Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 1: Sự điện li - Lưu Ngọc Hân

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Biết được các khái niệm về sự điện li, chất điện li.

 - Hiều nguyên nhân về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.

 - Hiểu được cơ chế của quá trình điện li.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng thực hành: quan sát, so sánh.

 - Rèn luyện khả năng lập luận logic.

II. Phương pháp và phương tiện:

- Phương pháp: đàm thoại, diễn giảng, nêu vấn đề

- Phương tiện: Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm đo độ dẫn điện.

III. Tổ chức dạy học:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Dạy bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 1: Sự điện li - Lưu Ngọc Hân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: SỰ ĐIỆN LI BÀI 1: SỰ ĐIỆN Li I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Biết được các khái niệm về sự điện li, chất điện li. - Hiều nguyên nhân về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li. - Hiểu được cơ chế của quá trình điện li. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng thực hành: quan sát, so sánh. - Rèn luyện khả năng lập luận logic. II. Phương pháp và phương tiện: Phương pháp: đàm thoại, diễn giảng, nêu vấn đề Phương tiện: Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm đo độ dẫn điện. III. Tổ chức dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Dạy bài mới NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS I/ Hiện tượng điện ly 1. Thí nghiệm: SGK Kết quả: - Dung dịch axit, bazơ và muối dẫn điện - Các chất rắn khan: NaCl, NaOH, và một số dung dịch rượu, đường không dẫn điện 2. Nguyên nhân tính chất dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ, muối trong nước: - Các muối, axit, bazơ khi tan trong nước phân li ra các ion làm cho dung dịch của chúng dẫn điện. - Quá trình phân li các chất thành ion gọi là sự điện li. - Những chất tan trong nước tan trong nước phân li thành ion gọi là chất điện li. Vậy axit, bazơ, muối là những chất điện li - Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li. VD: NaCl à Na+ + Cl- II/ Cơ chế của quá trình điện li: 1. Cấu tạo phân tử nước: - Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết cộng hóa trị có cực. - Phân từ có cấu tạo dạng góc. Do đó phân tử nước phân cực mạnh. Vậy: phân tử H2O là phân tử có cực 2. Quá trình phân li của NaCl trong nước: - Tinh thể NaCl là tinh thể ion - Dưới tác dụng của các phân tử nước phân cực. Các ion Na+ và Cl- tách khỏi tinh thể đi vào dung dịch. - Quá trình điện li của NaCl đươc biểu diễn bằng phương trình. NaCl à Na+ + Cl- 3. Quá trình điện li của HCl trong nước: - Phân tử HCl là phân tử có cực - Do lực tương tác giữa các phân tử nước và HCl. Phân tử HCl phân li thành các ion H+, Cl-. - Quá trình điện li đó được biểu diễn bằng phương trình trình điện li: HCl à H+ + Cl- Hoạt động 1 (15 phút) GV Lắp hệ thống thí nghiệm như sách giáo khoa và làm thí nghiệm biểu diễn với dd NaCl, nước cất, dd sacarozơ, NaCl rắn khan, NaOH rắn khan HS quan sát và nhận xét GV đặt vấn đề: tại sao các dung dịch axit, bazơ và muối dẫn được điện. HS: do trong dd có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do gọi là các ion GV: kết luận GV: thế nào là sự điện li? GV: thế nào là chất điện li? Hoạt động 2 (7 phút) GV đặt vấn đề: Tại sao nước nguyên chất và tinh thể NaCl không dẫn điện nhưng hòa tan NaCl vào nước thì tạo dung dịch dẫn được điện. muốn hiểu vấn đề này chúng ta phải tìm hiểu đặc điểm cấu tạo phân tử nước. GV: em hãy cho biết liên kết trong phân tử nước là liên kết gì? GV:phân tử nước có cấu trúc như thế nào? GV kết luận Hoạt động 3 (10 phút) GV: em hãy nhắc lại đặc điểm cấu tạo của tinh thể NaCl? HS: các ion Na+, Cl- phân bố luân phiên đều đặn tại các nút mạng tinh thể. GV: khi cho NaCl và nước có quá trình nào xảy ra? GV dùng bảng vẽ GV giải thích trong dd các ion Na+, Cl- không tồn tại độc lập mà bị các phân tử nước bao quanh, đó là hiện tượng hiđrat hoá. GV giới thiệu phương trình điện li Hoạt động 4 (10 phút) GV đặt vấn đề: các phân tử có liên kết cộng hóa trị có cực khi tan trong nước có phân li như tinh thể ion hay không? - Gợi ý: Phân tử HCl phân cực mạnh - Tập hợp các ý kiến => kết luận. GV bổ sung cac phân tử ancol etylic, sacarozơ, glixerol có liên kết phân cực rất yếu nên là các chất không điện li. 4. Củng cố: GV dung bài tập 3 SGK 5. Dặn dò: - Học bài, làm các bài tập 4,5 SGK và các bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị bài phân loại các chất điện li IV. Rút kinh nghiệm: ....

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_bai_1_su_dien_li_luu_ngoc_ha.doc