Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 12: Khái quát về nhóm Nitơ

I. Mục tiêu bài học:

 1. Về kiến thức :

 - Biết được tên các nguyên tố thuộc nhóm nitơ.

 - Hiểu được đặc điểm cấu tạo nguyên tử và vị trí của nhóm nitơ trong BTH.

 - Hiểu được sự biến đổi tính chất của các đơn chất và một số hợp chất trong nhóm.

 2. Về kĩ năng :

 - Vận dụng được kiến thức về cấu tạo nguyên tử và vị trí của nhóm nitơ để hiểu được những TCHH chung của các nguyên tố nhóm nitơ.

 - Vận dụng quy luqqtj chung về biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất trong một nhóm A để giải thích sự biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất các nguyên tố nhóm nitơ.

 II. Chuẩn bị:

 Gv: Bảng tuần hoàn.

 Hs: Xem lại phần kiến thức chương 1 và chương 2 SGK hóa học lớp 10.

III. Tổ chức hoạt động dạy học:

1. ổn định lớp :

2. Bài mới :

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 12: Khái quát về nhóm Nitơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25/ 09/2005 Tiết pp : 18 Bài 12: khái quát về nhóm nitơ I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức : - Biết được tên các nguyên tố thuộc nhóm nitơ. - Hiểu được đặc điểm cấu tạo nguyên tử và vị trí của nhóm nitơ trong BTH. - Hiểu được sự biến đổi tính chất của các đơn chất và một số hợp chất trong nhóm. 2. Về kĩ năng : - Vận dụng được kiến thức về cấu tạo nguyên tử và vị trí của nhóm nitơ để hiểu được những TCHH chung của các nguyên tố nhóm nitơ. - Vận dụng quy luqqtj chung về biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất trong một nhóm A để giải thích sự biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất các nguyên tố nhóm nitơ. II. Chuẩn bị : Gv : Bảng tuần hoàn. Hs : Xem lại phần kiến thức chương 1 và chương 2 SGK hóa học lớp 10. III. Tổ chức hoạt động dạy học: ổn định lớp : Bài mới : Nội dung Hoạt động thầy và trò I. Vị trí của nhóm nitơ trong BTH: Sgk II. Tính chất chung của các nguyên tố nhóm nitơ : 1. Cấu hình e của nguyên tử : - Lớp e ngoài cùng : ns2np3. Có 5e ngoài cùng trong đó có 3e độc thân => trong các hợp chất chúng có cộng hóa trị 3. - ở trạng thái kích thích có 5e độc thân (trừ N) => trong các hợp chất chúng có cộng hóa trị 5. 2. Sự biến đổi tính chất của các đơn chất : a) Tính oxi hóa-khử : - Trong hợp chất có các số oxi hóa: +5, +3, -3. Riêng N còn thêm +1, +2, +4 => có tính oxi hóa và khử. - Khả năng oxi hóa giảm dần từ N->Bi. b) Tính kim loại-phi kim: Đi từ N->Bi tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần. 3. Sự biến đổi tính chất của các hợp chất : a) Hợp chất với Hiđro: - Có CT chung RH3, dd RH3 không có tính axit. - Độ bền nhiệt giảm từ N-> Bi. - Tính khử tăng từ N-> Bi b) Oxit và Hiđroxit: Sgk - Số oxi hóa cao nhất với ôxi là +5. - CT oxit và Hiđroxit quan trọng : + Với số oxh +5 N2O5 P2O5 HNO3 H3PO4 + Với số oxh +3 As2O3 Sb2O3 Bi2O3 As(OH)3 Sb(OH)3 Bi(OH)3 - Tính bazơ của các oxit và hiđroxit tăng còn tính axit giảm. Hoạt động 1 - Gv yêu cầu Hs tìm nhóm nitơ trong BTH, gọi tên các nguyên tố trong nhóm, cho biết vị trí của nhóm trong BTH. Hoạt động 2 - Gv: Từ vị trí của nhóm trong BTH yêu cầu HS nhận xét : + Số e lớp ngoài cùng. + Phân bố các e lớp ngoài cùng vào các obitan. + Nhận xét về số e độc thân ở trạng thái cơ bản, ở trạng thái kích thích. + Khả năng tạo thành LKHH từ các e độc thân. - Hs nghiên cứu SGK, dưới sự dẫn dắt của Gv lần lượt giải quyết từng vấn đề. Hoạt động 3 - gv giúp Hs nhớ lại: + Một số khái niệm: Tính kim loại, phi kim, yính oxi hóa - khử, độ âm điện. + Quy luật chung về sự biến đổi tính kim loại - phi kim, tính oxi hóa - khử, độ âm điện theo nhóm A. - Gv yêu cầu Hs vận dụng quy luật trên để phát hiện trong nhóm nitơ nguyên tố nào có tính phi kim mạnh nhất, tính kim loại mạnh nhất, dựa vào số liệu trong bảng 3.1 để chứng minh điều đó. Hoạt động 4 - Hs nghiên cứu Sgk cho biết : + Hóa tri của các ngtố nhóm nitơ với Hidro bằng bao nhiêu ? Viết công thức chung của các hợp chất này ? + Sự biến đổi tính bền của các hợp chất hidrua này ? - Gv nhận xét ý kiến của Hs. Hoạt động 5 - Hs nghiên cứu Sgk và cho biết : + Các nguyên tố nhóm nitơ tạo thành hợp chất với oxi có số oxi hóa cao nhất bằng bao nhiêu ? + Viết công thức một số oxit, hodroxit quan trọng của các nguyên tố nhóm nitơ ? + Cho biết quy luật về độ bền của các số oxi hóa, sự biến đổi tính axit, bazơ, của các oxit và hidroxit ? - Gv nhận xét ý kiến của Hs. Củng cố bài : Gv dùng bài tập 2, 3 để củng cố bài 3) Dặn dò: Về nhà làm bài tập 2, 3, 4, 5 Sgk. Xem lại cấu tạo phân tử Nitơ trong phần LKHH Sgk lớp 10. 4) Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_bai_12_khai_quat_ve_nhom_nit.doc
Giáo án liên quan