Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 12: Muối Amoni

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

 Biết thành phần phân tử, tính chất vật lí của muối amoni.

 Tính chất hoá học của muối amoni: tác dụng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân.

2. Về kĩ năng

 Viết phương trình phản ứng biểu diễn tính chất hoá học của muối amoni.

 Làm thí nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm biểu diễn để rút ra tính chất hoá học của muối amoni.

II. Chuẩn bị

 Thí nghiệm tính tan của muối amoni.

 Thí nghiệm tác dụng với dd kiềm của muối amoni: 2 ống nghiệm, ống nhỏ giọt, muối amoni và NaOH.

 Thí ngiệm nhiệt phân muối amoni: 1 giá đỡ ống nghiệm, 1 đèn cồn, thìa lấy hoá chất, ống nghiệm đựng NH4Cl

III. Tổ chức hoạt động dạy học:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Viết phương trình phản ứng của amoniac với từng chất sau: HCl, AlCl3, H2O, O2, Cl2, HNO3.

3. Bài mới: từ phần kiểm tra bài cũ dẫn vào bài mới.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/07/2022 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 12: Muối Amoni, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 12 MUỐI AMONI I. Mục tiêu Kiến thức Biết thành phần phân tử, tính chất vật lí của muối amoni. Tính chất hoá học của muối amoni: tác dụng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân. Về kĩ năng Viết phương trình phản ứng biểu diễn tính chất hoá học của muối amoni. Làm thí nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm biểu diễn để rút ra tính chất hoá học của muối amoni. II. Chuẩn bị Thí nghiệm tính tan của muối amoni. Thí nghiệm tác dụng với dd kiềm của muối amoni: 2 ống nghiệm, ống nhỏ giọt, muối amoni và NaOH. Thí ngiệm nhiệt phân muối amoni: 1 giá đỡ ống nghiệm, 1 đèn cồn, thìa lấy hoá chất, ống nghiệm đựng NH4Cl III. Tổ chức hoạt động dạy học: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Viết phương trình phản ứng của amoniac với từng chất sau: HCl, AlCl3, H2O, O2, Cl2, HNO3. Bài mới: từ phần kiểm tra bài cũ dẫn vào bài mới. Hoạt động thầy và trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: - Gv cho vd: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4, (NH4)2CO3, NH4HCO3 - Hs hãy nhận xét về thành phần phân tử của muối amoni? Nêu định nghĩa? * Hoạt động 2: - Hs cho biết muối amoni có những tính chất vật lý nào? - Gv chú ý cho Hs sự không màu của ion. * Hoạt động 3: - Gv tiến hành TN: nhỏ vài giọt dd NaOH vào ống nghiệm chứa dd (NH4)2SO4. Đun nhẹ, đưa giấy quì ướt lên miệng ống nghiệm. - Hs quan sát hiện tượng, nhận xét, kết luận, viết phương trình phản ứng. - Gv tiến hành TN nhiệt phân NH4Cl như SGK. - Hs quan sát hiện tượng, nhận xét, kết luận, viết phương trình phản ứng. - HS viết phương trình phản ứng nhiệt phân (NH4)2CO3, NH4HCO3. - Gv cho Hs viết các phản ứng nhiệt phân sau: NH4NO3, (NH4)2SO4 * NH4NO3 NH3­ + HNO3 → + H2O * (NH4)2SO4 NH3 + NH4HSO4 NH4HSO4 NH3 + H2SO4 H2SO4 SO3 + H2O SO3 + NH3 → SO2 + N2 + H2O - Gv giải thích cho Hs thấy được bản chất của phản ứng nhiệt phân muối amoni chứa gốc axit có tính oxi hóa. - Hs rút ra kết luận gì từ các vd trên. B. MUỐI AMONI * Vd: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4, NH4HCO3. * Khái niệm về muối amoni: Muối amoni là muối mà phân tử gồm cation amoni và anion gốc axit. I. Tính chất vật lí * Tất cả các muối amoni đều tan nhiều trong nước, khi tan điện li hoàn toàn thành các ion. * Ion không có màu. II. Tính chất hóa học 1. Tác dụng với dung dịch kiềm - Vd1: (NH4)2SO4 + 2NaOH 2NH3↑ +2H2O + Na2SO4 → NH3↑ + H2O - Vd2: NH4Cl + NaOH NH3­ + NaCl + H2O → NH3↑ + H2O ® Điều chế NH3 trong PTN và nhận biết muối amoni. 2. Phản ứng nhiệt phân * Muối amoni chứa gốc của axit không có tính oxi hóa NH3. - Vd1: NH4Cl (r) NH3 (k) + HCl (k) - Vd2: (NH4)2CO3 (r) ® NH3 (k) + NH4HCO3 (r) - Vd3: NH4HCO3 (r) →NH3 (k)+ CO2↑ + H2O(k) * Muối amoni chứa gốc của axit có tính oxi hóa như (HNO2; HNO3; H2SO4) N2, N2O - Vd1: NH4NO2 N2 + 2H2O - Vd2: NH4NO3 N2O + 2H2O - Vd3: NH4NO3 N2 + 2H2O +½O2 ® Điều chế các khí N2 và N2O trong PTN. * Kết luận: - Muối amoni chứa gốc axit không có tính oxi hoá: NH4Cl, (NH4)2CO3 ... bị phân hủy tạo ra NH3. - Muối amoni chứa gốc axit có tính oxi hoá mạnh: NH4NO3, (NH4)2SO4 ... bị phân hủy cho ra các sản phẩm là N2 hay các oxit của Nitơ, do axit tạo ra oxi hoá NH3. IV. Củng cố - Rút kinh nghiệm 1. Củng cố: Hs về nhà học bài, làm bài tập 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 sgk/37,38. Hs chuẩn bị bài Axit nitric – Muối Nitrat để tiết sau học. Hs làm một số bài tập trắc nghiệm sau: Bài 1: Trong PTN để điều chế NH3 từ NH4Cl (r) và CaO (r) người ta thu khí bằng phương pháp: A. Thu qua nước. B. Thu qua không khí bằng cách quay ống nghiệm thu khí lên. C. Thu qua không khí bằng cách quay ống nghiệm thu khí xuống. D. Sục qua dd H2SO4 (đặc). Bài 2: Nhỏ từ từ dd NH3 đến dư vào ống nghiệm đựng dd CuSO4 . Hiện tượng quan sát được là: A. Dung dịch màu xanh thẫm tạo thành. B. Có kết tủa màu xanh nhạt tạo thành. C. Có kết tủa màu xanh nhạt tạo thành và có khí màu nâu đỏ thoát ra. D. Có kết tủa màu xanh nhạt, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dd màu xanh thẫm. Bài 3: Chất có thể dùng làm khô khí NH3 là: A. H2SO4. B. CaCl2 (khan). C. CuSO4 (khan). D. KOH (rắn). Bài 4: Muối amoni là chất điện li thuộc loại nào: A. Yếu. B. Trung bình. C. Mạnh. D. Không xác định. Bài 5: Có thể phân biệt muối amoni với muối khác bằng cách cho nó tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó: A. Muối amoni chuyển thành màu đỏ. B. Thoát ra một chất khí không màu, mùi khai và xốc. C. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ. D. Thoát ra chất khí không màu, không mùi. Bài 6: Dùng 4,48 lít khí NH3 (đktc) sẽ khử được bao nhiêu gam CuO: A. 48g. B. 12g. C. 6g. D. 24g. Bài 7: Để điều chế 2 lít NH3 từ N2 và H2 với H = 25% thì thể tích N2 cần dùng ở cùng điều kiện là: A. 8 lít. B. 2 lít. C. 4 lít. D. 1 lít. 2. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_12_muoi_amoni.doc