Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 1-10 - Lưu Huỳnh Vạn Long

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức :

 - Biết được các khái niệm về sự điện li , chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

 - Hiểu được các nguyên nhân tính dẫn điện của dung dịch chất điện li .

2. Kỹ năng :

 - Rèn luyện kỹ năng thực hành , so sánh , quan sát .

 - Rèn luyện khả năng lập luận , logic.

 - Viết đúng phương trình điện li

3. Thái độ :

 Rèn luyện đức tính cẩn thận , nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học .

4. Trọng tâm :

 Nắm được các khái niệm về sự điện li , chất điện li và hiểu được nguyên nhân tính dẫn điện của dung dịch chất điện li .

 II. PHƯƠNG PHÁP :

 Trực quan – nêu và giải quyết vấn đề – Đàm thoại .

 III. CHUẨN BỊ :

- Dụng cụ : bộ dụng cụ chứng minh tính dẫn điện của dung dịch .

- Hoá chất : NaCl , NaOH rắn , H2O cất , dd : rượu etilic , đường , glyxerol , HCl .

 

doc21 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 1-10 - Lưu Huỳnh Vạn Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :4/9/07 Tuần: 01 Ngày dạy : 5-7/9/07 Tiết PPCT: 01-02 ƠN TẬP ĐẦU NĂM I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Ơn tập cơ sở lí thuyết hóa học về nguyên tử, liên kết hóa học, định luật tuần hoàn, bảng tuần hoàn, phản ứng oxi hóa khử, tớc đợ phản ứng và cân bằng hóa học - hệ thớng hóa tính chất vật lí, hóa học các đơn chất và hợp chất của các nguyên tớ trong nhóm halogen, oxi-lưu huỳnh - Vận dụng cơ sở lí thuyết hóa học khi ơn tập nhóm halogen và oxi-lưu huỳnh, chuẩn bị nghiên cứu các nguyên tớ nitơ-photpho và cacbon-silic 2. Kỹ năng : -Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi-hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron. - Giải mợt sớ bài tập cơ bản như xác định thành phần hỡn hợp, xác định tên nguyên tớ, bài tập về chất khí,.. - Vận dụng các phương pháp cụ thể để giải bài tập hóa học như lập và giải phương trình đại sớ, áp dụng định luật bảo toàn khới lượng, tính trị sớ trung bình, 3. Tình cảm thái đợ : - Rèn thái đợ làm việc khoa học nghiêm túc - Xây dựng thái đợ học tập tích cực, chủ đợng, hợp tác, có kế hoạch, - Tạo cơ sở cho HS yêu thích mơn hóa học II. CHUẨN BỊ : HS ơn lại kiến thức cơ bản của phương trình hóa học lớp 10 Chuẩn bị mợt sớ bài tập cơ bản III. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra : kết hợp trong quá trình ơn tập 2. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1 : Vận dụng lí thuyết nguyên tử, liên kết hóa học, định luật tuần hoàn ôn tập nhóm halogen và oxi-lưu huỳnh Hãy so sánh tính chất vật lí và hóa học của 2 axit trên? So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị. Trong các hợp chất sau đây, chất nào có liên kết ion, chất nào có liên kết cộng hóa trị: NaCl, HCl, Cl2? So sánh cacù halogen, oxi, lưu huỳnh về đặc điểm cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, tính oxi hóa-khử. Hoạt động 2: Phản ứng hóa học, tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học 1. Hoàn thành các phương trình sau bằng phương pháp thăng bằng electron, xác định chất oxi hóa, chất khử: Al + HNO3 ® Al(NO3)3 + N2O + H2O 2. Cho phương trình hóa học: Phân tích đặc điểm của phản ứng điều chế SO3, từ đó cho biết các biện pháp kĩ thuật nhằm tăng hiệu quả tổng hợp SO3 Hoạt động 3 : Giải bài tập hóa học bằng cách lập hệ phương trình: 1. Cho 20 gam hỗn hợp Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư, ta thấy có 11,2 lít khí H2( đktc) thoát ra. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là bao nhiêu? 2. Hòa tan hoàn toàn 1,12 gam kim loại có hóa trị II vào dung dịch HCl thu được 0,448 lit khí ở đktc. Kim loại đó là gì? 3. Một hỗn hợp khí O2 và SO2 có tỉ khối so với H2 là 24. Thành phần % của mỗi khí theo thể tích lần lượt là bao nhiêu? HS thảo luận rồi trả lời. 1/ Học sinh lên bảng làm theo trình tự 4 bước 8Al + 30HNO3 ® 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O 2/ HS dựa vào nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơsataliê: Giảm nhiệt độ và tăng áp suất 1. Ta có hệ phương trình: 2. 3. Cách 1: Phương pháp đại số Đặt V1 và V2 lần lượt là thể tích của O2 và SO2 trong hỗn hợp. Theo đề bài ta có: Cách 2: Phương pháp đường chéo 3. Bài tập về nhà : Bài 1 : Một hỗn hợp gồm 8,8g Fe2O3 và 1 kim loại hoá trị II đứng sau H trong dãy hoạt động hoá học tác dụng vừa đủ với 75ml dd HCl 2M . Cũng hỗn hợp đó cho tác dụng với H2SO4 đặc nóng thu được 1,68l khí A ( đkc ) a. Tìm kim loại X ? b. Tính % mỗi chất có trong hỗn hợp đầu ? c. Cho khí A tác dụng vừa đủ với 16,8ml dd NaOH 20% D = 1,25 g/ml . Xác định khối lượng các chất sau phản ứng ? Ngày soạn :8/09/07 Tuần: 02 Ngày dạy : 10/09/07 Tiết PPCT: 03 Bài 1 : SỰ ĐIỆN LI I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Biết được các khái niệm về sự điện li , chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. - Hiểu được các nguyên nhân tính dẫn điện của dung dịch chất điện li . 2. Kỹ năng : - Rèn luyện kỹ năng thực hành , so sánh , quan sát . - Rèn luyện khả năng lập luận , logic. - Viết đúng phương trình điện li 3. Thái độ : Rèn luyện đức tính cẩn thận , nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học . 4. Trọng tâm : Nắm được các khái niệm về sự điện li , chất điện li và hiểu được nguyên nhân tính dẫn điện của dung dịch chất điện li . II. PHƯƠNG PHÁP : Trực quan – nêu và giải quyết vấn đề – Đàm thoại . III. CHUẨN BỊ : - Dụng cụ : bộ dụng cụ chứng minh tính dẫn điện của dung dịch . - Hoá chất : NaCl , NaOH rắn , H2O cất , dd : rượu etilic , đường , glyxerol , HCl . IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Ổn định lớp 2. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG GV đặt vấn đề: Tại sao có những dd dẫn điện và có những dd không dẫn điện ? Các axit , bazơ , muối hoà tan trong nước xảy ra những hiện tượng gì ? Hoạt động 1 : Hiện tượng điện li - Gv lắp hệ thống thí nghiệm như sgk Hướng dẫn hs làm thí nghiệm Hoạt động 2 : Nguyên nhân tính dẫn điện . - Đặt vấn đề : tại sao các dd axit , bazơ , muối dẫn điện được ? -Dòng điện là gì ? - Vậy trong dd axit , bazơ , muối có những hạt mang điện tích nào ? - Gv viết phương trình điện li - Gv đưa ra một số ví dụ : HNO3 , Ba(OH)2 , FeCl2 Hoạt động 3: Gv làm thí nghiệm tính dẫn điện của dd HCl 0,1M và dd CH3COOH 0,1M. Tại sao độ sáng của bóng đèn không giống nhau ? - Kết luận : Các chất khác nhau có khả năng phân li khác nhau . Hoạt động 4 : - Thế nào là chất điện li mạnh - Gv lấy 3 ví dụ điển hình ( axit , bazơ , muối) : HNO3 , NaOH , NaCl - Viết phương trình điện li ? ® Nhận xét phương trình điện li? - Dựa vào phương trình điện li có thể tính được nồng độ của các ion có trong dd . Ví dụ : * Tính [ion] trong dd Na2CO3 0,1M * Dd KNO3 0,1M * Dd MgCl2 0,05M - Thế nào là chất điện li yếu ? - Cho một số ví dụ về chất điện li yếu ? - Viết phương trình điện li của các chất đó ? - Mũi tên cho biết đó là quá trình thuận nghịch . - Đặt vấn đề : Đặc trưng của quá trình thuận nghịch là gì ? Vậy cân bằng điện li là gì ? - HS làm TN biểu diễn Quan sát , nhận xét và rút ra kết luận . * NaOH rắn , NaCl rắn , H2O cất đèn không sáng * Dd HCl , dd NaOH , dd NaCl : đèn sáng . - Là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích . - Hs rút kết luận về nguyên nhân tính dẫn điện . - Hs vận dụng viết phương trình điện li của một số axit , bazơ : HNO3 ® H+ + NO3- Ba(OH)2 ® Ba2+ + 2OH- FeCl2 ® Fe2+ + 2Cl- Các hs khác quan sát , nhận xét và giải thích . - Với dd HCl bóng đèn sáng rõ hơn dd CH3COOH ® HCl phân li mạnh hơn CH3COOH . - Dựa vào sgk định nghĩa chất điện li mạnh . - Hs tìm thêm 1 số chất điện li mạnh khác - Hs nhân xét về phương trình điện li của chất điện li mạnh . - Viết phươhng trìng điện li của Ba(OH)2 , H2SO4 , Na2CO3 . - Dựa vào hướng dẫn của gv học sinh tính nồng độ của các ion : Na2CO3 ® 2Na+ + CO32- 0,1M 0,2M 0,1M KNO3 ® K+ + NO3- 0,1M 0,1M 0,1M MgCl2 ® Mg2+ + 2Cl- 0,05M 0,05M 0,1M - Hs định nghĩa chất điện li yếu - Hs nghiên cưú sgk trả lời : H2S , CH3COOH , Fe(OH)2 , Mg(OH)2 - Hs viết phương trình điện li và so sánh với phương trình điện li của chất điện li mạnh . - Quá trình thuận nghịch sẽ đạt tới trạng thái cân bằng , đó là cân bằng động . - Cân bằng tuân theo nguyên lý LơSatơliê I. Hiện tượng điện li : 1. Thí nghiệm : - Làm như sự hướng dẫn của sgk - Chất dẫn điện : các dd axit , bazơ , muối - Chất không dẫn điện : H2O cất , NaOH khan , NaCl khan , các dd rượu etilic , đường , glyxerol . 2. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dd axit , bazơ và muối trong nước : - Tính dẫn điện của các dd axit , bazơ , muối là do trong dd của chúng có các tiểu phân mang điện tích được gọi là các ion . - Quá trình phân li các chất trong nước ra ion gọi là sự điện li . - Những chất tan trong nước phân li ra ion gọi là chất điện li - Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li Ví dụ : NaCl ® Na+ + Cl- Al2(SO4)3 ® Al3+ + SO42- Ca(OH)2 ® Ca2+ + 2OH- II. Phân loại chất điện li 1. Thí nghiệm : Sgk 2. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu : a/ Chất điện li mạnh : Là chất khi tan trong nước các phân tử hoà tan đều phân li ra ion . Ví dụ : HNO3 , NaOH , NaCl - Phương trình điện li được biểu diễn bằng mũi tên ® Ví dụ : HNO3 ® H+ + NO3- NaOH ® Na+ + OH- NaCl ® Na+ + Cl- b/ Chất điện li yếu : - Là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân li thành ion , phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dd . - Gồm : các axit yếu , bazơ yếu , muối ít tan - Trong phương trình điện li dùng mũi tên Ví dụ : CH3COOH H+ + CH3COO- HF H+ + F- Chú ý: - Sự điện li của chất điện li yếu có đầy đủ đặc trưng của quá tình thuận nghịch . - Khi quá trình điện li của chất điện li đạt đến trạng thái cân bằng gọi là cân bằng điện li . - Cân bằng điện li cũng là cân bằng động , tuân theo nguyên lý Lơsatơliê . 3. Củng cố : Bài 4 sgk 4. Bài tập về nhà : - Bài tập trong SGK . - Bài 1.1 đến 1.6 SBT Ngày soạn : 12/09/07 Tuần: 02 Ngày dạy : 13/09/07 Tiết PPCT: 04 Bài 2 : AXIT – BAZƠ - MUỐI I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Biết khái niệm axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính theo thuyết Arêniut. - Biết được axit nhiều nấc, bazơ nhiều nấc 2. Kỹ năng : - Vậân dụng lý thuyết axit , bazơ của Arêniut để phân biệt được axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính. - Biết viết phương trình điện li của các axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính cụ thể . 3. Thái độ : Có được hiểu biết khoa học đúng về dd axit , bazơ , muối . II. PHƯƠNG PHÁP : Quy nạp – trực quan – đàm thoại . III. CHUẨN BỊ : - Dụng cụ : ống nghiệm , giá đỡ - Hoá chất : dd NaOH , ZnCl2 , HCl , NH3 , quỳ tím . IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra : * Thế nào là chất điện li mạnh ? chất địên li yếu ? cho ví dụ ? 2. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1 : Vào bài Định nghĩa axit ? bazơ ? Dựa vào kiến thức đã học . Hoạt động 2 : Thuyết Arêniut - Axit có phải là chất điện li không ? - Viết phương trình điện li của các axit sau : HCl , HNO3 , H3PO4 , H2SO4 . -Tính chất chung của axit , bazơ là do ion nào quyết định ? ® Từ phương trình điện li Gv hướng dẫn Hs rút ra định nghĩa mới về axit , bazơ . Hoạt động 3 : - So sánh phương trình điện li của HCl và H2SO4 ? ® Kết luận về axit một nấc và axit nhiều nấc . - Thông báo : các axit phân li lần lượt theo từng nấc . - Gv hướng dẫn : H2SO4 ® H+ + HSO4- HSO4- H+ + SO42- Lưu ý : Chỉ có nấc thứ nhất là điện li hoàn toàn - Ca(OH)2 phân li 2 nấc ra ion OH- ® bazơ 2 nấc . Hoạt động 4 : - Gv làm thí nghiệm : Nhỏ từ từ dd NaOH vào dd ZnCl2 đến khi kết tủa không xuất hiện thêm nửa . Chia kết tủa làm 2 phần : * PI : cho thêm vài giọt axit * PII : cho thêm kiềm vào . - Kết luận : Zn(OH)2 vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ ® hiđrôxit lưỡng tính. -Viết các hiđrôxit dưới dạng công thức axit : Zn(OH)2 ® H2ZnO2 Pb(OH)2 ® H2PbO2 Al(OH)3 ® HAlO2.H2O Hoạt động 2 : - Muối là gì ? kể tên một số muối thường gặp . -Thế nào là muối axit ? muối trung hoà ? cho ví dụ : * Lưu ý : Một số muối được coi là không tan thực tế vẫn tan với một lượng nhỏ . Phần tan rất nhỏ đó điện li. -Hs nhắc lại các khái niệm về axit , bazơ. - Axit , bazơ là các chất điện li . - Hs lên bảng viết phương trình điện li của các axit đó . ® rút ra nhận xét . -Do các ion H+ và OH- quyết định - Hs viết phương trình điện li và nhân xét . - Lấy thêm một số ví dụ về axit nhiều nấc . - Hs viết phương trình phân li từng nấc của H2SO4 và H3PO4 -Từ khái niệm axit 1 nấc và axit nhiều nấc rút ra khái niệm về bazơ 1 nấc và bazơ nhiều nấc . -Viết phượng trình phân li từng nấc của NaOH và Ca(OH)2 . -Hs quan sát hiện tượng và giải thích . Hiện tượng : kết tủa cả 2 ống đều tan ra. - Dựa vào sự hướng dẫn của Gv viết phương trình phân li của Zn(OH)2 và Al(OH)3 theo kiểu axit và bazơ . -Hs nghiên cứu để trả lời . -Muối trung hoà :trong anion gốc axit không có hiđrô phân li H+ -Muối axit : trong anion gốc axit còn hiđrô phân li H+. - Hs lên bảng viết phương trình điện li của các muối I. Axit , bazơ theo thuyết Arêniut : 1. Định nghĩa : * Axit : Là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+ Ví dụ : HCl ® H+ + Cl- CH3COOH ® H+ + CH3COO- * Bazơ : Là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH- . Ví dụ : KOH ® K+ + OH- Ba(OH)2 ® Ba2+ + 2OH- 2. Axit nhiều nấc , bazơ nhiều nấc : a. Axit nhiều nấc : - Các axit chỉ phân li ra một ion H+ gọi là axit một nấc . Ví dụ : HCl , HNO3 , CH3COOH - Các axit mà một phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ gọi là axit nhiều nấc . Ví dụ : H3PO4 , H2CO3 - Các axit nhiều nấc phân li lần lượt theo từng nấc . b. Bazơ nhiều nấc : - Các bazơ mà mỗi phân tử chỉ phân li một nấc ra ion OH- gọi là bazơ 1 nấc . Ví dụ : NaOH , KOH -Các bazơ mà mỗi phân tử phân li nhiều nấc ra ion OH- gộ là bazơ nhiều nấc . Ví dụ : Ca(OH)2 ® Ca(OH)+ + OH- Ca(OH)+ ® Ca2+ + OH- 3. Hiđrôxit lưỡng tính : - Là chất khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ . Ví dụ : Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH- Zn(OH)2 Zn2- + 2H+ - Một số hiđrôxit lưỡng tính thường gặp : Al(OH)3 , Zn(OH)2 , Pb(OH)2 , Cr(OH)3 , Sn(OH)2. II. MUỐI : 1. Định nghĩa : - Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại ( hoặc NH4+) và anion gốc axit . Ví dụ : (NH4)2SO4 ® 2NH4+ + SO42- NaHCO3 ® Na+ + HCO3- - Muối trung hoà : NaCl , Na2CO3 , (NH4)2SO4 - Muối axit : NaHCO3, NaH2PO4 , NaHSO4 2. Sự điện li của muối trong nước : - Hầu hết các muối phân li hoàn toàn K2SO4 ® 2K+ + SO42- NaHSO3 ® Na+ + HSO3- - Gốc axit còn chứa hiđro có tính axit : HSO3- H+ + SO32- 3. Củng cố : Bài tập 3 / sgk 4. Dặn dò: Xem các Bài tập trong SGK Ngày soạn : 16/09/07 Tuần: 03 Ngày dạy :17/09/07 Tiết PPCT: 05 Bài 3 : SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. pH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT- BAZƠ I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : -Biết được sự điện li của nước -Biết được tích số ion của nước và ý nghĩa của đại lượng này . -Biết được khái niệm về pH và chất chỉ thị axit , bazơ . 2. Kỹ năng : -Vận dụng tích số ion của nước để xác định nồng độ ion H+ và OH- trong dung dịch . -Biết đánh giá độ axit , bazơ của dung dịch dựa vào nồng độ H+ , OH- , pH -Biết sử dụng một số chất chỉ thị axit , bazơ để xác định tính axit , kiềm của dung dịch . 3. Trọng tâm : Nắm được các khái niệm pH, tích số ion của nước và vận dụng để giải bài tập . II. PHƯƠNG PHÁP : Trực quan – đàm thoại – nêu vấn đề III. CHUẨN BỊ : -Tranh vẽ , ảnh chụp . IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra : Thế nào là hiđroxit lưỡng tính? Lấy ví dụ minh họa Viết phương trình điện li của các muối: NaHS, K2CO3. Đó là những muối loại gì? 2. Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1 : - Biểu diễn quá trình điện li của H2O theo thuyết Arêniut? Hoạt động 2 : GV giới thiệu khái niệm tích số ion của nước - Gv kết luận : Nước là môi trường trung tính nên môi trường trung tính có [H+] = [OH-] =1,0.10-7M Hoạt động 3 : -Thông báo KH2O là hằng số đối với tất cả dung môi và dd các chất . Vì vậy , nếu biết [H+] trong dd sẽ biết được [OH-] . Câu hỏi : * Nếu thêm axit vào dd , cân bằng (1) chuyển dịch theo hướng nào ? * Để KH2O không đổi thì [OH-] biến đổi như thế nào ? ® Kết luận . - Ví dụ : Tính [H+] và [OH-] của : * Dd HCl 0,01M * Dd NaOH 0,01M ® Gv tóm lại . Hoạt động 4 : - pH là gì ? - Dd axit , kiềm , trung tính có pH là bao nhiêu ? Hoạt động 5 * Bổ sung : để xác định môi trường của dd , người ta dùng chất chỉ thị : quỳ tím, phenolphtalein . - Gv pha 3 dd : axit , bazơ , và trung tính ( nước cất ) -Gv bổ sung : chất chỉ thị vạn năng chỉ cho phép xác định giá trị pH gần đúng. Muốn xác định pH người ta dùng máy đo pH . - Hs viết phương trình điện li Hs đưa ra biểu thức tính : [H+] = [ OH- ] =1,010-7 mol/lit - Do [H+] tăng lên nên cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều nghịch . -Vì KH2O không đổi nên [OH- ] phải giảm . Hs thảo luận theo nhóm * Viết phương trình điện li HCl ® H+ + Cl- 0,01M 0,01M 0,01M => [H+] = 0,01M [OH-]= 10-12M * Viết phương trình điện li NaOH ® Na+ + OH- 0,01M 0,01M 0,01M => [OH-] = 0,01M Vậy [H+] = 10-12M - Hs nghiên cứu sgk và trả lời - Hs nghiên cứu ý nghĩa của pH trong thực tế . - Hs dùng giấy chỉ thị axit – bazơ để xác định pH của dd đó I. Nước là chất điện li rất yếu : 1. Sự điện li của nước : Theo Arêniut : H2O H+ + OH- (1) 2. Tích số ion của nước : Từ phương trình (1) Ta có : KH2O = [H+][OH-] KH2O : Tích số ion của nước - Ở 25°C : KH2O =1,0.10-14 = [H+][OH-] - Môi trường trung tính là môi trường trong đó : [H+] = [OH-] =1,0.10-7M 3. Ý nghĩa tích số ion của nước : a. Môi trườpng axit : Môi trường axit là môi trường trong đó : [H+] >[OH-] Hay : [H+] >1,0.10-7M Ví dụ : Sgk b. Môi trường kiềm : Là môi trường trong đó [H+]< [OH-] hay [H+] < 1,0.10-7M Kết luận : Nếu biết [H+] trong dd sẽ biết được [OH-] và ngược lại . Tóm lại : Độ axit và độ kiềm của dd có thể đánh giá bằng [H+] - Môi trường axit : [H+]>10-7M - Môi trường kiềm :[H+]<10-7M - Môi trường trung tính : [H+] =1,0.10-7M II. KHÁI NIỆM VỀ PH , CHẤT CHỈ THỊ AXIT , BAZƠ : 1. Khái niệm về pH : [H+] =1,0.10-pH M Hay pH = -lg [H+] - Môi trường axit : pH < 7 - Môi trường kiềm : pH > 7 - Môi trường trung tính : pH=7 2. Chất chỉ thị axit - bazơ : sgk 3.Củng cố : Bài tập 4 SGK . 4. Bài tập về nhà : Bài tập trong SGK V. RÚT KINH NGHIỆM : Ngày soạn :18/09/07 Tuần: 03 Ngày dạy : 19/09/07 Tiết PPCT: 06 Bài 4 : PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Hiểu được các điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li. 2. Kỹ năng : - Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hóa học xảy ra - Viết phương trình ion rút gọn của phản ứng . - Dựa vào điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li để biết được phản ứng có xảy ra hay không xảy ra . 3. Thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận và tỉ mỉ 4. Trọng tâm : Viết được phương trình ion rút gọn của phản ứng trong dung dịch chất điện li . II. PHƯƠNG PHÁP : Trực quan sinh động , đàm thoại gợi mở . III. CHUẨN BỊ : - Dụng cụ : Giá ống nghiệm , ống nghiệm . - Hoá chất : Dung dịch Na2SO4, BaCl2 , NaOH, HCl,Na2CO3, phenolphtalein IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra bài cũ : Một dung dịch có . Tính pH dung dịch trên. Cho phenolphtalein vào thì có hiện tượng gì? 2. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1 : Vào bài Bản chất của phản ứng trao đổi trong dd các chất điện li là gì ? Điều kiện xảy ra phản ứng ? ta đi tìm hiểu bài mới . Hoạt động 2 : Điều kiện xảy ra phản ứng - Gv làm thí nghiệm : Cho dd BaCl2 + Na2SO4 - Gv hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng dưới dạng ion và ion rút gọn . - Gv yêu cầu Hs viết phản ứng phân tử , pt ion rút gọn của các phản ứng sau : CuSO4 + NaOH ® CO2 + Ca(OH)2 ® => Nhận xét về bản chất của phản ứng ? * Lưu ý : Chất kết tủa , chất khí , chất điện li yếu , H2O viết dưới dạng phân tử . Hoạt động 3 : GV làm thí nghiệm SGK - Yêu cầu Hs viết phương trình phân tử và phương trình ion thu gọn của phản ứng của NaOH và HCl . - Nêu bản chất của phản ứng ? - Tương tự cho học sinh viết phương trình phân tử và ion rút gọn của phản ứng : Mg(OH)2 với HCl . - Gv làm thí nghiệm : CH3COONa + HCl ® Hoạt động 4: - Gv làm thí nghiệm HCl + Na2CO3 ® -Nêu bản chất của phản ứng ? - Gv gợi ý , hướng dẫn học sinh rút ra kết luận chung . - Hs quan sát hiện tượng và viết phương trình phản ứng BaCl2 + Na2SO4 ® BaSO4 + 2NaCl - Phương trình ion rút gọn : Ba2+ + SO42- ® BaSO4 - Hs viết phương trình : CuSO4 + 2NaOH ®Na2SO4 + Cu(OH)2 Cu2+ + 2OH- ® Cu(OH)2 CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3+ H2O CO2 + Ca2+ + 2OH- ® CaCO3 + H2O => Bản chất của phản ứng trên là sự kết hợp của ion Cu2+ và OH- tạo ra Cu(OH)2 - Viết phương trình phản ứng NaOH + HCl ® NaCl + H2O H+ + OH- ® H2O -Bản chất của phản ứng là tạo thành chất điện li yếu là H2O - Học sinh lên bảng viết phương trình phản ứng -Hs ngửi mùi của sản phẩm tạo thành , giải thích - Viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion rút gọn -Học sinh rút ra nhận xét . - Học sinh quan sát , giải thích và viết phương trình phản ứng . ® Nêu bản chất của phản ứng . - Hs quan sát hiện tượng , Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion rút gọn . ® Nêu bản chất của phản ứng . -Dựa vào các thí nghiệm quan sát được và sự hướng dẫn của giáo viên rút ra kết luận chung . I. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dd các chất điện li : 1. Phản ứng tạo thành chất kết tủa : a. Thí nghiệm : SGK b. Giải thích : Na2SO4 ® 2Na+ + SO42- BaCl2 ® Ba2+ + 2Cl- - Bản chất của phản ứng là : Ba2+ + SO42- ® BaSO4 - Phương trình ion rút gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li 2. Phương trình tạo thành chất điện li yếu : a. Phản ứng tạo thành nước : * Thí nghiệm 1 : Sgk * Giải thích : Thực chất của phản ứng là sự kết hợp giữa cation H+ và anion OH- , tạo nên chất điện li yếu là H2O . b. Phản ứng tạo thành axit yếu : * Thí nghiệm 2 : CH3COONa + HCl ® NaCl + CH3COOH - Phương trình ion rút gọn : CH3COO- + H+ ® CH3COOH - Nhận xét : Thực chất của phản ứng là do sư kết hợp giữa cation H+ và anion CH3COO- tạo thành axit yếu CH3COOH . 3. Phản ứng tạo thành chất khí * Thí nghiệm : Sgk * Giải thích : 2HCl + Na2CO3 ®2NaCl + H2O + CO2 2H+ + 2Cl- + 2Na+ + CO32- ® 2Na+ + 2Cl- + H2O + CO2 - Phương trình ion rút gọn : 2H+ + CO32- ® H2O + CO2 Kết luận : - Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion . - Phản ứng trao đổi trong dung dịch chất điện li chỉ xảy ra khi có ít nhất một trong các điều kiện sau : * Tạo thành chất kết tủa * Tạo thành chất khí * Tạo thành chất điện li yếu . 3.Củng cố : Bài tập 5 SGK để cũng cố 4. Bài tập về nhà : 1 ® 7 SGK V. RÚT KINH NGHIỆM : Ngày soạn : 23/09/07 Tuần: 04 Ngày dạy :24-26/09/07 Tiết PPCT: 07-08 Bài 5 : LUYỆN TẬP: AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONGDUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Củng cố kiến thức về axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trên cơ sở thuyết Areniut. 2. Kỹ năng : - Rèn luyện kỹ năng vận dụng điều kiện xảy ra phản ứng giữa các ion trong dung dịch chất điện li - Rèn luyện kĩ năng viết phương trình ion đầy đủ và phương trình ion rút gọn - Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán có liên quan đến pH và môi trường axit, trung tính hay kiềm II. CHUẨN BỊ : Hướng dẫn HS chuẩn bị trước nội dung bài 5 để đến lớp tham gia thảo luận III. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Luyện tập : Hoạt động 1 : Giáo viên đặt hệ thống câu hỏi : - Theo thuyết Areniut thì thế nào là axit, bazơ và muối? -

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_1_10_luu_huynh_van_long.doc