chú trọng đến ứng dụng và điều chế. - Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu bảng số liệu trong bảng số và từ bảng số liệu rút ra nhận xét. * Về phương pháp: - SGK cũ nặng về dạy các chất tiêu biểu trong mỗi dãy đồng đẳng chất hữu cơ. SGK mới dạy các chức hữu cơ có chú trọng các chất tiêu biểu. - SGK cũ nặng về lí thuyết, nhẹ về tính thực hành ứng dụng, ít vận dụng kiến thức vào thực tiễn. SGK mới coi việc vận dụng kiến thức, bồi dưỡng năng lực tự học và phương pháp tư duy, rèn luyện trí thông minh và bồi dưỡng năng lực phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo. * Về hình thức: - SGK mới, có 2 bài luyện tập giúp HS củng cố và vận dụng kiến thức. - Có bài thực hành để vận dụng lí thuyết đã học và rèn kĩ năng thực hành. - Có bài đọc thêm (cao su) bổ sung tư liệu cho bài học và góp phần giảm tải nội dung bài học. - Cuối sách có mục lục tra cứu giúp HS tìm kiếm nhanh kiến thức. - Có nhiều hình ảnh sinh động, nhiều màu, các màu đúng với màu tự nhiên của các chất để tăng hứng thú cho HS. - Đưa ra các biểu bảng, sơ đồ tạo điều kiện cho HS tiếp thu. - Đưa ra các công thức, qui tắc dễ áp dụng. * Nhận xét: - Có sự thay đổi về kiến thức giữa hai chương trình. SGK mới ban cơ bản, HS được học nhiều về tính chất hóa học hơn và coi trọng phần ứng dụng và điều chế. - Nhìn chung, SGK mới khối lượng kiến thức nhiều hơn và sâu hơn. SO SÁNH NỘI DUNG TỪNG BÀI CỤ THỂ BÀI ANKEN I. Kiến thức trọng tâm: - Đồng phân cis-trans. - Tính chất không no của anken. - Qui tắc cộng Maccopnhicop. - Điều chế và thử tính chất của anken với dung dịch brom, dung dịch KMnO4. II. Giống nhau: Số tiết: 2 tiết. 1. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp: - Dãy đồng đẳng của anken. - Đồng phân cấu tạo: ● Vị trí liên kết đôi. ● Mạch cacbon. 2. Tính chất hóa học: dễ dàng tham gia phản ứng cộng - Phản ứng cộng. - Qui tắc cộng Maccopnhicop. - Phản ứng trùng hợp: ● Định nghĩa polime. ● Monome. ● Hệ số trùng hợp. ● Mắt xích. - Phản ứng oxi hóa hoàn toàn. H2SO4 đ 170oC 3. Điều chế trong phòng thí nghiệm: C2H5OH CH2=CH2 + H2O 4. Ứng dụng. III. Khác nhau: Nội dung SGK cũ SGK mới (Ban cơ bản) Đồng phân cis-trans cis trans Đồng phân cis: 2 gốc CH3 ở cùng phía đối với liên kết đôi. Đồng phân cis: có mạch chính ở cùng một phía của liên kết đôi. Danh pháp Số chỉ vị trí mạch nhánh + tên mạch nhánh + tên mạch chính + en + số chỉ vị trí liên kết đôi. Số chỉ vị trí mạch nhánh + tên mạch nhánh + tên mạch chính + số chỉ vị trí liên kết đôi + en. Tính chất vật lí Không trình bày. Có trình bày. Nội dung SGK cũ SGK mới (Ban cơ bản) Phản ứng cộng Cộng brom và clo. Cộng halogen. Cộng axit. Cộng HX (X là OH, Cl, Br,) Phản ứng oxi hóa Chỉ học phản ứng oxi hóa hoàn toàn, phản ứng oxi hóa không hoàn toàn được đưa vào phần đọc thêm. Học phản ứng oxi hóa hoàn toàn; và phản ứng oxi hóa không hoàn toàn của etilen. Điều chế Chỉ học điều chế etilen trong phòng thí nghiệm. Học điều chế anken trong công nghiệp. IV. Nhận xét: - Kiến thức cũ, lạc hậu được thay bằng kiến thức phù hợp hơn. BÀI ANKADIEN I. Kiến thức trọng tâm: - Ankadien liên hợp: ● Phản ứng cộng. ● Phản ứng trùng hợp. II. Giống nhau: chủ yếu trình bày buta-1,3-dien. Số tiết: 1 tiết. 1. Định nghĩa. 2. Tính chất hóa học: chủ yếu đề cập đến buta-1,3-dien. ● Phản ứng cộng. ● Phản ứng trùng hợp. III. Khác nhau: Nội dung SGK cũ SGK mới (Ban cơ bản) Phân loại Không trình bày. Có trình bày. Danh pháp Số chỉ vị trí mạch nhánh + tên mạch nhánh + tên mạch chính + dien + số chỉ vị trí liên kết đôi. Số chỉ vị trí mạch nhánh + tên mạch nhánh + tên mạch chính + số chỉ vị trí liên kết đôi + dien. Phản ứng cộng. Cộng 1:1. Cho ví dụ cụ thể về cộng hidro, brom, hidrohalogenua; cộng 1:1 và 1:2. Phản ứng oxi hóa Không trình bày. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn và oxi hóa không hoàn toàn. Điều chế và ứng dụng Không trình bày. Có trình bày. Cao su Trình bày cụ thể. Đưa vào phần đọc thêm. BÀI ANKIN I. Kiến thức trọng tâm: Tính chất hóa học: ● Phản ứng cộng với HX. ● Phản ứng đime và trime hóa. ● Phản ứng thế bằng ion kim loại (với AgNO3/NH3). II. Giống nhau: Số tiết: 1 tiết. 1. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp. - Dãy đồng đẳng của anken. - Đồng phân: ● Vị trí liên kết ba. ● Mạch cacbon. 2. Tính chất hóa học: - Phản ứng cộng: H2, Br2, Cl2, axit. - Phản ứng đime và trime hóa. - Phản ứng thế bằng ion kim loại: dùng để nhận biết ank-1-in. - Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn. 3. Điều chế: - Trong phòng thí nghiệm: thủy phân canxi cacbua. CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2 - Trong công nghiệp: nhiệt phân metan. 1500oC 2CH4 C2H2 + H2↑ 4. Ứng dụng: ● Làm nhiên liệu. ● Làm nguyên liệu. III. Khác nhau: Nội dung SGK cũ SGK mới (Ban cơ bản) Danh pháp ● Tên thông thường Chỉ nói về axetilen. Trình bày tên của bốn chất đầu dãy đồng đẳng và đưa ra qui tắc gọi tên thông thường. ● Tên thay thế Số chỉ vị trí mạch nhánh + tên mạch nhánh + tên mạch chính + in + số chỉ vị trí liên kết ba. Số chỉ vị trí mạch nhánh + tên mạch nhánh + tên mạch chính + số chỉ vị trí liên kết ba + in. Tính chất vật lí Không trình bày. Có trình bày. Cộng hidro Chỉ trình bày phản ứng cộng Trình bày phản ứng cộng hidro Nội dung SGK cũ SGK mới (Ban cơ bản) 1:2 với xúc tác Ni. với xúc tác Pd/PbCO3 hoặc Pb/BaSO4 cộng 1:2. Cộng HX Cộng axit (HCl, HCN, CH3COOH HgCl2 150-2000C Cộng HX (X là OH, Cl, Br, CH3COO) xt CH≡CH+HCl CH=CHCl CH≡CH+HCl CH=CHCl Có chất xúc tác và nhiệt độ cụ thể. Hướng dẫn cụ thể áp dụng qui tắc Maccopnhicop với trường hợp cộng tác nhân bất đối xứng vào phân tử ankin bất đối xứng. Phản ứng đime và trime hóa Phản ứng đime hóa có đề cập đến nhiệt độ và áp suất cụ thể. Không nói đến. Tách riêng ra một phần là phản ứng trùng hợp. Có nhận xét: đây cũng là phản ứng cộng HX vào liên kết ba với HX là axetilen. Vì thế, phản ứng này được đưa vào phần phản ứng cộng. Phản ứng thế bằng ion kim loại NH3 Cho phản ứng với Ag2O nên phương trình phản ứng là: Cho phản ứng với AgNO3/NH3: CH≡CH + Ag2O AgC≡AgC↓ + H2O CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ + 2NH4NO3 Có nhận xét về phản ứng. Phản ứng oxi hóa Chỉ trình bày phản ứng oxi hóa hoàn toàn. Trình bày phản ứng oxi hóa hoàn toàn và phản ứng oxi hóa không hoàn toàn. Điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm Giới thiệu phản ứng sản xuất canxi cacbua từ canxi oxit. Không trình bày. IV. Nhận xét: Có những nhận xét về phản ứng, giúp HS hiểu rõ về phản ứng đó hơn, không phải học thuộc lòng một cách máy móc. MỤC TIÊU CHƯƠNG: 1. Về kiến thức: a). HS biết: ● Khái niệm về hidrocacbon không no và một vài loại hidrocacbon không no tiêu biểu: anken, ankin, ankadien. ● Biết được đặc điểm liên kết, cấu trúc phân tử, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của từng loại hợp chất. ● Tính chất hóa học của anken, ankin, ankadien. b). HS hiểu: ● Nguyên nhân tính không no của các hidrocacbon không no là do liên kết π kém bền (tính chất hóa học khác với hidrocacbon no). ● Ngoài đồng phân mạch cacbon, hidrocacbon không no còn có đồng phân vị trí liên kết bội. ● Điều kiện để tạo được polime. ● Qui tắc cộng Maccopnhicop. c). HS vận dụng: ● Qui tắc cộng Maccopnhicop vào phản ứng cộng của hidrocacbon không no. ● Xác định được đồng phân cis-trans. 2. Về kĩ năng: ● Viết công thức chung, công thức cấu tạo của hidrocacbon không no. ● Gọi tên các hidrocacbon không no. ● Viết được các phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của hidrocacbon không no. ● Nhận biết được hidrocacbon không no bằng phương pháp hóa học. 3. Về giáo dục tình cảm, thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: các sản phẩm bằng nhựa, cao su khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường do đó có ý thức sử dụng hợp lí các sản phẩm đó. - Thấy được tầm quan trọng của các hidrocacbon không no đối với nền công nghiệp. A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết: ● Cấu tạo anken. ● Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp anken. ● Tính chất vật lí của anken. ● Điều kiện có đồng phân cis-trans. ● Phân biệt anken với ankan bằng phương pháp hóa học. - HS hiểu: ● Vì sao anken có nhiều đồng phân hơn ankan tương ứng. ● Đồng phân cis-trans. ● Nguyên nhân tính không no của anken. ● Tính không no: phản ứng cộng. ● Qui tắc cộng Maccopnhicop. 2. Kĩ năng: - Từ công thức cấu tạo suy đoán được tính chất hóa học cơ bản của hidrocacbon không no. - Quan sát thí nghiệm rút ra được tính chất hóa học. B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: - Phiếu học tập. - Mô hình phân tử: butan, cis-but-2-en và trans-but-2-en. - Bảng 6.1. Tên thay thế và một vài hằng số vật lí của một số anken trang 127. - Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm: ● Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm. ● Hóa chất: hexen, Br2/CCl4. 2. Học sinh: - Ôn bài etilen. - Kiến thức về đồng đẳng, đồng phân, danh pháp. - Chuẩn bị về tính chất vật lí của anken. C. Phương pháp dạy học: - Phương pháp diễn giảng. - Phương pháp kể chuyện. - Biểu diễn thí nghiệm của giáo viên. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp thảo luận nhóm. - HS làm việc với SGK. D. Thiết kế các hoạt động dạy học: * Hoạt động 1. Tổ chức hoạt động dạy học (1’). Chúng ta đã học về hidrocacbon no gồm có ankan và xicloankan và tính chất hóa học đặc trưng của hidrocacbon no là phản ứng thế. Hôm nay, sang chương mới, chúng ta sẽ học về hidrocacbon không no, tính chất hóa học đặc trưng của chúng là gì? Tại sao gọi là không no? Trước khi bắt đầu bài mới, cô muốn kể cho chúng ta nghe một câu chuyện. Mấy chục năm trước đây, một chiếc tàu Hà Lan vượt sóng gió Đại Tây Dương đi về phía Chicago của nước Mĩ. Một chuyện lạ đã xảy ra trên tàu: trên đường đi, các cánh hoa của cây thạch trúc chở trên tàu bỗng nhiên đều khép lại. Sau khi tìm tòi, người ta phát hiện thấy từ trong một ống thép bị hở bay ra một chất khí có mùi rất thơm, đó là khí etilen. Khí etilen có khả năng gây mê, làm cho cây thạch trúc “mê thiếp” đi. Người ta đem chó đến làm thí nghiệm, chó cũng bị mê thiếp đi rất nhanh. Về sau khoa học phẫu thuật thử dùng etilen để gây mê và thấy rằng hiệu quả rất tốt. Nhưng hiện nay phẫu thuật ít dùng đến vì etilen sau khi hỗn hợp với không khí gặp tia lửa có thể nổ. Ngoài khả năng làm mê, khí etilen còn có một tính chất kì diệu khác là làm cho trái cây chín nhanh. Hôm nay, chúng ta sẽ học về etilen và dãy đồng đẳng của nó là anken. Thời gian Nội dung lưu bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp: 4’ 1. Dãy đồng đẳng anken: * Hoạt động 2. Chất đầu dãy đồng đẳng là etilen: CH2=CH2 CH2 = CH2 4 công thức phân tử tiếp theo của dãy đồng đẳng: C3H6 C4H8 C5H10 C6H12 C3H6 C4H8 C5H10 C6H12 CnH2n (n≥2) Vậy công thức chung của anken là gì và điều kiện của n? CnH2n (n ≥ 2) Vậy anken được định nghĩa chính xác như thế nào? Anken là hidrocacbon mạch hở trong phân tử có một liên kết đôi C=C. GV thông báo: ngoài tên gọi anken thì chúng còn được gọi là olefin. 10’ 2. Đồng phân: * Hoạt động 3. Gọi 3 HS lên viết đồng phân: 1. C4H10: 1. ankan của C4H10 CH3-CH2-CH2-CH3 2. anken của C3H6 3. anken của C4H8 C3H6: CH2=CH-CH3 2. C3H6: CH2=CH-CH3 C4H8: 3. C4H8: CH2=CH-CH2-CH3 CH2=CH-CH2-CH3 CH3-CH=CH-CH3 CH3-CH=CH-CH3 Vậy ta rút ra nhận xét, anken từ C mấy trở lên mới có đồng phân? C4. TG Nội dung lưu bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV cho HS quan sát mô hình phân tử butan. GV hỏi: Gọi tên hợp chất chúng ta đang quan sát? Butan. GV quay nguyên tử C2 của butan cho HS xem. HS quan sát. GV cho HS xem hai mô hình cis-but-2-en và trans-but-2-en. Hai mô hình này ứng với công thức nào ở trên? CH3-CH=CH-CH3 Đây là hai đồng phân của C4H8. Tại sao như vậy? Trong khi chúng ứng với cùng một công thức cấu tạo? Vậy khi viết đồng phân CH3-CH=CH-CH3, chúng ta đang viết ở dạng nào? Hai đồng phân này là do 2 liên kết đôi không quay quanh nhau được. Và loại đồng phân này gọi là đồng phân hình học hay đồng phân lập thể. Anken có đồng phân hình học thì chúng tồn tại hoặc ở dạng này hoặc ở dạng kia trong không gian. Cis GV giảng trên mô hình: Với mô hình này, mạch chính ở cùng một phía so với liên kết đôi gọi là đồng phân cis. Trans Mô hình này, mạch chính ở về hai phía khác nhau của liên kết đôi, gọi là đồng phân trans. Câu hỏi thảo luận: * Điều kiện để anken có đồng phân hình học: Khi nào anken có đồng phân hình học? GV hỏi: Nếu cô thay một nhóm CH3 trong cis-but-2-en bằng hidro, lúc này chúng ta có hợp chất nào? C3H6 TG Nội dung lưu bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Và còn đồng phân cis, trans không? Không C4H8 có bao nhiêu đồng phân anken tất cả? 4 Câu hỏi thảo luận: Cùng là C4 nhưng C4H10 chỉ có hai đồng phân ankan còn C4H8 có đến 4 đồng phân anken. Tại sao anken lại có nhiều đồng phân hơn ankan tương ứng? Do C4H10 chỉ có đồng phân về mạch cacbon còn C4H8 ngoài đồng phân về mạch cacbon còn có đồng phân về vị trí liên kết đôi C=C và đồng phân hình học. Kết luận: Anken có 3 loại đồng phân: ● Đồng phân vị trí liên kết đôi. ● Đồng phân mạch cacbon. ● Đồng phân hình học. Vậy chúng ta có thể ghi nhận kết luận về các loại đồng phân của anken. Kết luận: Anken có 3 loại đồng phân: ● Đồng phân vị trí liên kết đôi. ● Đồng phân mạch cacbon. ● Đồng phân hình học. 10’ 3. Danh pháp: * Hoạt động 4. a). Tên thông thường: C2H6 etan C2H4 etilen C2H6 etan C2H4 etilen C3H8 propan C3H6 propilen C3H8 propan C3H6 propilen Tên thông thường= tên mạch chính + ilen Vậy qui tắc gọi tên thông thường của anken là gì? Tên thông thường=tên mạch chính + ilen b). Tên thay thế: Qui tắc: Qui tắc: Tên thay thế = Số chỉ vị trí mạch nhánh + tên mạch nhánh + tên mạch chính + số chỉ vị trí liên kết đôi + en. Tên thay thế = Số chỉ vị trí mạch nhánh + tên mạch nhánh + tên mạch chính + số chỉ vị trí liên kết đôi + en. Lưu ý: Lưu ý: - Mạch chính là mạch dài nhất có chứa liên kết đôi. - Mạch chính là mạch dài nhất có chứa liên kết đôi. - Đánh số mạch chính sao cho: - Đánh số mạch chính sao cho: 1. Số chỉ vị trí liên kết đôi nhỏ nhất. 1. Số chỉ vị trí liên kết đôi nhỏ nhất. 2. Số chỉ vị trí mạch chính nhỏ nhất. 2. Số chỉ vị trí mạch chính nhỏ nhất. Vd1: CH2=CH-CH3 - Không có mạch nhánh không có số chỉ vị trí mạch nhánh và tên mạch nhánh. - Tên mạch chính: prop. TG Nội dung lưu bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Số chỉ vị trí liên kết đôi: không cần thiết. - en. Propen. Vd2: - Không có mạch nhánh không có số chỉ vị trí mạch nhánh và tên mạch nhánh. - Tên mạch chính: but. - Số chỉ vị trí liên kết đôi: 2. - en. But-2-en. Đồng phân cis: cis-but-2-en. Vd3: - Số chỉ vị trí mạch nhánh: 2. - Tên mạch nhánh: metyl. - Tên mạch chính: but. - Số chỉ vị trí liên kết đôi: 2. - en. 2-metyl-but-2-en. Câu hỏi thảo luận: (3’) Viết tất cả các đồng phân anken của C5H10 và gọi tên các đồng phân đó. C5H10 có bao nhiêu đồng phân anken? Các đồng phân anken của C5H10: Pent-1-en Pent-1-en TG Nội dung lưu bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Pent-2-en Pent-2-en 2-metyl-but-1-en 2-metyl-but-1-en 3-metyl-but-1-en 3-metyl-but-1-en 2-metyl-but-2-en 2-metyl-but-2-en Cis-pent-2-en Cis-pent-2-en Trans-pent-2-en Trans-pent-2-en Vậy C5H10 có tất cả 6 đồng phân anken. Vậy C5H10 có tất cả 6 đồng phân anken. 2’ II. Tính chất vật lí: * Hoạt động 5. Cho HS quan sát bảng số liệu, tự rút ra nhận xét, trình bày, ghi nhận vào tập. - Trạng thái: C2→ C4: khí. C5↑: lỏng hoặc khí. - và khối lượng riêng tăng theo chiều dài mạch cacbon. - Các anken nhẹ hơn nước và không tan trong nước. III. Tính chất hóa học: Liên kết đôi trong phân tử anken gồm hai loại liên kết nào? ● Liên kết σ. ● Liên kết π. TG Nội dung lưu bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Liên kết π: kém bền, tạo nên tính chất hóa học đặc trưng của anken dễ dàng tham gia phản ứng cộng. 14’ 1. Phản ứng cộng: * Hoạt động 6. Ni, to a). Cộng hidro: Ni, to Ni, to CH2=CH-CH3+H2 CH3-CH2-CH3 Viết sản phẩm tạo thành khi cho propen tác dụng với hidro có mặt kim loại niken làm xúc tác và đun nóng. Ni, to CH2=CH-CH3+H2 CH3-CH2-CH3 CnH2n + H2 CnH2n+2 Anken Ankan Viết phương trình hóa học khi cho anken tác dụng với hidro trong điều kiện trên. CnH2n + H2 CnH2n+2 Anken Ankan b). Cộng halogen: C7H14 + Br2→ C7H14Br2 Cho HS quan sát thí nghiệm giữa hexen và dung dịch brom gọi HS nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học. Hiện tượng: dung dịch brom mất màu. Pthh: C7H14 + Br2→ C7H14Br2 CnH2n + X2 → CnH2nX2 Gọi HS lên viết phương trình hóa học khi cho anken tác dụng với halogen. CnH2n + X2 → CnH2nX2 Phản ứng anken với dung dịch brom: ● Xảy ra ở điều kiện thường. ● Hiện tượng rõ ràng. Nên phản ứng này được dùng để phân biệt anken với ankan. c). Cộng HX (X là OH, Xl, Br, I): Gọi 4 HS lên bảng hoàn thành các sơ đồ sau: H+ CH2=CH2 + H-OH CH3-CH2OH H+ CH2=CH2 + H-OH H+ CH2=CH2 + H-OH CH3-CH2OH H+ CH2=CH2 + H-Br → CH3-CH2Br H+ CH2=CH2 + H-Br → H+ CH2=CH2 + H-Br → CH3-CH2Br CH3-CH=CH-CH3 + H-OH CH3-CH2-CHOH-CH3 CH3-CH=CH-CH3+H-OH CH3-CH=CH-CH3 + H-OH CH3-CH2-CHOH-CH3 TG Nội dung lưu bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh CH3-CH=CH-CH3 + H-Br → CH3-CH2-CHBr-CH3 CH3-CH=CH-CH3 +H-Br → CH3-CH=CH-CH3 + H-Br → CH3-CH2-CHBr-CH3 Hai em ngồi cạnh nhau sẽ cùng nhau viết sản phẩm tạo thành khi cho propen tác dụng với HBr. Gọi HS lên viết phương trình phản ứng và gọi tên sản phẩm tạo thành. GV bổ sung sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Với anken không đối xứng, khi cộng một tác nhân không đối xứng vào ta thu được hai sản phẩm. Dựa vào đâu để xác định sản phẩm chính, sản phẩm phụ? Yêu cầu HS xác định bậc của 3 nguyên tử cacbon trong phân tử propen. Qui tắc cộng Maccopnhicop. Trong phản ứng cộng HX vào liên kết đôi, nguyên tử H (hay phần mang điện tích dương) chủ yếu cộng vào nguyên tử cacbon bậc thấp hơn (có nhiều hidro hơn), còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử X (phần mang điện âm) cộng vào nguyên tử cacbon bậc cao hơn (có ít hidro hơn). Khi nào ta áp dụng qui tắc cộng Maccopnhicop? Khi ta cộng tác nhân không đối xứng vào anken không đối xứng. Câu hỏi áp dụng: (4’) Viết phương trình phản ứng giữa: ● But-1-en với HBr, xác định sản phẩm chính, sản phẩm phụ, gọi tên sản phẩm tạo thành. TG Nội dung lưu bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ● 2-metylbut-2-en với H2O có xúc tác axit. Xác định sản phẩm chính, phụ tạo thành. Kết luận: Anken tham gia phản ứng cộng với: Yêu cầu HS rút ra kết luận về các phản ứng cộng anken có thể tham gia. Kết luận: Anken tham gia phản ứng cộng với: ● H2 (xt: Ni, to). ● H2 (xt: Ni, to). ● Br2 (làm mất màu dung dịch brom). ● Br2 (làm mất màu dung dịch brom). ● HX (theo qui tắc cộng Maccopnhicop). ● HX (theo qui tắc cộng Maccopnhicop). * Củng cố: Phát phiếu học tập cho HS hoàn thành trong 4’. * Dặn dò: - Ôn tập kiến thức về phản ứng trùng hợp, phản ứng cháy và ứng dụng của etilen đã học. - Làm tất cả các bài tập trừ câu 3d. Phiếu học tập Câu 1. Hợp chất có tên là gì? A. 2-dimetylpent-4-en. B. 2,2-dimetylpent-4-en. C. 4-dimetylpent-1-en. D. 4,4-dimetylpent-1-en. (Bài tập 6.1, trang 41, sách bài tập Hóa học 11, cơ bản). Câu 2. Viết công thức cấu tạo của cis-pent-2-en? Câu 3. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt metan và etilen. (Bài tập 4a, trang 132, SGK Hóa học 11, cơ bản). Câu 4. Một anken X có công thức phân tử C4H8 khi tác dụng với HBr cho một sản phẩm duy nhất. Công thức cấu tạo của X là: A. CH2=CH-CH2-CH3 B. CH3-CH=CH-CH3 C. CH2=C(CH3)2 D. CH3-CH=C(CH3)2 (Bài tập 6.7, trang 48, sách bài tập Hóa học 11, nâng cao) Gợi ý đáp án phiếu học tập Câu 1. D. Câu 2. Câu 3. Dùng dung dịch brom, hiện tượng dung dịch brom mất màu → etilen, còn lại metan. C2H4 + Br2 → C2H4Br2 Câu 4. B. A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết: ● Tính không no: phản ứng trùng hợp. ● Điều kiện hợp chất hữu cơ có phản ứng trùng hợp. ● Phản ứng oxi hóa của anken. ● Điều chế và ứng dụng của anken. - HS hiểu: ● Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn với KMnO4 tạo rượu đa chức. ● Vì sao các anken có phản ứng tạo polime. 2. Kĩ năng: Viết được các phương trình hóa học của các phản ứng. 3. Giáo dục: HS nhận thức được: - HS biết được ứng dụng và cả tác hại của sản phẩm polime, từ đó hình thành ý thức và hành động sử dụng hợp lí các sản phẩm đó. - HS thấy được tầm quan trọng của etilen đối với nền công nghiệp. B. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: - Phần mềm Microsoft Powerpoint. - Phiếu học tập. - Hình ảnh cho trò chơi. - Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm: ● Dụng cụ: đèn cồn, ống nghiệm, giá đỡ, ống dẫn thủy tinh, chậu. ● Hóa chất: KMnO4, C2H5OH, H2SO4 đặc, đá bọt. 2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức đã học có liên quan. C. Phương pháp dạy học: - Biểu diễn thí nghiệm của giáo viên. - Phương pháp diễn giảng. - Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp đàm thoại. - HS làm việc với SGK. D. Thiết kế các hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên kiểm tra bài cũ. (8’) HS1: Câu 1. Viết tất cả các đồng phân anken của C5H8. Gọi tên các đồng phân đó. Câu 2. Điều kiện để anken có các đồng phân hình học. HS2: Câu 1. Phát biểu qui tắc cộng Maccopnhicop. Khi nào áp dụng qui tắc cộng Maccopnhicop? Câu 2. Xác định sản phẩm tạo thành khi cho propen tác dụng với HBr. Gợi ý đáp án HS1: Câu 1. Pent-1-en Pent-2-en 2-metyl-but-1-en 3-metyl-but-1-en 2-metyl-but-2-en Cis-pent-2-en Trans-pent-2-en Câu 2. Điều kiện để có đồng phân hình học: HS2: Câu 1. * Qui tắc cộng Maccopnhicop: Trong phản ứng cộng HX vào liên kết đôi, nguyên tử H (hay phần mang điện tích dương) chủ yếu cộng vào nguyên tử cacbon bậc thấp hơn (có nhiều hidro hơn), còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử X (phần mang điện âm) cộng vào nguyên tử cacbon bậc cao hơn (có ít hidro hơn). * Ta áp dụng qui tắc cộng Maccopnhicop khi cộng tác nhân không đối xứng vào anken không đối xứng. Câu 2. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ * Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập. GV cho HS xem một số hình ảnh nhựa được làm từ PE hoặc PP. Đây là nhựa tổng hợp mà thành phần để tổng hợp nên nó chính là anken, hôm nay chúng ta sẽ được học về phản ứng tổng hợp nên các loại nhựa này. 6’ * Hoạt động 2. 2. Phản ứng trùng hợp: Khi có nhiệt độ, áp suất và xúc tác thích hợp, các anken có thể tham gia phản ứng cộng hợp liên tiếp với nhau, tạo thành những phân tử có mạch rất dài và phân tử khối lớn. to, p, xt + CH2=CH2 + CH2=CH + CH2=CH2 + to, p, xt -CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2- n nCH2 = CH2 –CH2-CH2– Phản ứng trùng hợp (thuộc loại phản ứng polime hóa) là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành những phân tử rất lớn (gọi là polime). Monome: CH2=CH2 n Polime: –CH2-CH2– Mắt xích: –CH2-CH2– Hệ số trùng hợp: n, thường lấy giá trị trung bình. Câu hỏi áp dụng: to, p, xt Viết sơ đồ phản ứng trùng hợp propilen và chỉ rõ monome, polime, mắt xích, hệ số trùng hợp. nCH2=CH-CH3 propilen Polipropilen (PP) Monome: CH3-CH2=CH Polime: Mắt xích: Hệ số trùng hợp: n. 6’ * Hoạt động 3. 3. Phản ứng oxi hóa: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV biểu diễn cho HS xem hai thí nghiệm: 1. Thí nghiệm sục khí C2H4 vào dung dịch thuốc tím. 2. Đốt khí C2H4. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng. 1. Dung dịch thuốc tím mất màu, xuất hiện kết tủa đen. 2. Etilen cháy trong không khí với ngọn lửa màu vàng. a). Phản ứng oxi hóa hoàn toàn: Chúng ta đã học về phản ứng cháy của hợp chất hữu cơ, vậy ai có thể lên viết phương trình hóa học phản ứng cháy của an

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_chuong_6_hidrocacbon_khong_no_ban_hay.doc