Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 34: Ankan. Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí

I/ Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

Học sinh biết:

- Sự hình thành liên kết và cấu trúc không gian của ankan.

- Quan hệ cấu tạo và tính chất vật lý của ankan

2. Về kĩ năng:

Viết các cấu dạng của ankan.

II/ Chuẩn bị:

Mô hình phân tử của propan, n – butan, izobutan

III/ Tổ chức hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài củ: Gọi tên theo danh pháp quốc tế của ankan.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 34: Ankan. Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/01/2008 Tiết: 46 Tuần: 21 Bài 34: AN KAN – CẤU TRÚC PHÂN TỬ VÀ TÍNH CHẤT VẬT LI I/ Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: Học sinh biết: - Sự hình thành liên kết và cấu trúc không gian của ankan. - Quan hệ cấu tạo và tính chất vật lý của ankan 2. Về kĩ năng: Viết các cấu dạng của ankan. II/ Chuẩn bị: Mô hình phân tử của propan, n – butan, izobutan III/ Tổ chức hoạt động dạy học: Ổn định lớp: Kiểm tra bài củ: Gọi tên theo danh pháp quốc tế của ankan. Tiến trình: Hoạt động của thầy Họat động của trò Nội dung Yêu cầu học sinh phân tích đặc điểm liên kết trong hai phân tử metan và tan dựa vào mô hình liên kết rồi rút ra nhận xét về cấu trúc ankan. Dùng mô hình rỗng của propan, izobutan, butan giới thiệu cho học sinh. Hướng dẫn học sinh phân biệt các cấu dạng che khuất và xen kẽ. Rút ra kết luận về cấu dạng phân tử. Yêu cầu học sinh nêu tính chất vật lý của các an kan thường gặp và kết luận chung về tính chất vật lý của chúng. - Phân tử ankan có các liên kết là liên kết đơn σ, bền vững, nguyên tử C ở trạng thái lai hóa sp3 Chú ý quan sát mô hình phân tử của các chất do GV giới thiệu Nhận xét về các cấu dạng phân tử - Metan là chất khí không màu, không tan trong nước. - Xăng là chất lỏng, không màu, không tan trong nước. - Sáp là chất rắn không tan trong nước. Kết luận chung của các chất. I/ Cấu trúc phân tử ankan: 1. Sự hình thành liên kết trong phân tử ankan: CH4 và CH3 – CH3 2. Cấu trúc không gian của ankan: a. Mô hình phân tử: CH3CH2CH3 CH3CH(CH3)CH3 CH3CH2CH2CH3 (SGK) b. Cấu dạng: Xen kẽ Che khuất Xen kẽ Che khuất - Các nhóm nguyên tử liên kết với nhau bởi liên kết đơn C – C nên có thể quay tự do quanh trục liên kết đó tạo ra vô số cấu dạng khác nhau. - Cấu dạng xen kẽ bền vững hơn cấu dạng che khuất. - Không thể tách riêng từng cấu dạng. III/ Tính chất vật lý: 1. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng: - Từ C1 à C4: Khí; C5 à C18 : lỏng C19 trở đi: rắn. - M tăng à tnc, ts tăng. Ankan nhẹ hơn nước. 2. Tính tan và màu sắc: - Không tan trong nước (kị nước), là dung môi không phân cực. - Không màu. Dặn dò: Về nhà làm các bài tập trong SGK. Xem trước bài Ankan tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng. IV/ Rút kinh nghiệm: Nhận xét của tổ trưởng CM ...........................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_bai_34_ankan_cau_truc_phan_t.doc