Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 9: Khái quát về nhóm Nitơ - Lưu Ngọc Hân

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Biết được tên các nguyên tố thuộc nhóm nitơ.

- Hiểu được đặc điểm cấu tạo nguyên tử và vị trí của nhóm nitơ trong bảng tuần hòan.

- Hiểu được sự biến đổi tuần hòan tính chất của các đơn chất và một số hợp chất trong nhóm.

 2. Kĩ năng:

 - Vận dụng được kiến thức về cấu tạo nguyên tử và vi trí của nhóm nitơ để hiểu được những TCHH chung của các nguyên tố nhóm nitơ.

- Vận dụng quy luật chung về sự biến đổ tính chất của các đơn chất và hợp chất trong một nhóm A để giải thích sự biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố nhóm nitơ.

II. Phương pháp và phương tiện:

- Phương pháp: đàm thoại, diễn giảng

 - Phương tiện: Bảng tuần hoàn.

 HS: Xem lại phần kiến thức chương 1 và chương 2 sách giáo khoa lớp 10.

III. Tiến trình lên lớp

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Dạy bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 9: Khái quát về nhóm Nitơ - Lưu Ngọc Hân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM NITƠ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Biết được tên các nguyên tố thuộc nhóm nitơ. - Hiểu được đặc điểm cấu tạo nguyên tử và vị trí của nhóm nitơ trong bảng tuần hòan. - Hiểu được sự biến đổi tuần hòan tính chất của các đơn chất và một số hợp chất trong nhóm. 2. Kĩ năng: - Vận dụng được kiến thức về cấu tạo nguyên tử và vi trí của nhóm nitơ để hiểu được những TCHH chung của các nguyên tố nhóm nitơ. - Vận dụng quy luật chung về sự biến đổ tính chất của các đơn chất và hợp chất trong một nhóm A để giải thích sự biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố nhóm nitơ. II. Phương pháp và phương tiện: - Phương pháp: đàm thoại, diễn giảng - Phương tiện: Bảng tuần hoàn. HS: Xem lại phần kiến thức chương 1 và chương 2 sách giáo khoa lớp 10. III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Dạy bài mới NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS I. Vị trí của nhóm nitơ trong hệ thống tuần hoàn: - Gồm N, P, As, Sb và Bi - Là nguyên tố p thuộc nhóm VA II. Tính chất chung của các nguyên tố nhóm nitơ: 1. Cấu hình electron nguyên tử: - Lớp ngoài cùng có 5e (ns2np3) trong đó có 3e độc thân à trong các hợp chất chúng có cộng hóa trị 3. - Ở trạng thái kích thích có 5e độc thân (trừ N) à trong hợp chất chúng có cộng hóa trị 5. 2. Sự biến đổi tính chất của các đơn chất: a. Tính oxi hóa – khử: - Trong các hợp chất có số oxi hóa: +5, +3, -3. Riêng nitơ còn có: +1, +2, +4 à có tính oxi hóa và khử. - Khả năng oxi hóa giảm dần từ N à Bi b. Tính kim loại – phi kim: Đi từ N à Bi tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần. 3. Sự biến đổi tính chất của các hợp chất: a. Hợp chất với Hidro: - Có CT chung RH3 - Dung dịch RH3 không có tính axit. - Độ bền nhiệt giảm dần từ NH3 àBiH3 - Tính khử tăng từ NH3 à BiH3. b. Oxit và hidroxit: - Số oxi hóa cao nhất là +5. - Công thức oxit và hidroxit quan trọng. Số oxi hoá +5: N2O5, P2O5, HNO3, H3PO4 Số oxi hoá +3: As2O3, Sb2O3, Bi2O3, As(OH)3, Sn(OH)3, Bi(OH)3 - Độ bền của hợp chất trong đó nguyên tố có số oxi hóa +5 giảm còn số oxi hoá +3 thì tăng - Tính bazơ của các oxit và hidroxit tăng còn tính axit giảm. Hoạt động 1 (5 phút) GV sử dụng bảng tuần hoàn GV yêu cầu học sinh tìm và gọi tên các nguyên tố nhóm Nitơ, xác định vị trí của chúng trong hệ thống tuần hòan. Hoạt động 2 (10 phút) Từ vị trí của nhóm trong bảng TH, yêu cầu nhận xét về: - Số e ngòai cùng - Sự phân bố của các e trong obitan. - Số e độc thân ở TTCB và TTKT - Khả năng tạo thành liên kết hóa học. HS trả lời lần lượt các câu hỏi của GV GV kết luận Hoạt động 3 (12 phút) GV: em hãy xác định số oxi hoá của N, P trong NH3, PH3, N2O, NO, N2O3, NO2, N2O5, P2O3 và H3PO4 HS trả lời GV: từ đó hãy nêu tính chất của các nguyên tố nhóm nitơ và cho biết sự biến đôi tính chất đó (dựa vào bảng 2.1) HS: có tính oxi hoá và tính khử GV yêu cầu học sinh vận dụng sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong nhóm A, để nhận xét quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố nhóm VA. Hoạt động 4 (15 phút) GV: các nguyên tố nhóm nitơ có hoá trị cao nhất trong hợp chất với oxi, với hiđro là bao nhiêu? HS: là 5 và 3 GV yêu cầu học sinh xác định công thức chung của hợp chất với các nguyên tố VA với hidro. GV giới thiệu về độ bền nhiệt và tính chất của RH3. Giáo viên giới thiệu một số oxit và hidroxit của nhóm nitơ. GV yêu cầu học sinh nhận xét sự biến đổi tính axit – bazơ của oxit, hidroxit nhóm VA. HS trả lời GV nhấn mạnh :N và P có số oxi hoá +5 là đặc trưng. 4. Củng cố: - Giải thích tại sao tính phi kim giảm từ nitơ đ ến bimut? - Tại sao tính phi kim của nitơ yếu hơn oxi và flo? 5. Dặn dò: - học bài và làm bài tập SGK - Chuẩn bị bài nitơ IV. Rút kinh nghiệm: ....

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_bai_9_khai_quat_ve_nhom_nito.doc