I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức :
Hs biết: - Tính chất vật lí, hóa học của silic.
- Tính chất vật lí, hóa học của các hợp chất của silic.
- Phương pháp điều chế và ứng dụng các đơn chất và các hợp chất của silic.
2. Về kĩ năng :
- Vận dụng kiến thức để giải các bài tập có liên quan.
- Vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề có liên quan trong thực tế đời sống.
II. Chuẩn bị:
Gv: Mộu vật cát, dd Na2SiO3, HCl, phenolphtalein, cốc, ống nghiệm, đũa thủy tinh.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp:
2. Bài mới:
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 25: Silic và hợp chất của Silic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16/11/2005
Tiết pp : 35
Bài 25: silic và hợp chất của silic
I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
Hs biết: - Tính chất vật lí, hóa học của silic.
- Tính chất vật lí, hóa học của các hợp chất của silic.
- Phương pháp điều chế và ứng dụng các đơn chất và các hợp chất của silic.
2. Về kĩ năng :
- Vận dụng kiến thức để giải các bài tập có liên quan.
- Vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề có liên quan trong thực tế đời sống.
II. Chuẩn bị :
Gv : Mộu vật cát, dd Na2SiO3, HCl, phenolphtalein, cốc, ống nghiệm, đũa thủy tinh.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
ổn định lớp:
Bài mới:
Nội dung
Hoạt động thầy và trò
I. Silic:
1) Tính chất vật lí : (Sgk)
2) Tính chất hóa học:
a) Tính khử:
* Tác dụng với phi kim : Halogen, O2, C...
Si + 2F2 -> SiF4
Si + O2 SiO2
* Tác dụngvới hợp chất :
3Si + Fe2O3 2Fe + 3SiO2
Si + 2NaOH + H2O -> Na2SiO3 + 2H2
b) Tính oxi hóa : Tác dụng với kim loại ở nhiệt độ cao
Si + 2Mg Mg2Si
3) Trạng thái tự nhiên : Sgk
4) ứng dụng và điều chế :
* ứng dụng : Sgk
* Điều chế: Cho SiO2 + chất khử mạnh ở to cao
C + SiO2 Si + 2CO
Mg + SiO2 Si + 2MgO
II. Hợp chất của silic:
1) Silic đioxit (SiO2)
a) Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên : Sgk
b) Tính chất hóa học :
- Là oxit axit nên tác dụng với kiềm đặc nóng hoặc nóng chảy, muối cacbonat kim loại kiềm nóng chảy.
SiO2 + NaOH Na2SiO3 + H2O
SiO2 + Na2CO3 Na2SiO3 + CO2
- SiO2 tan được trong HF
4HF + SiO2 -> SiF4 + 2H2O
2) Axit Silixic và muối silicat :
a) Axit Silixic :
- Kết tủa keo, không tan trong nước.
- Dể mất nước khi đun nóng :
H2SiO3 SiO2 + H2O
- Là axit yếu, yếu hơn cả H2CO3 do đó
Na2SiO3 + CO2 + H2O -> H2SiO3 + Na2CO3
b) Muối silicat :
Chỉ có silicat kim loại kiềm tan trong nước, dd của nó có môi trường kiềm.
Hoạt động 1
- Hs nghiên cứu Sgk và cho biết TCVL của silic, so sánh với cacbon.
+ Có 2 dạng thù hình: tinh thể và vô định hình(giống C)
+ Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao( giống C).
+ Si có tính bán dẫn (Khác C)
Hoạt động 2
- Gv yêu cầu Hs nhiên cứu Sgk rồi so sánh với C, Si có tính chất hóa học giống và khác nhau như thế nào ?
- Gv yêu cầu Hs lấy phản ứng minh họa.
Hoạt động 3
- Gv yêu cầu Hs nghiên cứu Sgk và cho biết :
+ Trong tự nhiên silic tồn tại ở đâu trong tự nhiên và ở dạng nào ?
+ ứng dụng và điều chế Silic.
Hoạt động 4
- Gv cho Hs quan sát mẫu cát sạch tinh thể thạc anh và cho nhận xét về TCVL của SiO2.
- Hs nghiên cứu Sgk cho biết TCHH của SiO2 ? Viết phương trình phản ứng minh họa ?
- Gv nhận xét ý kiến của Hs và bổ sung những điều cần thiết.
Hoạt động 5
- Gv làm thí nghiệm : Cho khí CO2 lội qua dd natri silicat. Khuấy bằng đũa thủy tinh cho đến khi xuất hiện màu trắng đục thì ngừng.
- Hs quan sát và nhận xét giải thích :
+ Chất trong cốc nhanh đônbg cứng lại thành khối do có pư : Na2SiO3 + CO2 + H2O -> H2SiO3 + Na2CO3
+ H2SiO3 là kết tủa keo, không tan trong nước.
+ H2SiO3 là axit yếu hơn cả H2CO3
Củng cố bài : Gv cho Hs làm bài tập số 3 trang 108 Sgk để củng cố bài.
3. Dặn dò : Về nhà làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 Sgk trang 108.
Tìm hiểu phương pháp sản xuất gạch và gốm sứ ở địa phương.
4. Rút kinh ngiệm: Bài khá dài để truyền tải hết trong 1 tiết thì Hs phải chuẩn bị bài trước ở nhà và giáo viên nên truyền tải những nội dung trọng tâm, những nội dung khác giao cho Hs về nhà tham khảo Sgk.
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_bai_25_silic_va_hop_chat_cua.doc