A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1) Kiến thức
HS biết:
Khái niệm, phân loại dẫn xuất halogen, đồng phân, danh pháp
Tính chất vật lí và tính chất hóa học đặc trưng của dẫn xuẩt halogen
Hoạt tính sinh học, ứng dụng của 1 số dẫn xuẩt halogen.
HS hiểu:
Tính chất hóa học cơ bản: phản ứng thế nguyên tử halogen ( trong phân tử ankyl halogenua, anlyl halogenua, phenyl halogenua) bằng nhóm –OH. Sơ lược cơ chế phản ứng thế. Phản ứng tách hidrohalogenua theo quy tắc Zai-xep, phản ứng với Magie.
2) Kĩ năng
Gọi tên dẫn xuất halogen theo hai cách đơn giản.
Viết CTCT và gọi tên các đồng phân tương ứng theo CTPT
Viết PTHH minh họa tính chất hóa học và 1 số ứng dụng.
Phân biệt 1 số chất halogen cụ thể
Giải bài tập tính khối lượng nguyên tử để sản xuất 1 khối lượng xác định dẫn xuất của halogen, bài tập có nội dung liên quan.
3) Tình cảm, thái độ
Bên cạnh các lợi ích đem lại còn biết cách sử dụng dẫn xuẩt halogen để tránh gây ô nhiểm môi trường và tự bảo vệ bản thân.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
GV:
Máy tính, máy chiếu, bảng biểu, các phiếu học tập.
Hóa chất: Đietyl ete, etyl bromua, bột Mg
Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, kẹp ống nghiệm.
HS: Ôn tập kiến thức về HC và xem trước bài dẫn xuẩt halogen
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Tiết 69+70, Bài 51: Dẫn xuất Halogen của Hiđrocacbon - Nguyễn Thị Minh Thư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN ANCOL – PHENOL
BÀI 51:
TIẾT PPCT: 69-70
---&---
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
HS biết:
Khái niệm, phân loại dẫn xuất halogen, đồng phân, danh pháp
Tính chất vật lí và tính chất hóa học đặc trưng của dẫn xuẩt halogen
Hoạt tính sinh học, ứng dụng của 1 số dẫn xuẩt halogen.
HS hiểu:
Tính chất hóa học cơ bản: phản ứng thế nguyên tử halogen ( trong phân tử ankyl halogenua, anlyl halogenua, phenyl halogenua) bằng nhóm –OH. Sơ lược cơ chế phản ứng thế. Phản ứng tách hidrohalogenua theo quy tắc Zai-xep, phản ứng với Magie.
Kĩ năng
Gọi tên dẫn xuất halogen theo hai cách đơn giản.
Viết CTCT và gọi tên các đồng phân tương ứng theo CTPT
Viết PTHH minh họa tính chất hóa học và 1 số ứng dụng.
Phân biệt 1 số chất halogen cụ thể
Giải bài tập tính khối lượng nguyên tử để sản xuất 1 khối lượng xác định dẫn xuất của halogen, bài tập có nội dung liên quan.
Tình cảm, thái độ
Bên cạnh các lợi ích đem lại còn biết cách sử dụng dẫn xuẩt halogen để tránh gây ô nhiểm môi trường và tự bảo vệ bản thân.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
GV:
Máy tính, máy chiếu, bảng biểu, các phiếu học tập.
Hóa chất: Đietyl ete, etyl bromua, bột Mg
Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, kẹp ống nghiệm.
HS: Ôn tập kiến thức về HC và xem trước bài dẫn xuẩt halogen
TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
I/ KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ĐỒNG PHÂN DANH PHÁP
Hoạt động 1
1) Khái niệm
GV chiếu bảng sau lên màn hình:
HC
CH4
CH2=CH2
C6H6
Dx halogen
CH3Cl,
CH3Br,
CHCl3
CH2=CHCl
C6H5Cl
Yêu cầu HS nhận xét về:
-CTPT của HC trên với dẫn xuất HC tương ứng àtừ đó rút ra khái niệm dẫn xuất halogen?
Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử Hidro trong phân tử HC bằng 1 hay nhiều nguyên tử halogen ta được dẫn xuất halogen của HC, thường gọi tắt là dẫn xuất halogen
Hoạt động 2
2) Phân loại
GV cho HS nghiên cứu SGK và yêu cầu:
-Nêu cơ sở để phân loại dẫn xuất halogen?
-nêu cách phân loại dẫn xuất halogen theo bản chất số lượng halogen. Cho TD minh họa?
-Nêu cách phân loại halogen theo đặc điểm cấu tạo gốc HC. Cho TD?
GV bổ sung: Dựa vào đặc điểm cấu tạo của gốc HC người ta còn phân loại dẫn xuất halogendựa vào bậc của dẫn xuất halogen.Yêu cầu HS nêu:
-Khái niệm bậc C
à bậc của halogen ?
HS: nêu khái niệm bậc C
-Dẫn xuất halogen gồm có:
+Dẫn xuất flo
+Dẫn xuất clo
+Dẫn xuất brom
+Dẫn xuất iot
+Dẫn xuất chứa đồng thời một vài halogen khác nhau.
-Dựa theo cấu tạo halogen người ta phân thành các loại sau:
+ dẫn xuất halogen no: CH3Cl, CH2FCl
+dẫn xuất halogen không no: CF2=CF2, CH2=CH-Cl
+dẫn xuất halogen thơm: C6H5F, C6H5CH2-Cl..
-Bậc của dẫn xuất halogen bằng bậc của nguyên tử C liên kết với nguyên tử halogen
TD:
CH3CH2CH2Cl : dẫn xuất halogen bậc 1
CH3 – CH – Cl : dẫn xuất halogen bậc 2
CH3
Hoạt động 3
3) đồng phân, danh pháp
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK
+Nêu khái niệm đồng phân
+Theo CTCT thì dẫn xuất halogen cso những kiểu đồng phân nào?
+Viết CTCT các chất có CTPT C4H9Cl
HS hoạt động nhóm và trả lời các yêu cầu
GV cho HS nghiên cứu SGK và hướng dẫn HS nhận xét về :
-cách gọi tên thông thường của dẫn xuất halogen. Cho TD minh họa
-cách gọi tên gốc chức. cho TD
-cách gọi tên thay thế. Cho TD
a) đồng phân
dẫn xuất halogen có 2 loại đồng phân
+ Đồng phân mạch C như HC
+ Đồng phân nhóm chức
TD: Viết các đồng phân của C4H9Cl
CH3CH2CH2CH2Cl ; CH3CH2CHClCH3
(CH3)2CHCH2Cl ; (CH3)3CCl
b) Danh pháp
*.* Tên thông thường
CHCl3 : clorofom
CHBr3 : bromofom
CHI3 : iođofom
*.* Tên gốc chức
Tên gốc HC + tên halogenua
TD:
CH2Cl2 metylen clorua
CH2=CH-F vinyl florua
C6H5Br phenyl bromua
*.* Tên thay thế
Số chỉ vị trí halogen – tên halogen + tên mạch chính
TD:
CH3CH2CH2CH2Cl : 1-clobutan
CH3CH2CHClCH3 : 2-clobutan
(CH3)2CHCH2Cl : 1-flo-2-metylpropin
(CH3)3CCl : 2-flo-2-metylpropan
Hoạt động 4
II/ TÍNH CHẤT VẬT LÍ
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin bảng bài tập số 3 trang 215 nhận xét về:
-Trạng thái của dẫn xuất halogen.
-Quy luật biến đổi nhiệt độ sôi.
GV bổ sung: Dẫn xuất halogen có các tính chất tương tự ankan nhưng khác ở 1 số điểm sau:
+Không tan trong nước, thường nặng hươn nước và tan tốt trong các dung môi hữu cơ
+dẫn xuất halogen thường có hoạt tính sinh học cao: CHCl3 có tác dụng gây mê, C6H6Cl6 chất diệt côn trùng
-Trạng thái: Ở điều kiện thường các dẫn xuất halogen có khối lượng phân tử nhỏ như CH3Cl, CH3Br là các chất khí, các dẫn xuất có khối lớn hơn như CHCl3, C6H5Clở thể lỏng hoặc rắn.
-Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng tăng theo chiều tăng của phân tử khối.
III/ TÍNH CHẤT HÓA HỌC
GV yêu cầu HS phan tích cấu tạo của liên kết C-X trong dẫn xuất halogen?
HS: Phân tích cấu tạo của dẫn xuất halogen
GV yêu cầu HS dự đoán TCHH của dẫn xuất halogen
HS: Do nguyen tử halogen có độ âm điện lớn nên làm phân cực mạnh liên kết C-X à dễ thay nguyên tử halogen bằng nhóm –OH, tách phân tử HX và dễ phản ứng với Mg.
Hoạt động 5
1) Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm -OH
GV cho HS nghiên cứu SGK và yêu cầu HS nhận xét:
-Cách tiến hành thí nghiệm
-Kết quả thí nghiệm
-Dấu hiệu kết tủa AgCl
-kết luận điều kiện cụ thể để các chất trên có phản ứng thế nguyên tử halogen, viết PTHH minh họa
Cách tiến hành thí nghiệm và kết quả được trinh bày trong bảng sau:
Dẫn xuất halogen sạch Cl-
Lắc với H2O, gạn lấy lớp H2O, axit hóa bằng HNO3, nhỏ vào đó dd AgNO3
Đun sôi với H2O, gạn lấy lớp H2O, axit hóa bằng HNO3, nhỏ vào đó dd AgNO3
Đun sôi với dd NaoH, gạn lấy lớp H2O, axit hóa bằng HNO3, nhỏ vào đó AgNO3
CH3CH2CH2Cl
(propyl clorua)
Không có kết tủa
Không có kết tủa
Có kết tủa AgCl
CH2=CHCH2Cl
(anlyl clorua)
Không có kết tủa
Có kết tủa AgCl
Có kết tủa AgCl
C6H5Cl
(Phenyl Clorua)
Không có kết tủa
Không có kết tủa
Không có kết tủa
HS nghiên của bảng và nhận xét
GV hướng dẫn HS kết luận phản ứng thế nguyên tử halogen
Dấu hiệu có kết tủa chứng tỏ có phản ứng thế nguyên tử Cl xảy ra
Kết luận:
-dẫn xuất ankyl halogenua không phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường cũng như đun sôi, nhưng khi bị thủy phân vói dd kiềm tạo thành ancol:
CH3CH2CH2Cl + OH- CH3CH2CH2OH + Cl-
(propyl clorua) ancol propylic
Cl- sinh ra được nhận biết bằng AgNO3 dưới dạng kết tủa AgCl
-Dẫn xuất loại anlyl halogenua bị thủy phân ngay khi đun sôi với H2O:
RCH=CHCH2-X + H2O à RCH=CHCH2-OH + HX
-Dẫn xuất loại phenyl halogenua (halogen đính trực tiếp vào vòng benzen) không phản ứng với kiềm ở nhiệt độ thường cũng như đun sôi. Chúng chỉ phản ứng ở nhiệt độ cao và áp suất cao
C6H5-Cl + 2NaoH C6H5-ONa + NaCl +H2O
Kết luận: phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm –OH dễ hay khó tùy thuộc chủ yếu vào bản chất của dẫn xuất halogen
Hoạt động 6
Sơ lược về cơ chế phản ứng thế nguyên tử halogen
GV giới thiệu sơ lược về cơ chế thế nguyên tử halogen.
Halogen nói chung có dạng
Liên kết C – X là liên kết phân cựa tùy thuộc vào bản chất halogen và điều kiện thực hiện mà sự thế nguyên tử halogen xảy ra theo những cơ chế khác nhau.
HS: nghe giảng
Liên kết C – X là liên kết phân cựa tùy thuộc vào bản chất halogen và điều kiện thực hiện mà sự thế nguyên tử halogen xảy ra theo những cơ chế khác nhau
TD: dẫn xuất halogen bậc 3 dưới tác dụng của dung môi phân cực bị phân cắt dị li ở mức độ không đáng kể
Giai đoạn 1: (giai đoạn chậm)
(CH3)3 C-Br (CH3)3 C+ Br-
Giai đoạn 2 (giai đoạn nhanh)
(CH3)3 C+ + OH- à (CH3)3 C-OH
Hoạt động 7
2) Phản ứng tách Hidro halogenua
GV yêu cầu HS nghiên cứu thú nghiệm trong SGK và nêu nhận xét:
-Điều kiện thực hiện phản ứng tách
-Sản phẩm của phản ứng
-Khả năng tách của halogen
-Viết các phản ứng minh họa
HS:
-Điều kiện là có 1 bazo mạnh như kiềm trong etanol và phải đun sôi.
-Sản phẩm của phản ứng tùy thuộc vào dẫn xuất halogen
GV tương tự yêu cầu HS viết các PTHH tách của dẫn xuất có CT CH3CH2CHClCH3 có những sản phẩm nào?
Nêu quy tắc Zai-xep
Thực nghiệm: SGK
Giải thích: SGK
HCH2-CH2Br + KOH CH2=CH2 + KBr + H2O
Etilen sinh ra mất màu dd Brom
Hướng của phản ứng tách hidro halogenua
KOH, ancol,t0
-HBr
TD:
CH3-CH=CH-CH3
CH3CH2CHClCH3 (sp chính)
CH2=CH-CH2-CH3
(sp phụ)
Quy tắc Zai-xép: Khi tách HX khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen (X) ưu tiên tách ra cùng với H ở nguyên tử C bậc cao hơn bên cạnh
Hoạt động 8
3) Phản ứng với Mg
GV làm thí nghiệm: SGK
GV hướng dẫn HS giải thích và viết PTHH
GV bổ sung: Sản phẩm etyl magie bromua có liên kết giữa C và Mg khim loại nên gọi là hợp chất cơ kim. Liên kết này là trung tâm của các PƯ tiếp theo.
Cho bột Mg vào đietyl ete( C2H5OC2H5) khanà Mg không biến đổi à chứng tỏ Mg không phản ứng
Nhỏ từ từ etyl bromuaà Mg tan hết chứng tỏ Mg phản ứng
CH3CH2-Br +Mg CH3CH2-Mg-Br
(etyl magie bromua)
Hoạt động 9
IV/ ỨNG DỤNG
HS nghiên cứu SGK
SGK
Hoạt động 10
CỦNG CỐ
GV khắc sâu kiến thức cho HS về:
-danh pháp của dẫn xuất halogen
-Tính chất vật lí và họa tính sinh học của dẫn xuất halogen Zai-xep
-Phương pháp điều chế và ứng dụng của dẫn xuất halogen
DẶN DÒ
HS về chuẩn bị bài “LUYỆN TẬP DẪN XUẨ HALOGEN”
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_tiet_6970_bai_51_dan_xuat_ha.doc