Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Tiết 46-52 - Trường THPT Nam Lương Sơn

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

 - Biết:

 * Sự hình thành liên kết và cấu trúc không gian của ankan.

 * Gọi tên các ankan với mạch chính không quá 10 nguyên tử C.

2. Về kỹ năng, tư duy:

* Viết các đồng phân và một số CTPT đồng đẳng của ankan.

* Viết CTPT, CTCT và gọi tên các ankan từ C1-C5.

II. CHUẨN BỊ:

 Học sinh: Ôn tập lại bài Mêtan đã học ở lớp 9.

 Giáo Viên: Bảng 5.1 SGK phóng to.

 III. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh.

2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ khi nghiên cứu bài mới.

3. Nghiên cứu nội dung bài mới:

GV yêu cầu HS nhắc lại phân loại hợp chất hữu cơ và ĐVĐ vào bài.

Có hai loại Hiđrocacbon no là ankan và xicloankan.

 

doc13 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/07/2022 | Lượt xem: 192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Tiết 46-52 - Trường THPT Nam Lương Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/12/ 2008 Ngày giảng: 18/12/ 2008 Chương 5: Hiđrocacbon no Tiết: 46: Bài 33: Ankan Đồng đẳng đồng phân và danh pháp I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: - Biết: * Sự hình thành liên kết và cấu trúc không gian của ankan. * Gọi tên các ankan với mạch chính không quá 10 nguyên tử C. 2. Về kỹ năng, tư duy: * Viết các đồng phân và một số CTPT đồng đẳng của ankan. * Viết CTPT, CTCT và gọi tên các ankan từ C1-C5. II. Chuẩn bị: Học sinh: Ôn tập lại bài Mêtan đã học ở lớp 9. Giáo Viên: Bảng 5.1 SGK phóng to. III. Tiến trình trên lớp: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ khi nghiên cứu bài mới. 3. Nghiên cứu nội dung bài mới: GV yêu cầu HS nhắc lại phân loại hợp chất hữu cơ và ĐVĐ vào bài. Có hai loại Hiđrocacbon no là ankan và xicloankan. Hoạt động của Thầy & trò Nội dung Hoạt động 1: ? Hãy nhắc lại khái niệm đồng đẳng? Vận dụng viết CTPT các chất trong dãy đồng đẳng của Metan với chất đầu có CTPT CH4? HS: ... GV nhận xét => CTC và gọi tên chung của dãy đồng đẳng. ? Nhắc lại khái niệm đồng phân? Vận dụng viết CTCT các đồng phân của C3H8 và C4H10. Nhận xét và rút ra kết luận về các loại đồng phân có thể có của Ankan? HS: .... GV nhận xét và rút ra kết luận. GV bổ sung: Số lượng các đồng phân cấu tạo tăng dần khi số lượng C tăng. (xem thêm phần tư liệu SGK trang 139) ? Dựa vào VD ở SGK hãy cho biết KN bậc của C và KN ankan phân nhánh, ankan không phân nhánh? HS: ... GV nhận xét => KN và yêu cầu HS xác định bậc của C trong phân tử C4H10 trong các cấu tạo ở trên. Hoạt động 2: ? Hãy xem bảng 5.1SGK và rút ra nhận xét về cách gọi tên các ankan không phân nhánh, nhóm ankyl? HS: ... GV nhận xét => Cách gọi tên các ankan không phân nhánh, tên nhóm ankyl, KN nhóm ankyl GV gọi tên 1 số ankan có nhánh theo danh pháp IUPAC và yêu cầu HS nhận xét => Cách gọi tên chung. HS: ... GV nhận xét và hướng dẫn HS gọi tên theo các bước. I. Đồng đẳng, đồng phân: 1. Đồng đẳng: Ankan: CH4, C2H6, C3H8, C4H10 ... CnH2n + 2(n1). gọi là dãy đồng đẳng của metan. 2. Đồng phân: a. Đồng phân mạch C: Các Ankan từ C4H10 trở lên có đồng phân cấu tạo, đó là đồng phân mạch C. VD: C4H10 có 2 đồng phân cấu tạo: CH3 - CH2 - CH2 - CH3 CH3 - CH - CH3 Butan | CH3 isobutan b. Bậc của C: Bậc của một nguyên tử C ở phân tử ankan bằng số nguyên tử C liên kết trực tiếp với nó. (hay C được gọi là bậc n nếu lk trực tiếp với n C khác). VD: SGK. KN ankan phân nhánh: ... KN ankan không phân nhánh: ... II. Danh pháp: 1. Ankan klhông phân nhánh, ankyl không phân nhánh: Ankan không phân nhánh: Tên mạch chính an Ankyl không phân nhánh: Tên mạch chính yl VD: SGK. KN nhóm ankyl: ... SGK. 2. Ankan phân nhánh: Tên IUPAC: Số chỉ vị trí - Tên nhánh Tên mạch chính an VD: SGK 4. Củng cố T46: ? Khái niệm Ankan, ankan có nhánh, ankan không nhánh, nhóm ankyl? ? Viết CTCT các ankan đồng phân cấu tạo của C5H12 và gọi tên chúng theo danh pháp thường và danh pháp IUPAC. 5. Dặn dò về nhà: * Làm BT SGK Trang 139. * Luyện tập cách viết CTCT các đồng phân và gọi tên (nhóm đôi) * Chuẩn bị nội dung bài mới (Tiết 47 Bài34: Ankan Cấu trúc phân tử và tính chất vật lý). Chuẩn bị: * Ôn lại phần lai hoá lớp 10. * Làm mô hình phân tử Butan (xem hình vẽ 5.2 SGK trang 140) Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................ Phê duyệt của BGH Ngày: ...... tháng ..... năm 200 Từ tiết: .......... đến tiết: .............. ................................................... ................................................... Ngày soạn: 25/12/ 2008 Ngày giảng: 27/12/ 2008 Tiết: 47: Bài 34: An kan cấu trúc phân tử và tính chất vật lý I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: - Biết: * Liên kết trong phân tử các ankan đều là lk , trong đó nguyên tử cacbon ở trạng thái lai hoá sp3. * Cấu dạng bền và kém bền của ankan. - Hiểu: Sự biến thiên tính chất vật lý của ankan phụ thuộc số nguyên tử cacbon trong phân tử. 2. Về kỹ năng, tư duy: II. Chuẩn bị: Học sinh: Sưu tầm các ankan thông dụng: Xăng, dầu, mỡ bôi trơn đồng cơ. Mô hình phân tử Butan. Giáo Viên: Phần mềm các mô hình, mô tả sự lai hoá. III. Tiến trình trên lớp: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ khi nghiên cứu bài mới. 3. Nghiên cứu nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy & trò Nội dung Hoạt động 1: ? Nghiên cứu hình 5.1 SGK và cho biết sự hình thành liên kết trong phân tử CH4 và các ankan? HS: GV nhận xét => KL. GV trình chiếu sự lai hoá. GV yêu cầu các nhóm HS nộp mô hình phân tử butan đã chuẩn bị ở nhà. GV nhận xét từng mô hình => KL. GV trình chiếu bổ sung một số mô hình phân tử ankan đã chuẩn bị. GV chiếu phần mềm mô tả cấu dạng xen kẽ và che khuất rồi yêu cầu HS nhận xét. Hoạt động 2: GV yêu cầu HS quan sát một số ankan sẵn có HS thường gặp trong đời sống hàng ngày từ đó nhận xét về tính chất vật lý của ankan ( nhiệt đọ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, trạng thái vật lý, tính tan, màu mùi) . HS: quan sát, liên hệ thực tế hoặc nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi. GV nhận xét => Tính chất vật lý cơ bản. Chú ý: Ankan lỏng thấm qua màng tế bào (độc hại). I. Cấu trúc phân tử ankan: 1. Sự hình thành lk trong phân tử Ankan: CH4: - Các nguyên tử C trong phân tử ankan ở trạng thái lai hoá sp3. - Loại lk trong phân tử: đều là lk . - Các góc lk: đều gần bằng 109,50... 2/ Cấu trúc không gian của ankan: a/ Mô hình phân tử: Hình 5.2 SGK. b/ Cấu dạng: SGK Xen kẽ che khuất II. Tính chất vật lý: - Các ankan từ C1 - C4 ở thể khí, C5 - khoảng C18 ở thể lỏng, từ khoảng C18 trở ở thể rắn. - Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của ankan nói chung đều tăng theo số nguyên tử C trong phân tử (phân tử khối). - Các ankan đều nhẹ hơn nước, không tan trong nước (kị nước). - Ankan là những dung môi hữu cơ (dung môi không phân cực). - Ankan lỏng có thể thấm qua màng tế bào Hoạt động 3: 4. Củng cố T47: ? Hãy cho biết đặc điểm lk cơ bản trong phân tử ankan? ? Hãy nêu một số tính chất vật lý cơ bản của ankan, cho biết quy luật biến đổi các tính chất vật lý của ankan trong dãy đồng đẳng khi số nguyên tử C tăng dần? GV nhận xét => nội dung trọng tâm cần ghi nhớ. 5. Dặn dò về nhà: * Làm BT SGK Trang 142, 143. * Chuẩn bị nội dung bài mới (Tiết 48 Bài35: Ankan: Tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng). Câu hỏi chuẩn bị: - Ôn lại tính chất hoá học của CH4 đã học ở THCS. - Nêu những ứng dụng của ankan và giải thích dự vào những tính chất lý, hoá học của chúng?. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Phê duyệt của BGH Ngày: ...... tháng ..... năm 200 Từ tiết: .......... đến tiết: .............. ................................................... ................................................... ................................................... Ngày soạn: 28/12/ 2008 Ngày giảng: 30/12/ 2008 Tiết: 48: Bài 35: An kan Tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: - Biết: Phương pháp điều chế và một vài ứng dụng của ankan. - Hiểu: + Tính chất hoá học của ankan: Phản ứng thế, phản ứng tách, phản ứng ôxi hoá. + Cơ chế phản ứng thế halogen vào phân tử ankan. 2. Về kỹ năng, tư duy: Viết phương trình phản ứng CM tính chất hoá học của ankan. II. Chuẩn bị: Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo mục tiêu bài học và yêu cầu tiết trước đã giao. Giáo Viên: Mô hình sx khí CH4 bằng phương pháp sinh hoá (BIOGAS): III. Tiến trình trên lớp: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ khi nghiên cứu bài mới. 3. Nghiên cứu nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy & trò Nội dung Hoạt động 1: ? Nêu những ứng dụng cơ bản của ankan mà em biết? HS: Liên hệ thực tế hoặc nghiên cứu sơ đồ SGK để trả lời. GV nhận xét và phân tích sơ đồ ứng dụng của ankan đồng thời liên hệ củng cố tính chất vật lý và => T/C hoá học của ankan. ? Hãy cho biết PP sản xuất ankan trong CN và rong phòng TN. HS: ... GV nhận xét => KL. GVbổ sung: Ngoài PP điều chế ankan như trên. Trong thực tế hiện nay ở địa phương chúng ta cũng đã có nhiều gia đình vận dụng một PP điều chế khí dung làm nhiên liệu đun nấu, thắp sáng đó là mô hình BIOGA, bản chất là PP điều chế khí CH4 (thành phần chính) bằng PP sinh hoá. PP này đem lại hiệu quả kinh tế lớn. GV cho HS quan sát mô hình, tư vấn xây dựng. Hoạt động 2: ? Nêu những tính chất hoá học cơ bản của CH4 đã học ở lớp 9 và giải thích tính chất hoá học đó dựa vào đặc điểm cấu tạo phân tư ankan. HS: ... GV nhận xét từ đó bổ sung thêm tính chất hoá học chung của ankan. GV yêu cầu HS viết PTPƯ minh hoạ tính chất hoá học của ankan. ? Dựa vào SGK hãy cho biết cơ chế phản ứng haloge hoá ankan? HS: ... GV nhận xét phân tích cơ chế. GV dùng mô hình HS làm tiết trước mô tả quá trình tách và yêu cầu HS viết PTPƯ. HS: ... GV nhận xét => KL. GV yêu cầu HS viết PTPƯ đốt cháy ankan dạng TQ. HS: .. GV hướng dẫn HS cân bằng PƯ cháy TQ. I. ứng dụng và điều chế: 1. ứng dụng: * Làm nguyên liệu. * Làm nhiên liệu. Sơ đồ: SGK trang 146. 2. Điều chế: a/ Trong CN: Khai thác từ mỏ khí thiên nhiên và dầu mỏ. b/ Trong phòng thí nghiệm: Nung nóng CH3COONa với vôi tôi xút (CaO mới nung với NaOH rắn). PTPƯ: CH3COONa + NaOHrắn CH4+ Na2CO3. hoặc Al4C3 + 12H2O 3CH4 +4Al(OH)3. c/ Phương pháp sinh hoá điều chế CH4 (BIOGAS): Phổ biến ở địa phương: II. Tính chất hoá học: * Đặc điểm cấu tạo phân tử ankan: Các lk đều là lk bền vững => Ankan bền hoá học ở điều kiện thường. * Tính chất hoá học: ở điều kiện thường tương đối trơ. Không phản ứng với ax, bazơ và chất ôxi hoá. Dưới tdụng của as, xt và nhiệt độ ankan tham gia được phản ứng thế, pư tách và bị ôxi hoá. 1/ Phản ứng thế: đk: ánh sáng hoặc đốt nóng. VD: CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl CH3Cl + Cl2 CH2Cl2 + HCl CH2Cl2 + Cl2 CHCl3 + HCl CHCl3 + Cl2 CHCl4 + HCl Các ankan đồng đẳng khi td với X2 thường cho SP đồng phân tuỳ theo đk phản ứng. VD: as CH3-CH2CH2Cl + HCl C3H8 + Cl2 CH3CHClCH3 + HCl as CH3-CH2CH2Br + HBr C3H8 + Br2 CH3CHBrCH3 + HBr Phản ứng trên còn gọi là pư halogen hoá. SP thu được là dẫn xuất halogen. Chú ý: Clo thế H ở C có bậc khác nhau, Brôm thường chỉ thế vào H ở C bậc cao, F có phản ứng nhưng không thu được SP thế mà phân huỷ ankan thành C và HF, I không phản ứng. Cơ chế phản ứng halogen hoá: 3 giai đoạn: * Giai đoạn khơi mào: SGK * Giai đoạn phát triển dây truyền: SGK. * Giai đoạn đứt dây truyền: SGK 2/ Phản ứng tách: (gãy lk C-C và C-H) VD: CH3- CH3 CH2=CH2 + H2 Taờng xt CH4 + CH3-CH=CH2 C4H10 C2H6 + CH2=CH2 Nhận xét: SGK. 3/ Phản ứng ôxi hoá: a/ Oxi hoá hoàn toàn (phản ứng cháy): VD: CH4 +2O2CO2 + 2H2O TQ: CnH2n+2+ ()O2 nCO2 + (n+1)H2O b/ Phản ứng ôxi hoá không hoàn toàn: VD: CH4 + O2 HCHO + H2O Hoạt động 3: 4. Củng cố T48: Nêu những ứng dụng của ankan? Giải thích những ứng dụng đó dựa vào tính chất vật lý, hoá học của chúng? Nêu các PP điều chế ankan? 5. Dặn dò về nhà: * Làm BT SGK Trang 147. * Nghiên cứu phầ tư liệu trang 147 SGK. * Chuẩn bị nội dung bài mới (Tiết 49 Bài 36: Xicloankan). Câu hỏi chuẩn bị: Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hoá học của Xicloankan với ankan. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Phê duyệt của BGH Ngày: ...... tháng ..... năm 200 Từ tiết: .......... đến tiết: .............. ................................................... ................................................... ................................................... Ngày soạn: 28/12/ 2008 Ngày giảng: 03/01/ 2009 Tiết: 49: Bài 36: Xicloankan I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: - Biết: + Cấu trúc, đồng phân, danh pháp của một số monoxicloankan. + Tính chất vật lý, tính chất hoá học và ứng dụng của xicloankan. 2. Về kỹ năng, tư duy: Viết PTPƯ minh hoạ tính chất hoá học của xicloankan. II. Chuẩn bị: Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo mục tiêu bài học và yêu cầu tiết trước đã giao. III. Tiến trình trên lớp: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: BT 3, 5, 6 SGK T147. 3. Nghiên cứu nội dung bài mới: GV nhận xét phần kiểm tra bài cũ và ĐVĐ vào bài mới. Hoạt động của Thầy & trò Nội dung Hoạt động 1: ? Nghiên cứu SGK và cho biết cấu trúc phân tử của một số monoxicloankan? HS: GV nhận xét => KL. ? Nêu các KN: Ankan, Xicloankan, monoxicloankan? HS: GV nhận xét => KL. GV gọi tên một số monoxicloankan và yêu cầu HS nhận xét => Cách gọi tên TQ. GV yêu cầu HS viết CTCT và gọi tên các Xicloankan ứng với CTPT C4H8. HS: GV nhận xét. Hoạt động 2: GV yêu cầu HS về nhà nghiên cứu SGK phần tính chất vật lý. GV yêu cầu HS so sánh tính chất hoá học của monoxicloankan với ankan. HS: GV nhận xét và yêu cầu HS viết PTPƯ minh hoạ. HS viết PTPƯ: GV nhận xét và sửa sai cho HS nếu có. Hoạt động 3: GV yêu cầu HS VN nghiên cứu SGK phần III. I. Cấu trúc, đồng phân, danh pháp: 1. Cấu trúc phân tử của một số monoxicloankan: Cấu trúc: SGK. KN: Ankan: ... Xicloankan: ... monoxicloankan: ... CTC của monoxicloankan: CnH2n ( n 3 ) 2. Đồng phân và cách gọi tên monoxicloankan: a/ VD: b/ Quy tắc: Số trỉ vị trí - Tên nhánh Xiclo + Tên mạch chính an II. Tính chất: 1/ Tính chất vật lý: Xem bảng 5.3 SGK. 2/ Tính chất hoá học: a/ Phản ứng cộng mở vòng của xiclobutan và xiclopropan: + H2 CH3-CH2- CH3 Propan + Br2 đ BrCH2 – CH2 – CH2Br (1,3 –đibrompropan ) + HBr đ CH3 – CH2 – CH2Br (1–Brompropan ) Xiclobutan chỉ cộng với hiđro: +H2CH3 - CH2 - CH2 - CH3 butan Từ C5 trở lên không có phản ứng cộng mở vòng. b/ Phản ứng thế: Tương tự với ankan: VD: + Cl2 + HCl cloxiclopentan c/ Phản ứng ôxi hoá: TQ: CnH2n + đ nCO2 +nH2O H< 0 III. Điều chế và ứng dụng: 1. Điều chế: SGK. 2. ứng dụng: SGK. Hoạt động 4: 4. Củng cố T49: BT 5 trang 151 SGK. 5. Dặn dò về nhà: * Làm BT SGK Trang 151. * Nghiên cứu phần tư liệu SGK. * Chuẩn bị nội dung bài mới (Tiết 50 Bài37: Luyện tập: Ankan và xicloankan). + Ôn tập lý thuyết cơ bản. + Làm các BT SGK các bài học và bài luyện tập trước ở nhà. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Phê duyệt của BGH Ngày: ...... tháng ..... năm 2009 Từ tiết: .......... đến tiết: .............. ................................................... ................................................... ................................................... Ngày soạn: 04/01/ 2009 Ngày giảng: 06/01/ 2009 Tiết: 50: Bài 37: luyện tập: Ankan và xicloankan I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: Củng cố kiến thức về: * Các PP tách biết và tinh chế hợp chất hữu cơ. * Các PP phân tích định tính và định lượng hợp chất hữu cơ. 2. Về kỹ năng, tư duy: Rèn kỹ năng giải BT xác định CTPT từ kết quả phân tích. II. Chuẩn bị: Học sinh: Luyện tập trước ở nhà theo mục tiêu bài học và yêu cầu tiết trước đã giao. Giáo Viên: Hệ thống câu hỏi và BT. III. Tiến trình trên lớp: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ khi Luyện tập. 3. Tiến hành luyện tập: Hoạt động của Thầy & trò Nội dung Hoạt động 1: I. Kiến thức cơ bản: Sơ đồ SGK trang 120. II Bài tập: BT 1/ 121: 4. Củng cố T50: 5. Dặn dò về nhà: * Làm BT còn lại ở SGK, tham khảo BT SBT. * Chuẩn bị nội dung bài mới (Tiết 42,43: Bài30: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ). Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Phê duyệt của BGH Ngày: ...... tháng ..... năm 2008 Từ tiết: .......... đến tiết: .............. ................................................... ................................................... Ngày soạn: 24/11/ 2008 Ngày giảng: 29/11/ 2008 Tiết: 51: Bài 38: Bài thực hành số 3 Phân tích định tính. Điều chế và tính chất của mêtan I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: 2. Về kỹ năng, tư duy: - Biết viết CTCT của các hợp chất hữu cơ. II. Chuẩn bị: Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo mục tiêu bài học và yêu cầu tiết trước đã giao. Giáo Viên: Máy tính, máy chiếu và phần mềm một số mô hình phân tử ở SGK.. III. Tiến trình trên lớp: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ khi nghiên cứu bài mới. 3. Nghiên cứu nội dung bài mới: Hoạt động của Thầy & trò Nội dung Hoạt động 1: I. thuyết cấu tạo hoá học: 1. Nội dung của thuyết cấu tạo hóa học: 4. Củng cố T42-43: 5. Dặn dò về nhà: * Làm BT còn lại ở SGK Trang 128, 129. * Chuẩn bị nội dung bài mới (Tiết 44 Bài 31: Phản ứng hữu cơ). Câu hỏi chuẩn bị: BT1/131SGK? Thế nào là phân cắt đồng li, phân cắt dị li. Ôn lại các phản ứng hoá hữu cơ đã học ở lớp 9. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Phê duyệt của BGH Ngày: ...... tháng ..... năm 2008 Từ tiết: .......... đến tiết: .............. ................................................... ................................................... ................................................... Ngày soạn: 01/12/ 2008 Ngày giảng: 04/12/ 2008 Tiết: 52: Kiểm tra viết Bài số 3 I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: - Biết: 2. Về kỹ năng, tư duy: Xác định các loại phản ứng hữu cơ, các tiểu phân trung gian. II. Chuẩn bị: Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo mục tiêu bài học và yêu cầu tiết trước đã giao. III. Tiến trình trên lớp: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ khi nghiên cứu bài mới. 3. Nghiên cứu nội dung bài mới: 4. Củng cố T52: BT2, BT3 SGK trang 131, 132. 5. Dặn dò về nhà: * Làm BT SGK Trang 131, 132. * Nghiên cứu phần tư liệu SGK trang 132. * Chuẩn bị nội dung bài mới (Tiết 45 Bài 32: Luyện tập: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ). * Ôn tập lý thuyết cơ bản bài cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ. Làm BT Bài 32 trước ở nhà. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Phê duyệt của BGH Ngày: ...... tháng ..... năm 2008 Từ tiết: .......... đến tiết: .............. ................................................... ...................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_tiet_46_52_truong_thpt_nam_l.doc