Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 16: Phân bón hóa học - Lưu Ngọc Hân

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

 1. Kiến thức:

 - Biết vai trò của các nguyên tố N,P,K và các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng

 - Biết thành phần 1 số loại phân bón hoá học thường dung

 - Bảo quản và sử dụng 1 số loại phân bón hoá học

 2. kĩ năng

 - Có khả năng phân biệt 1 số loại phân bón hoá học

 - Có khả năng đánh giá chất lượng của từng loại phân bón dựa vào hàm lượng nguyên tố dinh dưỡng và làm các bài tập.

 II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Phương pháp đàm thoại, diễn giảng

- Phương tiện: tranh ảnh liên quan

 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau

Quặng photphoric → photpho → đi photpho pentaoxit → axit photphoric → amoni photphat → axit photphoric → natri photphat → bac photphat

 GV nhận xét và cho điểm

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 16: Phân bón hóa học - Lưu Ngọc Hân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Tiết 24 Bài 16: PHÂN BÓN HÓA HỌC I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1. Kiến thức: - Biết vai trò của các nguyên tố N,P,K và các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng - Biết thành phần 1 số loại phân bón hoá học thường dung - Bảo quản và sử dụng 1 số loại phân bón hoá học 2. kĩ năng - Có khả năng phân biệt 1 số loại phân bón hoá học - Có khả năng đánh giá chất lượng của từng loại phân bón dựa vào hàm lượng nguyên tố dinh dưỡng và làm các bài tập. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN - Phương pháp đàm thoại, diễn giảng - Phương tiện: tranh ảnh liên quan III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau Quặng photphoric → photpho → đi photpho pentaoxit → axit photphoric → amoni photphat → axit photphoric → natri photphat → bac photphat GV nhận xét và cho điểm 3. Dạy bài mới. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS I/ Phân đạm: Cung cấp N cho cây trồng dưới dạng NH4+ hoặc NO3- - Bón cho cây trồng giúp phát triển mạnh, nhanh, cành là xanh tươi, cho nhiều quả, hạt, củ - Phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ % về khối lượng N trong hợp chất. 1. Phân đạm amoni - Đó là các loại muối amoni: NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3 - Các muối điều chế từ amoniac và axit tương ứng. - Khó bảo quản, làm chua đất nhưng cây trồng dễ hấp thu 2. Phân đạm nitrat: - Đó là các loại muối: NaNO3, Ca(NO3)2 - Điều chế từ axit nitric và cacbonat kim loại tương ứng. - Khó bảo quản (dễ hút ẩm và chảy rửa) nhưng cây trồng dễ hấp thu và phù hợp cho đất mặn 3. Phân Ure: Phân ure là (NH2)2CO Điều chế từ: 2NH3 + CO2 à (NH2)2CO + H2O Khi bón vào đất: - Bị phân huỷ thành NH3 hoặc (NH2)2CO + 2H2O à (NH4)2CO3 Dễ chảy rữa nhưng bù lại là hàm lượng đạm cao, ít ảnh hưởng tới môi trường II/ Phân lân: - Phân lân cung cấp photpho cho cây trồng dưới dạng PO43-. - Bón cho cây trong thời kì sinh trưởng - Bón cho các loại cây lấy lá, hạt, quả hoặc củ. - Độ dinh dưỡng được đánh giá theo % khối lượng P2O5. 1. Supephotphat: a. Supephotphat đơn: Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 à Ca(H2PO4)2 + CaSO4 ↓ Ca(H2PO4)2 dễ tan nhưng hàm lượng lân trong supephotphat đơn thấp b. Supephotphat kép: Ca3(PO3)2 + H3PO4 à Ca(H2PO4)2 Hàm lượng lân trong supephotphat kém cao, chuyên chở đỡ tốn kém 2. Lân nung chảy: - Là hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magie - Cây trồng khó hấp thu, hàm lượng lân thấp - Thích hợp cho loại đất chua III/ Phân kali: - Phân kali cung cấp kali cho cây trồng dưới dạng K+ VD: KCl, K2SO4.... - Giúp cây trồng hấp thu nhiều đạm, tạo đường, bột, chất xơ, cất dầu tăng cường sức chống chịu. - Phân kali được đánh giá theo tỉ lệ % của K2O. IV/ Một số loại phân bón khác 1. Phân hỗn hợp và phân phức hợp: Là loại phân chứa đồng thời 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng. a. Phân hỗn hợp - Phân hỗn hợp chứa N,P,K theo tỉ lệ VD: nitrophotka b. Phân phức hợp được sản xuất bằng phương pháp hóa học: VD: amophot 2. Phân vi lượng Cung cấp các nguyên tố như: B, Cu, Mo, Mg, Zn ở dạng đơn chất. -Mục đích: tăng khả năng kích thích quá trình sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp Hoạt động 1 (15 phút) GV: phân đạm là gì? GV : những loại cây nào cần bón phân đạm ?và nêu cách đánh giá độ dinh dưỡng của phân phân đạm? GV : Có những loại phân đạm nào ? GV :Em hãy nêu ví dụ và đặc điểm của phân đạm amoni ?nên bón phân này cho loại đất nào ? vì sao ? HS : bón cho đất ít chua. Vì bị thuỷ phân tạo môi trường axit. GV : Có thể bón phân đạm amoni cùng với vôi bột để khử chua được không ? tại sao ? HS : không. Vì ion amoni bị phân huỷ trong môi trường kiềm. GV yêu cầu học sinh trình bày cách điều chế phân đạm nitrat. GV: phân đạm amoni và đạm nitrat có đặc điểm gì giống và khác nhau?nên bón cho loại đất nào? GV yêu cầu học sinh trình bày cách điều chế ure? GV: Tại sao ure được sử dụng rộng rãi? HS: rẻ tiền và hàm lượng đạm cao. GV: nhược điểm của urê là gì? HS nêu quá trình chuyển hóa của urê khi bón vào đất? Hoạt động 2 (10 phút) GV: phân lân là gì? GV yêu cầu học sinh trình bày tác dụng của phân lân. GV : Dựa vào đâu để đánh giá hàm lượng lân trong phân. GV : có mấy loại phân lân ? GV: supephotphat đơn được sản xuất như thế nào ? em hãy viết PTHH ? GV : hãy cho biết quá trình sản xuất phân supephotphat kép ? GV: supephotphat đơn và kép giống và khác nhau như thế nào? HS : giống là đều chứa nguyên tố dinh dưỡng là P Khác : hàm lượng P2O5 của supephotphat kép cao hơn. GV : hãy cho biết thành phần của phân lân nung chảy ? GV : phân lân nung chảy thích hợp cho loại đát nào ? Hoạt động 3 (5 phút) GV : phân kali là gì ? GV : những loại hợp chất nào được dùng làm phân kali ? GV : phân kali cần thiết cho cây trồng như thế nào ? GV yêu cầu học sinh trình bày tác dụng và cách đánh giá phân kali? Hoạt động 4 (10 phút) GV: phân hỗn hợp và phân phức hợp giống và khác nhau như thế nào ? GV : có những loại phân hỗn hợp và phức hợp nào ? GV : phân vi lượng là gì ? GV : tại sao phải bón phân vi lượng cho đất ? 4. Củng cố: Bằng PPHH nhận biết các loại phân sau : amoni sunfat, amoni clorua, natri nitrat 5. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập trang 70 SGK. - Chuẩn bị bài luyện tập IV. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_bai_16_phan_bon_hoa_hoc_luu.doc