I. Mục tiêu
1.Kiến thức
Biết được:
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng chính, cách điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp .
Hiểu được:
- Tính chất hoá học của amoniac: Tính bazơ yếu ( tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi).
2.Kĩ năng
- Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của amoniac.
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh., rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hóa học của amoniac.
- Phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học.
- Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở đktc theo hiệu suất.phản ứng
3. Thái độ, tình cảm: Rèn luyện cho học sinh lòng yêu thích học tập bộ môn.
4. Trọng tâm:
- Cấu tạo phân tử amoniac
- Amoniac là một bazơ yếu có đầy đủ tính chất của một bazơ ngoài ra còn có tính khử.
- Phân biệt được amoniac với một số khí khác
II. Chuẩn bị:
HS học bài cũ và xem bài mới
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 05/07/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 12, Bài 8: Amoniac và muối Amoni - Nguyễn Hải Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12 - Bài 8: AMONIAC VÀ MUỐI AMONI
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
Biết được:
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng chính, cách điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp .
Hiểu được:
- Tính chất hoá học của amoniac: Tính bazơ yếu ( tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi).
2.Kĩ năng
- Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của amoniac.
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh..., rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hóa học của amoniac.
- Phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học.
- Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở đktc theo hiệu suất.phản ứng
3. Thái độ, tình cảm: Rèn luyện cho học sinh lòng yêu thích học tập bộ môn.
4. Trọng tâm:
- Cấu tạo phân tử amoniac
- Amoniac là một bazơ yếu có đầy đủ tính chất của một bazơ ngoài ra còn có tính khử.
- Phân biệt được amoniac với một số khí khác
II. Chuẩn bị:
HS học bài cũ và xem bài mới
III. Phương pháp: Chứng minh và diễn giải.
IV. Tổ chức hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ :
Viết CTCT của phân tử N2, Nêu tính chất hóa học và viết các phản ứng minh họa.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1
Gv nêu CTCT Amôniac
Hs chú ý lắng nghe
A. AMONIAC :
I. Cấu tạo phân tử:
- Nitơ liên kết với 3 nguyên tử H = 3 liên kết cộng hóa trị có cực.
- Nguyên tử N còn 1 cặp electron hóa trị, có thể tham gia liên kết.
- N có hóa trị 3 và số oxi hóa -3.
Hoạt động 2
Nêu tính chất vật lí cơ bản của NH3 ?
- Chất khí, không màu, mùi khai và xốc.
- Nhẹ hơn không khí .
- Tan nhiều trong nước, tạo dd kiềm.
- Dung dịch đậm đặc có C% = 25%. (d = 0,91g/ml).
II. Lí tính:
- Chất khí, không màu, mùi khai và xốc.
- Nhẹ hơn không khí .
- Tan nhiều trong nước, tạo dd kiềm. (1 lít nước hòa tan 800lít NH3).
- Dung dịch đậm đặc có C% = 25%. (d = 0,91g/ml).
Hoạt động 3
Từ đặc điểm cấu tạo nêu tính chất hóa học cơ bản của NH3 ?
- Nguyên tử N có số oxi hóa -3 nên phân tử có tính khử.
- N còn 1 cặp electron tự do nên có khả năng nhận H+, thể hiện tính bazơ.
III. Hóa tính:
* NH3 có tính bazơ và tính khử trong các phản ứng hóa học.
1. Tính bazơ: (yếu)
a. Tác dụng với H2O: (dd bazơ yếu)
NH3 + H2O NH4+ + OH-.
→ dd dẫn điện yếu và làm xanh giấy quỳ ẩm, phenolphtalein hóa hồng.
b. Tác dụng với axit: Khí NH3 và dd NH3 đều tác dụng được.
NH3 + HCl NH4Cl.
(Amoniclorua)
* Khí NH3 và khí HCl phản ứng tạo muối dạng khói trắng.
c. Tác dụng với dd muối: tác dụng được với muối của nhiều kim loại tạo kết tủa hiđrôxit kim loại đó.
2NH3 + 2H2O + MgCl2
Mg(OH)2↓ + 2NH4Cl.
2. Tính khử: Với oxi
cháy với ngọn lửa vàng
4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O
* Có Pt xác tác , sẽ tạo NO
4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O
Hoạt động 4
Gv yêu cầu Hs nêu ứng dụng
Học sinh trả lời và giáo viên bổ sung thêm .
IV. Ứng dụng:
- Sản xuất HNO3, phân đạm.
- Sản xuất N2H4 (hidrazin) làm nhiên liệu cho tên lửa.
- NH3 lỏng làm chất gây lạnh trong các thiết bị lạnh.
Hoạt động 5
Gv nêu các cách điều chế NH3
Tích hợp giáo dục môi trường NH3 là chất gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước do đó cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bầu không khí và nguồn nước không bị ô nhiễm
Hs lắng nghe và chép bài
V.Điều chế :
1. Trong phòng thí nghiệm:
2NH4Cl + Ca(OH)2 CaCl2 + . NH3+ 2H2O
(hhsp khí và hơi qua CaO để làm khô)
* Hoặc đun dd NH3 đặc để thu NH3.
2. Trong công nghiệp:
Cho hh N2 , H2 đi qua tháp tổng hợp trong đk thích hợp (4500 → 5500C, 200 → 300 atm, Fe + K2O, Al2O3 xt)
N2 + 3H2 2NH3.
3. Củng cố: Làm bài tập 3, 5, 8/38 SGK.
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_12_bai_8_amoniac_va_muoi_amoni_n.doc