I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Biết:
* Cấu trúc e và cấu trúc không gian của anken.
* Viết đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học và gọi tên các anken với mạch chính không quá 10 nguyên tử C.
- Hiểu: Nguyên nhân một số anken có đồng phân hình học là do sự phân bố các nhóm thế ở các vị trí khác nhau đối với mặt phẳng chứa liên kết .
2. Về kỹ năng, tư duy:
* Viết các đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học của anken.
II. CHUẨN BỊ:
Học sinh: Chuẩn bị bài theo mục tiêu bài học và tiết trước GV đã giao.
Giáo Viên: Tranh vẽ mô hình đồng phân hình học phóng to, mô hình phân tử etilen.
III. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ khi nghiên cứu bài mới.
3. Nghiên cứu nội dung bài mới:
GV yêu cầu HS nhắc lại phân loại hợp chất hữu cơ và ĐVĐ vào bài.
19 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Tiết 53-60 - Nguyễn Huy Đoan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/01/2009
Ngày giảng: 15/01/ 2009
Chương 6: Hiđrocacbon không no
Tiết: 53: Bài 39: Anken
danh pháp, cấu trúc và đồng phân
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Biết:
* Cấu trúc e và cấu trúc không gian của anken.
* Viết đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học và gọi tên các anken với mạch chính không quá 10 nguyên tử C.
- Hiểu: Nguyên nhân một số anken có đồng phân hình học là do sự phân bố các nhóm thế ở các vị trí khác nhau đối với mặt phẳng chứa liên kết .
2. Về kỹ năng, tư duy:
* Viết các đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học của anken.
II. Chuẩn bị:
Học sinh: Chuẩn bị bài theo mục tiêu bài học và tiết trước GV đã giao.
Giáo Viên: Tranh vẽ mô hình đồng phân hình học phóng to, mô hình phân tử etilen.
III. Tiến trình trên lớp:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ khi nghiên cứu bài mới.
3. Nghiên cứu nội dung bài mới:
GV yêu cầu HS nhắc lại phân loại hợp chất hữu cơ và ĐVĐ vào bài.
Hoạt động của Thầy & trò
Nội dung
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS nêu KN đồng đẳng chung. Vận dụng viết CTPT các chất trng dãy đồng đẳng của etilen với chất đầu là C2H4.
HS: ...
GV nhận xét và yêu cầu HS nêu KN dãy đồng đẳng của etilen.
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 156 => cách gọi tên thường của anken.
HS: ...
GV yêu cầu HS lấy VD minh hoạ.
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu quy tắc gọi tên Anken phân nhánh và không phân nhánh.
HS: ...
GV nhận xét và yêu cầu HS gọi tên một vài anken.
Hoạt động 2
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 157 và nêu cấu trúc của anken so sánh với ankan tương ứng.
HS: ...
GV nhận xét và cho HS quan sát mô hình phân tử etilen (rỗng).
GV giới thiệu và yêu cầu HS vận dụng viết CTCT các đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học của C4H8. Gọi tên thay thế của các đồng phân đó.
HS: ...
GV nhận xét và yêu cầu HS nêu điều kiện để 1 anken có đồng phân hình học.
HS: ...
GV nhận xét và cho HS quan sát mô hình.
I. Đồng đẳng, danh pháp:
1. Đồng đẳng:
Anken: C2H4, C3H6, C4H8 ... CnH2n (n2).
gọi là dãy đồng đẳng của etilen.
Khái niệm: ...
2. Danh pháp:
a. Tên thông thường của anken:
Anken đơn giản lấy từ tên ankan tương ứng đổi an --> ilen
VD:
CH2 = CH - CH3 CH2 = C - CH3
Propilen |
CH3
isobutilen
Chú ý: Nhóm CH2 = CH - gọi là nhóm vinyl
b. Tên IUPAC:
* Anken không phân nhánh:
Đổi an (ankan) --> en (anken)
VD: C2H4 eten; C3H6 propen...
* Anken phân nhánh: Gọi theo tên thay thế:
+ Công thức: Số chỉ vị trí - Tên nhánh Tên mạch chính số chỉ vị trí lk - en
Chú ý: Mạch chính: phải chứa lk đôi, dài nhất; Đánh số TT C từ phía gần lk đôi.
VD: SGK
II. Cấu trúc và đồng phân:
1. Cấu trúc: SGK
2. Đồng phân:
a/ Đồng phân cấu tạo:
Anken từ C4 trở lên có đồng phân cấu tạo: Gồm đồng phân mạch C và đồng phân vị trí lk đôi.
VD: SGK
b/ Đồng phân hình học:
VD: C4H8: CH3 - CH=CH - CH3 đó đồng phân hình học.
cis-buten-2-en
4. Củng cố T53: BT1, 2, 3 Trang 158.
5. Dặn dò về nhà:
* Làm BT SGK Trang 158.
* Luyện tập cách viết CTCT các đồng phân và gọi tên anken (theo nhóm đôi)
* Chuẩn bị nội dung bài mới (Tiết 54 Bài40: Anken: Tính chất, điều chế và UD).
Câu hỏi chuẩn bị: So sánh tính chất lý, hoá học của anken với ankan tương ứng? giải thích sự khác nhau về tính chất giữa chúng?
Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................
Phê duyệt của BGH
Ngày: ...... tháng ..... năm 2009
Từ tiết: .......... đến tiết: ..............
...................................................
...................................................
Ngày soạn: 12/01/2009
Ngày giảng: 16/01/ 2009
Tiết: 54 - 55: Bài 40: An ken
tính chất, điều chế và ứng dụng
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Biết:
* Quy luật biến đổi nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của anken.
* Phản ứng hoá học đặc trưng của anken là phản ứng cộng.
* PP điều chế và một số ứng dụng của anken.
- Hiểu:
* Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng của anken là do cấu tạo phân tử anken có lk kém bền.
* Cơ chế phản ứng cộng axit vào anken.
2. Về kỹ năng, tư duy: Viết PTPƯ chứng minh tính chất hoá học của anken
II. Chuẩn bị:
Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo mục tiêu bài học và nội dung chuẩn bị GV giao tiết trước.
Giáo Viên: Mô hình các TN như SGK hướng dẫn.
III. Tiến trình trên lớp:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
?Viết công thức cấu tạo phân tử C2H4 nhận xét về đặc điểm lk từ đó cho biết tính chất hoá học của C2H4. Lấy VD minh hoạ.
HS: ...
GV nhận xét và ĐVĐ vào bài mới.
3. Nghiên cứu nội dung bài mới:
Hoạt động của Thầy & trò
Nội dung
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS quan sát bảng 6.1 SGK trang 159 và rút ra nhận xét về nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng của các anken.
HS: ...
GV nhận xét => KL
GV tóm tắt về tính tan và màu sắc. và ĐVĐ vào tính chất hoá học.
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn HS nghiên cứu đặc điểm cấu tạo phân tử anken từ đó rút ra nhận xét về tính chất hoá học của anken.
HS nhận xét => Tính chất hoá học đặc trưng của anken là phản ứng cộng.
GV yêu cầu HS viết PTPƯ minh hoạ phản ứng cộng H2 vào anken và chú ý đk phản ứng.
GV mô tả TN như SGK bằng hình vẽ và yêu cầu HS viết PTPƯ.
HS: ...
GV bổ sung cách gọi tên SP.
GV mô tả TN phản ứng làm mất màu nước Brôm của etilen và yêu cầu HS viết các PTPƯ minh hoạ.
GV nêu vấn đề và yêu cầu HS viết PTPƯ cộng axit HCl vào etilen và gọi tên SP.
GV yêu cầu HS viết PTPƯ cộng HCl vào Prôpen và nhận xét về khả năng tạo SP phản ứng từ đó nhấn mạnh: Các anken không đối xứng hướng cộng axit vào anken tuân theo quy tắc Maccopnhicop.
GV yêu cầu HS nghiên cứu quy tắc cộng Maccopnhicop và yêu cầu HS viết PTPƯ cộng HCl vào propen, xđ sp chính của phản ứng.
HS nghiên cứu qtắc, viết PTPƯ và xđ sp chính.
GV nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS viết PTPƯ cộng nước vào anken.
HS: ...
GV nhận xét => KL.
Hoạt động 3:
Củng cố T54, dặn dò VN:
a/ Củng cố: BT1, 2 SGK trang 164.
b/ Dặn dò VN: Nghiên cứu phần còn lại của bài.
Làm BT SGK Trang 164.
Hoạt động 4
Tiết 55
? Viết PTPƯ xảy ra nếu có khi cho các chất sau tác dụng với C2H4 và C3H6 gọi tên sp phản ứng. Các chất gồm: H2(xt, t0); H2SO4 ; dung dịch nước Brôm, H2O, NaOH.
HS: ...
GV nhận xét và ĐVĐ vào nghiên cứu PƯ trùng hợp.
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết thế nào là phản ứng trùng hợp? So sánh với phản ứng cộng của anken.
HS: ...
GV nhận xét và yêu cầu HS viết PTPƯ chứng minh.
GV yêu cầu HS viết PT phản ứng đốt cháy etilen từ đó viết PTPƯ cháy TQ cho dãy đồng đẳng.
HS: ...
GV nhận xét và bổ sung: Ngoài phản ứng cháy giống với ankan như trên các anken có thể làm mất màu dung dịch KMnO4 (ôxi hoá không hoàn toàn).
HS viết PTPƯ...
GV nhận xét và ĐVĐ vào nghiên cứu phần ứng dụng, điều chế.
Hoạt động 5
? Nêu những ứng dụng cơ bản của etilen mà em biết? Giải thích các ứng dụng đó dựa vào tính chất hoá học.
HS: ...
GV nhận xét bổ sung thêm.
GV từ những ứng dụng của etilen và các chất đồng đẳng em hãy đề xuất một số phương pháp SX etilen đạt hiệu quả kinh tế cao?
HS: ...
GV nhận xét => PP SX trong CN và điều chế trong phòng TN và yêu cầu HS viết PTPƯ chứng minh.
I. Tính chất vật lý:
1. Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng:
Bảng 6.1 SGK.
Nhận xét: ... SGK.
2. Tính tan và màu sắc:
Hầu như không tan trong nước và không màu.
Tan được trong dung môi hữu cơ như xăng, dầu...
II. Tính chất hoá học:
* Đặc điểm cấu tạo: Phân tử có lk kém bền => trong phản ứng hoá học dễ đứt ra để hình thành lk bền hơn. Vậy vị trí lk đôi là trung tâm của phản ứng xảy ra trong phân tử anken.
Vì vậy anken có phản ứng đặc trung là phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp và phản ứng ôxi hoá.
* Phản ứng hoá học cụ thể:
1. Phản ứng cộng Hiđro: ĐK: có xt Ni, Pt hoặc Pd và t0.
VD: CH2=CH2 + H2 CH3 - CH3.
2. Phản ứng cộng Halogen (halogen hoá):
a/ Cộng Clo:
CH2=CH2 + Cl2 ClCH2 - CH2Cl
(1,2 - đicloetan)
b/ Cộng brôm:
VD: CH3CH=CHCH2CH2CH3 + Br2
CH3CHBr -CHBr CH2CH2CH3 (2,3-đibromhexan)
Phản ứng dùng để nhận biết anken.
3. Phản ứng cộng axit và cộng nước:
a/ Cộng axit:
VD: CH2 = CH2 + HCl(khí) CH3 - CH2 - Cl
(etylclorua)
Các anken không đối xứng hướng cộng axit vào anken tuân theo quy tắc Maccopnhicop.
Quy tắc cộng Maccopnhicop: SGK
VD: CH2=CH-CH3 + HCl
CH3- CHCl - CH3 + CH2Cl - CH2 - CH3
(SP chính) (SP phụ)
b/ Cơ chế phản ứng cộng axit vào anken:
Xảy ra theo hai giai đoạn liên tiếp: ... SGK.
c/ Cộng nước (phản ứng hiđrat hoá):
VD: CH2 = CH2 + H2O H-CH2- CH2-OH
(etanol)
Các anken không đối xứng hướng cộng nước vào anken tuân theo quy tắc Maccopnhicop tương tự như trên.
VD: SGK
Tiết 55
4. Phản ứng trùng hợp:
Anken đầu dãy đồng đẳng có thể cộng nhiều phân tử lại với nhau tạo thành phân tử lớn trong đk t0, p, xt thích hợp, gọi là phản ứng trùng hợp.
VD: nCH2=CH2 (-CH2-CH2-)n
(Polietilen, n = 3000-40.000)
KN phản ứng trùng hợp:
Quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành những phân tử rất lớn gọi là polime.
Trong đó: Phân tử nhỏ (chất đầu tham gia PƯ) gọi là monome. Chất SP gọi là Polime. Số lượng mắt xích monome trong phân tử polime gọi là hệ số trùng hợp (n).
5. Phản ứng ôxi hoá:
a/ Phản ứng đốt cháy:
TQ: CnH2n + O2 nCO2 + nH2O; H < 0
n n
b/ Phản ứng ôxi hoá không hoàn toàn:
Làm mất màu dung dịch KMnO4:
VD: 3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O 3HOCH2-CH2OH + 2MnO2 + 2KOH.
(etylen glicol)
Phản ứng dùng để nhận ra sự có mặt của lk đôi trong anken.
III. Điều chế và ứng dụng:
1. ứng dụng:
Chủ yếu để tổng hợp các loại hợp chất hữu cơ khác.
a/ Tổng hợp Polime:
VD nhựa PE, PVC...
b/ Tổng hợp hoá chất khác:
VD: etanol, etylen glicol...
2. Điều chế:
* Công nghiệp: Tách H2 từ ankan tương ứng hoặc bẻ gãy mạch C của các ankan có số lượng C cao hơn.
* Phòng TN:
VD: Đ/C C2H4:
CH3CH2OH CH2 = CH2 + H2O
Hoạt động 6:
4. Củng cố T54-55:
? Hãy so sánh thành phần phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất hoá học của anken với ankan và xicloankan? Lấy VD minh hoạ?
BT3/164, BT 8/165 SGK.
5. Dặn dò về nhà:
* Làm BT còn lại ở SGK Trang 164, 165.
* Chuẩn bị nội dung bài mới (Tiết 56 Bài41: Ankađien
Câu hỏi chuẩn bị:
So sánh thành phần phân tử, đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học của ankađien với anken và ankan.
Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phê duyệt của BGH
Ngày: ...... tháng ..... năm 2009
Từ tiết: .......... đến tiết: ..............
...................................................
...................................................
...................................................
Ngày soạn: 09/02/2009
Ngày giảng: 13/02/2009
Tiết: 56: Bài 41: Ankađien
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Biết:
* Đặc điểm cấu trúc của hệ liên kết đôi liên hợp.
* Phương pháp điều chế và ứng dụng của Butađien và isopren.
2. Về kỹ năng, tư duy: Viết phương trình phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp của Butađien và isopren.
II. Chuẩn bị:
Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo mục tiêu bài học và yêu cầu tiết trước đã giao.
Giáo Viên: Mô hình phân tử But-1,3-đien.
III. Tiến trình trên lớp:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ khi nghiên cứu bài mới.
3. Nghiên cứu nội dung bài mới:
Hoạt động của Thầy & trò
Nội dung
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK phần I và cho biết: Thế nào là polien, đien, ankađien? Đien được phân loại ntn? mỗi loại cho 1 VD; Viết CTPT chung của ankađien, so sánh với CTPT chung của ankan và anken.
HS: nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi...
GV nhận xét và bổ sung thêm...
Hoạt động 2:
HS nghiên cứu mô hình cấu trúc phân tử butađien để rút ra KL về cấu trúc phân tử.
GV nhận xét, bổ sung thêm
Hoạt động 3:
Trên cơ sở sự phân tích cấu tạo của phân tử buta-1,3-đien và isopren, HS viết các PTPƯ của chúng với: H2; X2; HX.
* GV cho biết tỉ lệ % sản phẩm cộng 1,2 và 1,4.
* HS rút ra nhận xét:
+ Buta-1,3-đien và isopren có khả năng tham gia phản ứng cộng.
+ ở nhiệt độ thấp ưu tiên tạo thành sản phẩm cộng -1,2 ở nhiệt độ cao ưu tiên tạo thành sản phẩm cộng - 1,4.
+ Phản ứng cộng HX theo qui tắc Mac-côp-nhi-côp
Hoạt động 4:
Gv hướng dẫn HS viết PTPƯ trùng hợp buta-1,3-đien và isopren. Chú ý phản ứng trùng hợp chủ yếu theo kiểu cộng -1,4 tạo ra polime còn một liên kết đôi trong phân tử.
Hoạt động 5:
GV nêu phương pháp điều chế buta-1,3-đien và isopren trong công nghiệp, gợi ý HS viết PTPƯ.
HS tìm hiểu SGK rút ra nhận xét về ứng dụng quan trọng của buta-1,3-đien và isopren dùng làm nguyên liệu sản xuất cao su.
I. Phân loại:
HC mà phân tử có 2 lk đôi C=C gọi là đien.
HC mà phân tử có từ 3 lk đôi C=C gọi là trien ...
đien và trien ... được gọi chung là polien
Phân loại đien:
...C=C=C ... đien có liên kết đôi liền.
...C=C-C=C ... đien có liên kết đôi liên hợp.
...C=C-C-C...-C=C ... đien có liên kết đôi không liên hợp.
Ankađien: CTC CnH2n - 2 (n 3) là đien mạch hở.
Ankađien mà hai lk đôi cách nhau một lk đơn gọi là ankađien liên hợp.
Chất tiêu biểu của ankađien liên hợp, có nhiều ứng dụng thực tế hơn cả là
Buta-1,3-ien (Butađien)
và 2-metylbuta-1,3-đien (isopren)
II. Cấu trúc phân tử và phản ứng của butađien và isopren:
1. Cấu trúc phân tử của butađien:
* Các nguyên tử C đều ở trạng thái lai hoá sp2 .
* 4 nguyên tử C và 6 nguyên tử H đều nằm trên một mặt phẳng. Liên kết p liên hợp.
2. Phản ứng của buta -1,3-đien và isopren
VD: CH2 = C - CH = CH2
ù
CH3 2- metyl buta- 1,3 -dien
CH2 = CH - CH = CH2 + Br2
đ 1,2 :Br-CH2 - CHBr - CH = CH2
đ 1,4: Br- CH2 - CH = CH- CH2-Br
CH2 = CH- CH = CH2 + HCl đ
đ 1,2: CH2 = CH - CHCl - CH3
đ1,4: CH3- CH = CH - CH2Cl
n CH2 = CH – CH = CH2
butadien
đ (-CH2 –CH = CH- CH2-)n
Polibutadien đ cao su buna
3. Điều chế, ứng dụng của butađien và isopren: SGK
Hoạt động 6:
4. Củng cố T56:
BT1/168, BT4/169.
5. Dặn dò về nhà:
* Làm BT còn lại SGK Trang 168,169.
* Nghiên cứu phần tư liệu trang 169 SGK.
* Chuẩn bị nội dung bài mới (Tiết 57 Bài 42: Khái niệm về Tecpen).
Câu hỏi chuẩn bị:
* Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo phân tử của Tecpen với anken, ankađien.
* Kể tên các loại hoa quả ở địa phương có chứa Tecpen, CT hoá học và tên gọi của Tecpen đó.
Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phê duyệt của BGH
Ngày: ...... tháng ..... năm 2009
Từ tiết: .......... đến tiết: ..............
...................................................
...................................................
...................................................
Ngày soạn: 15/02/2009
Ngày giảng: 19/02/2009
Tiết: 57: Bài 42: khái niệm về tecpen
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Biết:
* Khái niệm về tecpen, thành phần và cấu tạo của tecpen.
* Nguồn gốc và giá trị của một số tecpen đơn giản để khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tecpen.
2. Về kỹ năng, tư duy: Phân biệt được tecpen với những hiđrocacbon đã học.
II. Chuẩn bị:
Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo mục tiêu bài học và yêu cầu tiết trước đã giao.
Giáo viên: Tư liệu bổ sung về nguồn Tecpen có trong các loại hoa quả phổ biến ở địa phương: Cam, chanh, bưởi, cà chua, bạc hà, húng vịt ...
III. Tiến trình trên lớp:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
* Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo phân tử của Tecpen với anken, ankađien.
* Kể tên các loại hoa quả ở địa phương có chứa Tecpen, CT hoá học và tên gọi của Tecpen đó.
GV nhận xét và ĐVĐ vào bài mới.
3. Nghiên cứu nội dung bài mới:
Hoạt động của Thầy & trò
Nội dung
Hoạt động 1:
GV nêu một số ví dụ gần gũi với đời sống về Tecpen trong tinh dầu thông, sả, quế, chanh, cam ... kèm theo công thức phân tử và yêu cầu HS nhận xét, rút ra khái niệm tecpen.
GV nhận xét => KL thành phần....
GV viết CTCT một số tecpen yêu cầu HS nhận xét => CT.
GV bổ sung thêm: ...
Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS tìm hiểu thêm SGK, nhận xét về nguồn tecpen trong thiên nhiên.
HS: ...
GV nhận xét bổ sung thêm và hướng dẫn HS sử dụng một số loại hoa quả ở địa phương có chứa các Tecpen cần thiết cho sức khoẻ con người như: Chanh, bưởi, xả, quế, húng...
GV giới thiệu phương pháp cơ bản khai thác tecpen là phương pháp chưng cất và một số cơ sở sản xuất tinh dầu ở trong nước.
GV giới thiệu một số ứng dụng của tecpen.
I. Thành phần cấu tạo và dẫn xuất
1. Thành phần:
Tecpen là tên gọi nhóm hiđrocacbon không no có công thức chung là (C5H8)n (n ≥ 2)
2. Cấu tạo:
Phân tử tecpen có cấu tạo mạch hở hoặc mạch vòng và có chứa các liên kết đôi C=C
II/ Nguồn tecpen thiên nhiên
1. Nguồn tecpen thiên nhiên:
Tecpen và dẫn xuất chứa oxi của tecpen thường gặp trong giới thực vật. Chúng có ở trong lá, than, hoa, quả hoặc rễ thực vật.
Tecpen và dẫn xuất còn có trong cơ thể động vật.
2. Khai thác tecpen (sgk và thực tế)
3. ứng dụng của tecpen: (sgk và thực tế)
Hoạt động 3:
4. Củng cố T57:
BT 1,2,3 trang 173 SGK.
GV nhận xét câu trả lời của HS và nhấn mạnh kiến thức trọng tâm.
5. Dặn dò về nhà:
* Làm BT còn lại ở SGK Trang 173,174.
* Nghiên cứu phần tư liệu SGK Trang 174.
* Chuẩn bị nội dung bài mới (Tiết 58 Bài43: Ankin).
+ So sánh thành phần, đặc điểm cấu tạo và tính chất của ankin với ankan và anken, ankađien.
+ Ôn lại bài Axetilen đã học ở THCS.
Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phê duyệt của BGH
Ngày: ...... tháng ..... năm 2009
Từ tiết: .......... đến tiết: ..............
...................................................
...................................................
Ngày soạn: 15/02/2009
Ngày giảng: 20/02/2009
Tiết: 58: Bài 43: Ankin
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức
HS Biết:
* Khái niệm đồng đẳng, đồng phân, danh pháp và cấu trúc phân tử của ankin.
* Phương pháp điều chế và ứng dụng của axetilen.
HS Hiểu:
* Sự giống và khác nhau về tính chất hoá học giữa ankin và anken.
2. Về kỹ năng, tư duy:
* Viết PTPƯ minh hoạ tính chất hoá học của ankin.
* Giải thích hiện tượng thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà theo mục tiêu bài học và yêu cầu tiết trước đã giao.
Giáo Viên:
* Tranh vẽ hoặc mô hình rỗng, mô hình đặc của phân tử axetilen.
* Dụng cụ: ống nghiệm, nút cao su kèm ống dẫn khí, cặp ống nghiệm, đèn cồn, bộ giá thí nghiệm.
* Hoá chất: CaC2, dd KMnO4, dd Br2.
III. Tiến trình trên lớp:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ khi nghiên cứu bài mới.
3. Nghiên cứu bài mới:
Hoạt động của Thầy & trò
Nội dung
Hoạt động 1:
GV cho biết một số ankin tiêu biểu: Yêu cầu HS thiết lập dãy đồng đẳng của ankin.
HS thiết lập và rút ra nhận xét:
Ankin là những hiđro cacbon mạch hở có 1 liên kết ba trong phân tử.
GV yêu cầu HS xem CT Tên thông thường, tên IUPAC. vận dụng gọi tên một số ankin nêu trong SGK.
HS: ....
GV nhận xét, bổ sung nếu sai.
Hoạt động 2:
HS: xem mô hình hoặc tranh vẽ cấu tạo phân tử axetilen.
GV: Giới thiệu cấu trúc e qua tranh vẽ hoặc mô hình của phân tử axetilen.
HS: nhận xét: Nguyên tử C ở liên kết 3 có lai hoá sp. Góc liên kết HCH và HCC là 1800 ....
GV bổ sung nếu thiếu.
Hoạt động 3:
GV làm thí nghiệm điều chế C2H2 rồi cho đi qua dd Br2; dd KMnO4.
GV yêu cầu HS nhận xét màu của dd Br2; dd KMnO4 sau phản ứng và viết các phương trình phản ứng xảy ra từ đó rút ra KL về khả năng tham gia phản ứng của Ankin.
HS: ...
GV nhận xét, bổ sung thêm.
GV hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng:
GV lưu ý HS phản ứng cộng HX, H2O vào ankin cũng tuân theo qui tắc Mac-côp - nhi - côp và yêu cầu HS vận dụng viết PTPƯ.
HS: ...
GV nhận xét => KL
Từ đặc điểm cấu tạo phân tử ankin, GV hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng đime hoá và trime hoá.
HS vận dụng viết PTPƯ:...
GV nhận xét sửa sai nếu có.
Hoạt động 4:
GV phân tích vị trí nguyên tử hiđro ở liên kết ba của ankin, làm thí nghiệm axetilen với dd AgNO3 trong NH3, hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng.
HS: quan sát TN và viết PTPƯ
GV lưu ý: Phản ứng dùng để nhận ra axetilen và các ankin có nhóm H - C º C - (các ankin đầu mạch).
Hoạt động 5:
GV yêu cầu HS viết PTPƯ.
HS: ....
GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
Hoạt động 6:
GV yêu cầu HS viết các phương trình hoá học của phản ứng điều chế C2H2 từ CaCO3 và C.
GV nhận xét và bổ sung: phương pháp chính điều chế axetilen trong công nghiệp hiện nay là nhiệt phân metan ở 15000C.
GV yêu cầu HS tìm hiểu phần ứng dụng của axetilen trong SGK.
I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp và cấu trúc
1. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp:
a/ Đồng đẳng
C2H2, C3H4, .... CnH2n-2 (n ³ 2)
(HC º CH), C3H4 (HC º C - CH3)
b/ Đồng phân, danh pháp:
C5H8
HC º C - CH2 - CH2 - CH3
CH3 - C º C - CH2 - CH3
HC º C - CH - CH3
ù
CH3
HC º CH HC º C - CH3
Etin Propin (metylaxetilen)
HC º C - CH2CH3
But-1-in (etylaxetilen)
HC º C CH2CH2CH3
Pent-1-in (propylaxetilen)
CH3 - C º C - CH2CH3
Pent-2-in (etylmetylaxetilen)
Nhận xét:
* Tên IUPAC: Tương tự như gọi tên anken, nhưng dùng đuôi in để chỉ liên kết ba.
* Tên thông thường: Tên gốc ankyl + axetilen.
2. Cấu trúc phân tử:
Nguyên tử C ở liên kết 3 có lai hoá sp. Góc liên kết HCH và HCC là 1800 ...
II/ tính chất hoá học
1. Phản ứng cộng:
a/ Cộng H2
CH º CH + H2 → CH2 = CH2
CH º CH + H2 → CH3 - CH3
* Nếu xúc tác Ni phản ứng dừng lại ở giai đoạn 2.
* Nếu xúc tác Pd/PbCO3 phản ứng dừng lại ở giai đoạn 1
b/ Cộng dd brôm
CH º CH + Br2 → CHBr = CHBr( -200C)
CH º CH + Br2 → CHBr2 - CHBr2 ( 200C)
c/ Cộng axit HX (H2O, HCl)
CH3 - C º CH + HOH → CH3 - C = CH2 → CH3 - C - CH3
ù ù
OH O
axeton
CH3 - C º CH + HCl → CH3 - C = CH2
ù
Cl
CH3 - C = CH2 + HCl → CH3 - CCl2 - CH3
ù
Cl
d/ Phản ứng đime hoá và trime hoá
CH º CH CH2 = CH- C º CH
CH º CH C6H6
2. Phản ứng thế bằng ion kim loại
CH º CH +2Ag(NH3)2OH→ CAg º CAg +2H2O + 4NH3
R- C º CH +Ag(NH3)2OH→ R-C º CAg +2H2O + NH3
Phản ứng tạo kết tủa vàng dùng để nhận biết ankin có nối ba đầu mạch
3/ Phản ứng oxi hoá
Phản ứng cháy (SGK)
Phản ứng oxi hoá với KMnO4: Tự viết ở nhà
III. điều chế và ứng dụng
1/ Điều chế:
Nhiệt phân metan ở 15000C.
2CH4 CH º CH + 3H2ư
Thuỷ phân CaC2
CaC2+ HOH→ C2H2 +Ca(OH)2
2/ ứng dụng: SGK
4. Củng cố T58:
BT3,4,5 SGK Trang 179
GV nhận xét và nhấn mạnh kiến thức trọng tâm bài học.
5. Dặn dò về nhà:
* Làm BT còn lại ở SGK.
* Luyện tập về HC không no (Tiết 59: Bài44: Luyện tập)
+ Lập bảng so sánh các HC không no về thành phần, cấu tạo và tính chất hoá học.
+ Làm BT Bài Luyện tập trang 181.
Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................................
....................................................................................................................................
...................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Phê duyệt của BGH
Ngày: ...... tháng ..... năm 2009
Từ tiết: .......... đến tiết: ..............
...................................................
...................................................
Ngày soạn: 22/02/2009
Ngày giảng: 26/02/ 2009
Tiết: 59: Bài 44: luyện tập hiđrocacbon không no
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
Củng cố kiến thức để
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_tiet_53_60_nguyen_huy_doan.doc