I. Mục tiêu bài học – Tư liệu soạn giảng, chuẩn bị của thầy và trò.
1. Mục tiêu bài học
a. Kiến thức
Biết được :
Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học.
Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken.
Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của anken.
Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Ứng dụng.
Tính chất hoá học : Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp ; phản ứng trùng hợp ; phản ứng oxi hoá.
b Kĩ năng
Quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất.
Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).
Viết các phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp cụ thể.
Phân biệt được một số anken với ankan cụ thể.
Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken.
Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí có một anken cụ thể.
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 6: Hiđrocacbon không no - Tiết 41+42, Bài 29: Anken - Trường THPT Trạm Tấu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/2/2011
Chương 6 HIĐROCACBON KHÔNG NO
Tiết 41+42 Bài 29 ANKEN
I. Mục tiêu bài học – Tư liệu soạn giảng, chuẩn bị của thầy và trò.
1. Mục tiêu bài học
a. Kiến thức
Biết được :
- Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học.
- Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken.
- Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của anken.
- Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Ứng dụng.
- Tính chất hoá học : Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp ; phản ứng trùng hợp ; phản ứng oxi hoá.
b Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất.
- Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).
- Viết các phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp cụ thể.
- Phân biệt được một số anken với ankan cụ thể.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken.
- Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí có một anken cụ thể.
* Trọng tâm:
- Dãy đồng đẳng và cách gọi tên theo danh pháp thông thường và danh pháp hệ thống/ thay thế của anken.
- Tính chất hoá học của anken.
- Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và sản xuất trong công nghiệp
2. Tư liệu soạn giảng
SGK, SGV , chuẩn kiến thức hoá 11
3. Chuẩn bị của thầy và trò
Mô hình phân tử etilen, mô hình đồng phân hình học cis-trans của but-2-en (hoặc tranh vẽ).
Ống nghiệm, nút cao su kèm ống dẫn khí, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, bộ giá thí nghiệm.
Hoá chất: H2SO4 đặc, C2H5OH, cát sạch, dung dịch KMnO4, dung dịch Brom.
II. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định lớp:Kiểm tra sĩ số
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
2/1/2011
41
11A
2/1/2011
41
11B
2/2/2011
41
11C
2. Kiểm tra bài cũ: Trong nội dung bài
3. Bài mới:
Gv yêu cầu hs đọc, nắm được các khái niệm: hidrocacbon không no, anken, ankin, ankadien và nêu nội dung bài học anken.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Đồng đẳng, đồng phân
a. Đồng đẳng
Gv nêu CTPT, CTCT của etilen, yêu cầu hs: - Nhận xét đặc điểm cấu tạo của etilen, nêu định nghĩa về anken hay olefin
- Hs: trong phân tử etilen có 1 liên kết đôi.
+ anken là những hidrocacbon không no mạch hở trong phân tử có 1 liên kết đôi C=C
- Viết CTPT của các chất tiếp theo(5 chất) trong dãy đồng đẳng và công thức chung của anken.
b. Đồng phân
- Đồng phân cấu tạo
Gv giới thiệu anken có 1 liên kết đôi trong phân tử nên ngoài đồng phân mạch C, anken còn có đồng phân vị trí liên kết đôi
Hs quan sát các đồng phân của C4H8 và vận dụng viết các đồng phân của C5H10
- Đồng phân hình học.
GV viết CTCT của but – 2 en dưới dạn cis và trans. Gv yêu cầu hs:
- Nhận xét về đồng phân hình học, đồng phân cis và đồng phân trans
- Kết luận về dạng đồng phân của anken, so sánh với ankan
- Giải thích vì sao anken có nhiều đồng phân hơn ankan.
HS: Vì anken ngoài đồng phân mạch C còn có đồng phân vị trí lk đôi và đồng phân hình học.
GV: ĐK để có đồng phân hình học: là anken bất đối xứng.
Hoạt động 2. Danh pháp
a. Tên thông thường
Gv giới thiệu tên của một số anken yêu cầu hs so sánh tên ankan tương ứng, và rút ra qui tắc gọi tên thông thường.
b. Tên thay thế.
gv sử dụng bảng 6.1 tổ chức cho hs quan sát cột CTCT, CTPT, tên thay thế của một số anken trong bảng, đọc SGK và nhận xét qui luật tên thay thế của anken
Gv nhấn mạnh về các chọn và đánh số mạch chính, tên nhánh theo vần chữ cái và cho hs gọi tên chất khi biết CTCT và viết CTCT khi biết tên gọi của chất
I/ Đồng đẳng, đồng phân , danh pháp
1. đồng đẳng :
- ĐN: Anken là những hidrocacbon mạch hở trong phân tử có 1 liên kết đôi C = C
-KN Đồng đẳng: C2H4, C3H6, C4H8,..CnH2n(n ≥ 2) lập thành dãy đồng đẳng anken (olefin)
2. Đồng phân
a/ Đồng phân cấu tạo
Từ C4H8 trở đi có đồng phân anken về vị trí liên kết đôi và đồng phân mạch C
VD: đồng phân của C4H8
b/ Đồng phân hình học
Điều kiện: R1 # R2 và R3 # R4
Đồng phân cis khi mạch chính nằm cùng một phía của liên kết C = C
Đồng phân trans khi mạch chính nằm hai phía khác nhau của liên kết C = C
3.Danh pháp
a. Tên thông thường
CH2 = CH2 CH2 = CH - CH3
Etilen propilen
C4H10 Butilen
Một số ít anken có tên thông thường: đổi đuôi an tương ứng thành ilen
b.Tên hệ thống
- Anken mạch không phân nhánh: Tên mạch chính – vị trí liên kết đôi – en
Anken mạch phân nhánh:
Số chỉ vị trí - Tên nhánh - Tên mạch chính - Số chỉ vị trí LK đôi - en
VD:
2- metyl-but-2-en
4. Củng cố
Gv nhắc lại các nội dung trọng tâm trong bài: Định nghĩa anken, đồng phân và danh pháp anken
Áp dụng làm bài tập số 3/132 SGK
5. Dặn dò
Hs về nhà học bài viết các đồng phân của C5H10 và gọi tên các đồng phân đó.
III/ Rút kinh nghiệm, bổ sung.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 3/1/2012
Tiết 42 Bài 29
ANKEN (Tiếp)
II. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định lớp:Kiểm tra sĩ số
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
4/1/2012
42
11A
4/1/2012
42
11B
6/1/2012
42
11C
2. Kiểm tra bài cũ: Viết các đồng phân của C4H8 và gọi tên các đồng phân đó
3. Bài mới:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất vật lý
Gv: yêu cầu Hs quan sát nhiết độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của một số anken trong bảng 6.1 và nêu nhận xét về:
- Qui luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của các anken theo chiều tăng khối lượng phân tử.
- Trạng thái tự nhiên của các anken ở điều kiện thường.
HS: Nghiên cứu SGK và trình bày t/c vật lý của anken
Hoạt động 2:
HS phân tích đặc điểm cấu tạo phân tử anken, dự đoán trung tâm phản ứng.
Hoạt động 3:
HS viết phương trình phản ứng của etilen với H2 (đã biết ở lớp 9) từ đó viết PTTQ anken cộng H2
Hoạt động 4:
GV hướng dẫn HS nghiên cứu hình 7.3 trong SGK, rút ra kết luận và viết PTPƯ anken cộng Br2 .
HS quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích bằng phương trình phản ứng.
Hoạt động 5:
GV gợi ý để HS viết PTPƯ anken với hiđro halogenua (HCl, HBr, HI), axit H2SO4 đậm đặc.
Chú ý: cách cộng HX vào anken để thu được 2 sản phẩm từ đó áp dụng quy tắc Maccopnhicop
HS viết phương trình phản ứng trùng hợp etilen với nước, sơ đồ phản ứng propen với HCl, isobuten với nước, GV nêu sản phẩm chính, phụ.
HS nhận xét rút ra hướng của phản ứng cộng axit và nước vào anken.
Hoạt động 6:
GV viết sơ đồ và phương trình phản ứng trùng hợp etilen, HS nhận xét, viết sơ đồ và PTPƯ trùng hợp anken khác.
GV hướng dẫn HS rút ra các khái niệm phản ứng trùng hợp, polime, mônme, hệ số trùng hợp...
Hoạt động 7:
HS viết PTPƯ cháy tổng quát, nhận xét về tỉ lệ số mol H2O và số mol CO2 sau phản ứng là 1:1.
GV làm thí nghiệm, HS nhận xét hiện tượng, GV viết phương trình phản ứng, nêu ý nghĩa của phản ứng.
Lưu ý: Nên dùng dung dịch KMnO4 loãng.
Hoạt động 8: HS dựa vào kiến thức đã biết nêu phưương pháp điều chế anken
GV nêu cách tiến hành thí nghiệm như hình vẽ
Hoạt động 9: HS nghiên cứu SGK rút ra ứng dụng cơ bản của anken.
II. Tính chất vật lý(sgk)
- C2 – C4: là chất khí
C5 – C17 : là chất lỏng
C18 trở lên là chất rắn
- nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy tăng theo chiều tăng của phân tử khối.
IV. Tính chất hóa học
Liên kết đôi C = C là trung tâm phản ứng.
Liên kết p ở nối đôi của anken kém bền vững nên trong phản ứng dễ bị đứt ra để tạo thành liên kết s với các nguyên tử khác
1.Phản ứng cộng
a. Cộng hiđro (phản ứng hiđro hoá):
CH2 = CH-CH3 + H2CH3 – CH2-CH3
TQ CnH2n + H2 CnH2n + 2
b.cộng halogen (phản ứng halogen hoá) :
CH2 = CH2 + Br2 →CH2Br - CH2Br
(nâu) không màu
c. Cộng HX(X là OH, Cl,Br)
CH2 = CH2 + H-OH →CH3CH2OH
Qui tắc cộng Maccopnhicop(Sgk)
2.Phản ứng trùng hợp:
nCH2 = CH2 ( - CH2 - CH2 - )n
etilen polietilen(PE)
3. Phản ứng oxi hoá:
a/ Phản ứng oxi hoá hoàn toàn
CnH2n + O2 → nCO2+ nH2O; ΔH<0
b/ Oxi hoá bằng kali pemanganat
3C2H4+2KMnO4+2H2O→
3C2H4(OH)2+ 2KOH + 2MnO2
IV. Điều chế:
1. Trong phòng thí nghiệm
C2H5OH C2H4 + H2O
2. Trong công nghiệp
CnH2n+ 2 CnH2n + H2
V. ứng dụng :
-/ Tổng hợp polime
-/ Tổng hợp các hoá chất khác
Cũng cố : làm bài tập 3 sgk
4. củng cố
Gv nhắc lại nội dung trọng tâm của bải là phần tính chất hoá học
Làm bài tập 3/132 SGK
Bài 3: Viết PTHH của các phản ứng:
a. propilen tác dụng với H đun nóng(xúc tác Ni)
b.but-2-en tác dụng với hiđroclorua.
c. metylpropen tác dụng với nước có xúc tác axit
(CH3)2C=CH2 + H2O (CH3)2COH – CH3
III/ Kinh nghiệm thu được sau giờ dạy
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_chuong_6_hidrocacbon_khong_no_tiet_41.doc