I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hệ thống hóa tính chất vật lí, hóa học của các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố hóa học nhóm halogen, oxi và lưu huỳnh.
- Vận dụng cơ sở lí thuyết hóa học khi ôn tập nhóm halogen, oxi và lưu huỳnh, chuẩn bị nghiên cứu các nguyên tố nitơ – photpho và cacbon – silic.
- Cấu tạo nguyên tử và lien kết hóa học.
- Nắm vững các loại phản ứng hóa học và cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử.
- Biết phương pháp giải bài toán hóa vô cơ
2. Kĩ năng
- Viết được phương trình phản ứng chứng minh tính chất hóa học, chuỗi phản ứng, phương trình điều chế.
- Phân biệt được hóa chất bằng phương pháp hóa học.
- Làm được một số bài tập liên quan tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.
- Vận dụng kiến thức giải được một số dạng bài tập định lượng cơ bản.
- Viết được cấu hình electron nguyên tử.
- Xác định liên kết và viết CTCT.
- Cân bằng phản ứng oxi hóa khử.
- Vận dụng các phương pháp để làm bài tập hóa học.
3. Thái độ: Thông qua việc rèn luyện tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của chất, làm cho HS hứng thú học tập và yêu thích môn Hoá học hơn.
II. CHUẨN BỊ
- Yêu cầu HS lập bảng tổng kết kiến thức của từng chương theo sự hướng dẫn của GV trước khi học tiết ôn tập đầu năm.
- GV lập bảng kiến thức vào giấy khổ lớn hoặc bảng phụ.
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề + đàm thoại + hoạt động nhóm.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 1+2: Ôn tập đầu năm - Phan Thanh Dọn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1-2, tuần 1
NS: 18/8/2012
ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hệ thống hóa tính chất vật lí, hóa học của các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố hóa học nhóm halogen, oxi và lưu huỳnh.
- Vận dụng cơ sở lí thuyết hóa học khi ôn tập nhóm halogen, oxi và lưu huỳnh, chuẩn bị nghiên cứu các nguyên tố nitơ – photpho và cacbon – silic.
- Cấu tạo nguyên tử và lien kết hóa học.
- Nắm vững các loại phản ứng hóa học và cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử.
- Biết phương pháp giải bài toán hóa vô cơ
2. Kĩ năng
- Viết được phương trình phản ứng chứng minh tính chất hóa học, chuỗi phản ứng, phương trình điều chế.
- Phân biệt được hóa chất bằng phương pháp hóa học.
- Làm được một số bài tập liên quan tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.
- Vận dụng kiến thức giải được một số dạng bài tập định lượng cơ bản.
- Viết được cấu hình electron nguyên tử.
- Xác định liên kết và viết CTCT.
- Cân bằng phản ứng oxi hóa khử.
- Vận dụng các phương pháp để làm bài tập hóa học.
3. Thái độ: Thông qua việc rèn luyện tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của chất, làm cho HS hứng thú học tập và yêu thích môn Hoá học hơn.
II. CHUẨN BỊ
- Yêu cầu HS lập bảng tổng kết kiến thức của từng chương theo sự hướng dẫn của GV trước khi học tiết ôn tập đầu năm.
- GV lập bảng kiến thức vào giấy khổ lớn hoặc bảng phụ.
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề + đàm thoại + hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY
1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới:
A-Tiết thứ nhất (hoạt động 1 đến hoạt động 5)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
v GV yêu cầu HS điền thông tin vào bảng so sánh tính chất hóa học các halogen, viết phương trình minh họa.
v HS
- Viết phương trình của F2, Cl2 với H2, Na, Zn, Al, H2O.
- Viết phương trình điều chế Cl2
I. HALOGEN
1. Các nguyên tố halogen
Nguyên tố
Fl
Cl
Br
I
Vị trí trong bảng TH
Cấu hình e ngoài cùng
Mức oxi hóa
Tính chất hóa học
Điều chế
Hoạt động 2
v GV yêu cầu HS điền thông tin vào bảng bên, viết phương trình minh họa.
v HS
- Nêu tính chất hóa học.
- Viết ptpư của HF với SiO2; HCl với kim loại, bazơ, oxit bazơ, muối.
- Viết ptpư điều chế 4 hợp chất.
2. Một số hợp chất quan trọng
Hợp chất
HF
HCl
Giaven
Clorua vôi
Tính chất hóa học
Điều chế
Hoạt động 3
v GV yêu cầu HS điền thông tin vào bảng, viết phương trình minh họa.
v HS
- Điền vào bảng.
- Viết phương trình phản ứng của O2, S với kim loại, H2 và giữa chúng với nhau. Từ đó so sánh tính chất của chúng.
II. OXI- LƯU HUỲNH
1. Nguyên tố oxi- lưu huỳnh
Nội dung
Oxi
Lưu huỳnh
Vị trí trong bảng TH
Đặc điểm lớp e ngoài cùng
Mức oxi hóa
Tính chất hóa học
Điều chế
Hoạt động 4
v GV yêu cầu HS điền thông tin vào bảng, viết phương trình minh họa.
v HS
- Điền vào bảng.
- Viết phương trình minh họa:
H2S với (O2, Cl2), SO2 với (H2O, NaOH, CaO), SO3 với (H2O, Ca(OH)2, CaO), H2SO4 loãng với (Fe, NaOH, CuO, muối), H2SO4 đặc nóng với (Fe, FeO)
2. Một số hợp chất của lưu huỳnh
Số oxi hóa
-2
+4
+6
Chất
H2S
SO2
H2SO4
Tchh
Điều chế
Hoạt động 5
v GV hỏi: hãy nêu khái niệm của tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học và các yếu tố ảnh hưởng?
v HS: - Trả lời.
- Nêu phương pháp làm VD sau:
Cho phản ứng sau đây xảy ra trong bình kín:
N2O4 2NO2 ∆H = 58 kJ
Hãy cho biết cân bằng phản ứng trên dịch chuyển theo chiều thuận hay chiều nghịch khi ta thay đổi một trong các điều kiện sau:Tăng nhiệt độ, tăng áp suất, thêm một lượng NO2 vào hệ, thêm xúc tác.
III. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG - CÂN BẰNG HÓA HỌC
1. Tốc độ phản ứng
- Khái niệm
- Các yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng.
2. Cân bằng hóa học
- Khái niệm
- Các yếu tố ảnh hưởng
B-tiết thứ hai (hoạt động 6 đến hoạt động 9)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 6
v GV: Yêu cầu nhăc lại:
- sơ lượt cấu tạo nguyên tử.
- mức năng lượng của e.
- đặc điểm lớp e ngoài cùng.
- viết cấu hình e của 20Ca; 17Cl; 10Ne và cho biết nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim và là nguyên tố khí hiếm?
v HS:
- Trả lời.
- Lên bảng viết:
20Ca: 1s2 2s22p6 3s23p6 4s2.
ð là kim loại.
17Cl: 1s2 2s22p6 3s23p5 ð là phi kim.
10Ne: 1s2 2s22p6 ð là khí hiếm.
I. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
- Nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân mang điện tích dương (1+)
Cấu tạo bởi 2 loại hạt: proton và nơtron.
+ Lớp vỏ mang điện tích âm (1-), chứa các electron chuyển động không quỹ đạo với vận tốc rất lớn.
- Mức năng lượng từ thấp lên cao:
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p..
Hoạt động 7
v GV yêu cầu HS trình bày các loại lien kết đã học?
v HS
- Trả lời.
- Làm bài tập: dựa vào độ âm điện hãy xác định lien kết trong các phân tử: NaCl, CaO, H2; N2, NH3, CO2, HCl
II. LIÊN KẾT HÓA HỌC
- Có 2 loại liên kết hóa học là:
+ Liên kết ion: được hình thành bởi lực hút tính điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
+ Liên kết cộng hóa trị: là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp e chung.
→ liên kết cộng hoá trị không cực: là liên kết mà các cặp e chung không bị lệch về phía nguyên tử nào.
→ liên kết cộng hoá trị có cực: cặp e chung bị lệch về phía một nguyên tử nào.
Hoạt động 8
v GV nhắc lại các khái niệm về chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa, pư o-k, phân loại phản ứng vô cơ? Lấy VD.
v HS
- Trả lời.
- Làm bài tập: Lập phương trình hóa học
NH3 + O2 → NO + H2O
Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O
Hoạt động 9
v GV: Giới thiệu một số phương pháp giải và HD HS làm bằng nhiều cách, áp dụng nhiều phương pháp.
v HS: giải theo sự HD của GV với 1 số bài tập sau đây:
1. Cho 10,14 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng vừa đủ với dd HCl thu được 7,84 lit khí A (đktc), 1,54 gam chất rắn B và dd C. Cô cạn dd C thu được m gam muối. Tìm m?
2. Hòa tan 5,94 gam hỗn hợp hai muối clorua của 2 kim loại A, B thuộc nhóm II A ở hai chu kì kế tiếp nhau vào nước được dung dịch X. Để kết tủa hết ion Cl- trong dung dịch X bằng dd AgNO3 dư thì thu được 17,22 gam kết tủa. Tìm công thức 2 muối ban đầu và phần trăm khối lượng của chúng trong hỗn hợp?
3. X, Y là 2 nguyên tố halogen ở 2 chu kì lien tiếp trong bảng tuần hoàn. Để kết tủa hết ion X-, Y- trong dd chứa 4,4 gam muối nảti của chúng cần 150 ml dd AgNO3 0,4M. Tìm X, Y?
4. Chia m gam hh hai kim loại A, B có giá trị không đổi thành hai phần bằng nhau:
- p1 tan hết trong dd HCl tạo ra 1,792 lit khí (đktc)
- p2 nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,84 gam chất rắn.
Tìm m?
5. Tìm thể tích nước và thể tích dd MgSO4 2M cần lấy để pha được 100 ml dd MgSO4?
6. Hòa tan 17,2 gam hh Cu, Ag trong dd H2SO4 đặc nóng dư thu được dd A và 3,36 lit khí SO2 (đktc). Khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dd A là nao nhiêu?
III. PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ
- Chất oxi hóa là chất thu electron
- Chất khử là chất nhường electron
- Quá trình oxi hóa là quá trình nhường e
- Quá trình khử là quá trình thu e
Lập phương trình hóa học theo nguyên tắc: Tổng số e do chất khử nhường bằng tổng số e mà chất oxi hóa nhận.
IV. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
1. Định luật bảo toàn khối lượng:
m chất phản ứng = msản phẩm
2. Định luật bảo toàn điện tử:
n e nhường = n e nhận
3. Định luật bảo toàn điện tích:
Trong dung dịch:
n điện tích dương = n điện tích âm
4. Phương pháp tăng giảm khối lượng.
5. Phương pháp đường chéo.
6. Phương pháp sơ đồ V.
7. Phương pháp trị số trung bình.
VII. RÚT KINH NGHIỆM
V. CỦNG CỐ
- Nhấn mạnh kiến thức trọng tâm.
- Nhấn mạnh một số phương pháp giải bài tập.
VI. DẶN DÒ
- Dặn HS ôn tập kĩ chuẩn bị cho bài kiểm tra chất lượng đầu năm.
- Gợi ý HS làm một số dạng bài sau:
1. Thực hiện sơ đồ phản ứng:
a) Cl2 → NaCl → NaOH → NaCl → AgCl → Cl2 → HCl → Cl2 → Br2 → I2
b) S → FeS → H2S → SO2 → SO3 → H2SO4 → BaSO4
2. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất sau:
a) O2, O3, SO2
b) Các dung dịch: H2SO4, Na2SO4, NaCl, HCl, NaF
3. Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Cu vào dung dịch HCl dư thì thu được 4,48 lit khí H2. Mặt khác nếu hòa tan hết m gam hỗn hợp trên trong dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) thì thu được 8,96 lit khí SO2 duy nhất. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Viết phương trình phản ứng xảy ra? Tìm phần trăm khối lượng Fe, Cu trong hỗn hợp ban đầu?
4. Hòa tan 5,94 gam hỗn hợp hai muối clorua của 2 kim loại A, B thuộc nhóm II A ở hai chu kì kế tiếp nhau vào nước được dung dịch X. Để kết tủa hết ion Cl- trong dung dịch X bằng dd AgNO3 dư thì thu được 17,22 gam kết tủa. Tìm công thức 2 muối ban đầu và phần trăm khối lượng của chúng trong hỗn hợp?
V. RÚT KINH NGHIỆM
Kí duyệt tuần 1
20 / 08 / 2012
Trương Bá Đoan
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_12_on_tap_dau_nam_phan_thanh_don.doc