I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Biết được thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Hiểu được thế nào là độ điện li, cân bằng điện li.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng độ điện li để biết chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Dùng thực nghiệm để nhận biết chất điện li mạnh, chất điện li yếu, chất không điện li.
II. Phương pháp và phương tiện:
- Phương pháp: đàm thoại, diễn giảng, nêu vấn đề
- Phương tiện:
Dụng cụ thí nghiệm về tính dẫn điện của dung dịch. Dung dịch HCl và CH3COOH cùng nồng độ.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày cấu tạo phân tử nước và cơ chế phân li của NaCl?
GV nhận xét và cho điểm
3. Dạy bài mới
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 2: Phân loại các chất điện li - Lưu Ngọc Hân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2: PHÂN LOẠI CÁC CHẤT ĐIỆN LI
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Biết được thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Hiểu được thế nào là độ điện li, cân bằng điện li.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng độ điện li để biết chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Dùng thực nghiệm để nhận biết chất điện li mạnh, chất điện li yếu, chất không điện li.
II. Phương pháp và phương tiện:
Phương pháp: đàm thoại, diễn giảng, nêu vấn đề
Phương tiện:
Dụng cụ thí nghiệm về tính dẫn điện của dung dịch. Dung dịch HCl và CH3COOH cùng nồng độ.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày cấu tạo phân tử nước và cơ chế phân li của NaCl?
GV nhận xét và cho điểm
3. Dạy bài mới
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
I/ Độ điện li:
1. Thí nghiệm:SGK
HT: đèn ở dd HCl sáng hơn ở dd CH3COOH
GT: dd HCl điện li mạnh hơn CH3COOH
-Kết luận: Các chất khác nhau có khả năng phân li khác nhau.
2. Độ điện li:
Độ điện li α của chất điện li là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion (n) và tổng số phân tử hòa tan (n0)
(0 < α ≤ 1)
VD: SGK
II/ Chất điện li mạnh và chất điện li yếu:
1. Chất điện li mạnh:
- Khái niệm: Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước các phân tử hoà tan đều phân li ra ion
Chất điện li mạnh có α = 1
Chất điện li mạnh là:
- Axit mạnh : HCl, HNO3, H2SO4...
- Bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ba(OH)2
- Hầu hết các muối: CuCl2, NaCl.
- Dùng “à” để chỉ chất điện li mạnh trong phân tử chất điện li.
Na2SO4 → 2Na+ + SO42-
HNO3 → H+ + NO3-
VD: Tính [CO32-] và [Na+] trng dung dịch Na2CO3 0,1M
2. Chất điện li yếu:
- Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có 1 phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch
- Độ điện li của chất điện li yếu 0 <α < 1
- Các chất điện li yếu là:
+ Axit yếu: CH3COOH, H2S, HclO...
+ Bazơ yếu: Mg(OH)2, Al(OH)3.
- Dùng “ ” để chỉ chất điện li yếu trong phương trình điện li.
Vd: CH3COOH CH3COO- + H+
H2S H+ + HS-
a. Cân bằng điện li:
- Quá trình điện li yếu là quá trình thuận nghịch. Quá trình sẽ đạt đến trang thái cân bằng gọi là cân bằng điện li (được đặc trưng bởi hằng số điện li K)
CH3COOHCH3COO- + H+
K phụ thuộc vào nhiệt độ
- Cân bằng điện li là cân bằng động.
Sự chuyển dịch cân bằng cũng tuân theo nguyên lí Losatơlie.
b. Ảnh hưởng của sự pha loãng đến độ điện li:
Khi pha lõang dung dịch, độ điện li của các chất điện li tăng.
Hoạt động 1 (5 phút)
GV giới thiệu dụng cụ, hóa chất và làm thí nghiệm.
HS quan sát, nêu hiên tượng và giải thích
GV kết luận lại
à Các chất khác nhau có khả năng phân li khác nhau.
Hoạt động 2 (5 phút)
GV: để chỉ mức độ điện li người ta phải dùng đại lượng đô độ điện li.
GV viết biểu thức độ điện li và giải thích các đại lượng.
GV: dựa vào biểu thức hãy phát biểu về độ điện li?
GV nêu Vd trong SGK
Hoạt động 3 (10 phút)
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết thế nào là chất điện li mạnh?
GV: chất điện li mạnh có độ điện li bằng mấy?
GV yêu cầu HS cho Vd về chất điện li mạnh
GV giới thiệu phương trình điện li của chất điện li mạnh được biểu diễn bằng mủi tên.
GV yêu cầu học sinh viết các phương trình điện li của một số chất điện li mạnh.
GV: dựa vào PT điện li có thể tính đựơc nồng độ các ion trong dd nếu biết nồng độ của chất điện li.
GV: do
Hoạt động 4 (15 phút)
GV: thế nào là chất điện li yếu?
GV: chất điện li yếu có độ điện li nằm trong khoãng nào?
GV: em hãy nêu vài chất điện li yếu?
GV giới thiệu dùng mủi tên 2 chiều để biểu diễn phương trình điện li (quá trình thuận nghịch).
GV: sự điện li của chất địên li yếu có đầy đủ đặc trưng của quá trình thuận nghịch. Hãy nêu những đặc trưng của quá trình thuận nghịch?
Yêu cầu học sinh viết biểu thức của hằng số cân bằng điện li của axit CH3COOH
GV: khi pha loãng dd thì độ điện li tăng.
GV yêu cầu HS giải thích vì sao khi pha loãng dung dịch thì độ điện li của chất tăng.
4. Củng cố: GV dung bài tập 2, 3 SGK
5. Dặn dò:
- Học bài, làm các bài tập 4,5 SGK và các bài tập trong sách bài tập
- Chuẩn bị bài axit. Bazơ và muối
IV. Rút kinh nghiệm: ....
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_bai_2_phan_loai_cac_chat_die.doc