Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 16, Bài 24: Phân bón hóa học - Đinh Xuân Thành

I. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức :

- Biết được nguyên tố dinh dưỡng nào cần thiết cho cây trồng .

- Biết được thành phần một số loại phân bón thường dùng .

- Biết cách bảo quản và sử dụng một số phân bón hoá học .

 2. Kỹ năng :

- Có khả năng nhận biết một số loại phân bón hoá học

- Có khả năng đánh giá chất lượng từng loại phân bón hoá học .

 4. Trọng tâm :

Xác định được thành phần và ứng dụng từng loại phân

II. PHƯƠNG PHÁP :

Giải thích – đàm thoại – nêu vấn đề

III. CHUẨN BỊ :

Tranh ảnh , tư liệu về sản xuất các loại phân bón ở việt nam .

IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG :

 1. Kiểm tra bài cũ: muối photphat

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/07/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 16, Bài 24: Phân bón hóa học - Đinh Xuân Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Së gi¸o dơc ®µo t¹o Th¸i nguyªn Tr­êng thpt l­¬ng ngäc quyÕn Gi¸o ¸n sè 2 Ch­¬ng II: Nhãm nit¬ Bµi 16 (tiết 24): Phân bón hoá học Gi¸o viªn h­íng dÉn : MỖ THỊ TOÀN Gi¸o sinh kiÕn tËp : ĐINH XUÂN THÀNH Líp : Ho¸ A K41 Líp chđ nhiƯm : 11A3 Thái Nguyên ngày 29, tháng 10 năm 2008 Ngày soạn : 26/10/2008 Ngày giảng : 29/10/2008 Lớp : 11A3 Tiết : 24 Bài 16 :PHÂN BÓN HOÁ HỌC. I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Biết được nguyên tố dinh dưỡng nào cần thiết cho cây trồng . - Biết được thành phần một số loại phân bón thường dùng . - Biết cách bảo quản và sử dụng một số phân bón hoá học . 2. Kỹ năng : - Có khả năng nhận biết một số loại phân bón hoá học - Có khả năng đánh giá chất lượng từng loại phân bón hoá học . 4. Trọng tâm : Xác định được thành phần và ứng dụng từng loại phân II. PHƯƠNG PHÁP : Giải thích – đàm thoại – nêu vấn đề III. CHUẨN BỊ : Tranh ảnh , tư liệu về sản xuất các loại phân bón ở việt nam . IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Kiểm tra bài cũ: muối photphat 2. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 : GV- Cho biết một vài loại phân mà em đã biết ? HS- Phân lân , kali , urê GV-Tại sao phải bón phân cho cây ? HS- Cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng cho cây. GV- Đúng vậy, sau một thời gian canh tác, đất trồng trọt bị nghèo dần các nguyên tố dinh dưỡng, vì vậy cần bón phân để bổ sung cho đất những nguyên tố đó. Hoạt động 2 : GV- Nghiên cứu SGK và dựa vào hiểu biết thực tế, em hãy cho biết: * Phân đạm là gì ? * Chia làm mấy loại ? * Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng gì? * Tác dụng của phân đạm? * Phân đạm được bón vào thời kì phát triển nào của cây? HS- tìm hiểu sgk và dựa vào hiểu biết thực tế để trả lời . ® Gv nhận xét ý kiến của HS . - Phân đạm là những hợp chất cung cấp Nitơ cho cây trồng dưới dạng ion NH4+ hoặc NO3- . - Tác dụng : kích thích quá trình sinh trưởng của cây , tăng tỉ lệ protêin thực vật . Làm cho cây phát tiển nhanh cho nhiều hạt , củ , quả . - Độ dinh dưỡng đánh giá bằng %N trong phân . GV- Là các muối amoni : NH4Cl , (NH4)2SO4 , NH4NO3 GV- Đặc điểm của phân đạm amoni ? HS- Muối amoni rễ tan trong nước. Khi bị thuỷ phân cho môi trường axit NH4+ + H2O ® NH3 + H3O+ Dùng bón cho các loại đất ít chua . GV - Có thể bón phân đạm amoni với vôi bột để khử chua được không ? tại sao ? HS- Không thể được vì xảy ra phản ứng : CaO + NH4+ ® Ca2+ + NH3 + H2O GV- Là các muối Nitrat NaNO3 , Ca(NO3)2 Điều chế : Muối cacbonat + HNO3 ® GV - Phân đạm amoni và phân đạm nitrat có điểm gì giống và khác nhau ? HS-Đều chứa N. Đều rễ hút ẩm và bị chảy rữa khi để lâu trong không khí. Tan nhiều trong nước, rễ bị rửa trôi. -Amoni có môi trường axit còn Nitrat có môi trường trung tính . GV - Vùng đất chua nên bón phân gì ?vùng kiềm thì sao ? HS- Vùng đất chua bón nitrat vùng đất kiềm bón amoni - CTPT : (NH2)2CO , 46%N - Điều chế : CO2 + 2NH3 ® (NH2)2CO + H2O GV - Tại sao Urê được sử dụng rộng rãi ? HS- Do urê trung tính và hàm lượng N cao, thích hợp với nhiều loại đất . GV- Giai đoạn nào của cây trồng đòi hỏi nhiều phân đạm hơn ? HS- giai đoạn sinh trưởng của cây . GV - Loại cây trồng nào đòi hỏi nhiều phân đạm hơn ? HS- cây trồng cho hạt, củ, quả. Hoạt động 3 : GV - Phân lân là gìât HS- Phân có chứa nguyên tố P GV - Có mấy loại phân lân ? HS- Có 2 loại . GV - Cách đánh giá độ dinh dưỡng ? HS- dựa vào % P2O5 GV - Nguyên liệu sản xuất ? HS- Quặng GV - Phân lân cần cho cây trồng ở giai đoạn nào ? HS- Thời kỳ sinh trưởng GV- như vậy, phân lân: Cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat PO43- Cần thiết cho cây ở thời kỳ sinh trưởng . Đánh giá bằng hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó Nguyên liệu : quặng photphoric và apatit . - Thành phần : hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magiê - Chứa 12-14% P2O5 - Không tan trong nước , thích hợp cho lượng đất chua . Dùng trực tiếp quặng photphat làm phân bón . GV Tại sao phân lân tự nhiên và phân lân nung chảy không tan trong nước nhưng vẫn sử dụng làm phân bón ? sẽ được mốt số vi khuẩn trong đất phân huỷ. GV- các loại phân này không tan trong nước ngưng tan trong các axit hữu cơ có trong đất nên thích hợp với loại đất chua. GV - Chúng thích hợp cho những loại cây nào ? tại sao ? HS- Cây lâu năm vì bị phân huỷ chậm - Thành phần chính là Ca(H2PO4)2 Sper photphat đơn : – Chứa 14-20% P2O5 – Điều chế : Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 ® 2CaSO4 + Ca(H2PO4)2 .Super photphat kép : – Chứa 40-50% P2O5 - Sản xuất qua 2 giai đoạn : Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 ® 2H3PO4 + 3CaSO4 Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 ® 3Ca(H2PO4)2 GV - Super photphat đơn và super photphat kép giống và khác nhau như thế nào ? HS- Đều là Ca(H2PO4)2 HS- Khác nhau về hàm lượng P trong phân GV Tại sao gọi là đơn , kép ? HS- Do có giai đoạn sản xuất khác nhau GV- Em hãy so sánh ưu , nhược điểm của các loại phân lân tự nhiên và phân lân nóng chảy với supephotphat? HS- nghiên cứu tài liệu và trả lời. Hoạt động 4 : GV - Phân Kali là gì ? HS- phân có chứa nguyên tố K GV - Những loại hợp chất nào được dùng làm phân kali ? HS- KCl , NH4Cl GV - Phân kali cần thiết cho cây như thế nào ? HS- Chống bệng , tăng sức chịu đựng . GV- Cách đánh giá độ dinh dưỡng trong phân? HS- Đánh giá bằng hàm lượng % K2O GV - Loại cây nào đòi hỏi nhiểu phân kali hơn ? HS- Cây cho chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu. GV- củng cố lại lý thuyết: Phân kali - Cung cấp nguyên tố Kali cho cây dưới dạng ion K+ - Tác dụng : tăng cường sức chống bệnh , chống rét và chịu hạn của cây - Đánh giá bằng hàm lượng % K2O Hoạt động 5 : GV- Là loại phân chứa đồng thời hai hoặc 3 nuyên tố dinh dưỡng cơ bản . GV- phân hỗn hợp còn được gọi là phân NPK, vậy phân NPK là gì? HS- Chứa cả 3 nguyên tố N , P , K được gọi là phân NPK.Nó được trộn từ các phân đơn theo tỉ lệ N:P:K nhất định tuỳ theo loại đất trồng . GV- Phân phức hợp :Sản xuất bằng tương tác hoá học của các loại phân với nhau . GV - Phân hỗn hợp và phân phức hợp giống và khác nhau như thế nào ? HS -giống nhau Đều chứa nhiều nguyên tố trong phân - Khác nhau trong quá trình điều chế . GV - Có những loại phân hỗn hợp và phức hợp nào ? cho ví dụ ? GV - Phân vi lượng là gì ? - Cung cấp những hợp chất chứa các nguyên tố như Bo, kẽm , Mn , Cu , Mo - Cây trồng chỉ cần một lượng rất nhỏ . - Phân vi lượng được đưa vào đất cùng với phân bón vố cơ hoặc hữu cơ . GV - Tại sao phải bón phân vi lượng cho đất ? - Sau một thời gian trong đất các nguyên tố vi lượng ít đi cần bỏ xung cho cây theo đường phân bón . Vào bài Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng. I. PHÂN ĐẠM : -Phân đạm là những hợp chất cung cấp Nitơ cho cây trồng dưới dạng ion NO3- và NH4+. -Các loại phân đạm chính: Đạm amoni, đạm nitrat, đạm ure. -Tác dụng: Kích thích quá trình sinh trưởng của cây, tăng tỉ lệ Protein thực vật. -Độ dinh dưỡng đánh giá bằng %N trong phân. 1.Phân đạm Amoni - Là các muối amoni: NH4CL , (NH4)2SO4 , NH4NO3 - Điều chế: NH3 + axit tương ứng ® 2 Phân đạm Nitrat : -Dùng bón cho các loại đất ít chua. -Là các muối Nitrat: NaNO3 , Ca(NO3)2 - Điều chế: Muối cacbonat + HNO3 ® 3. Urê : - CTPT: (NH2)2CO, 46%N - Điều chế: CO2 + 2NH3 ® (NH2)2CO + H2O khi bón phân urê vào đất: (NH2)2CO + H2O (NH4)2CO3 Chính muối (NH4)2CO3 đã cung cấp nitơ cho cây dưới dạng ion NH4+ và có môi trường trung tính.  II. PHÂN LÂN : Cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat PO43- Cần thiết cho cây ở thời kỳ sinh trưởng . Đánh giá bằng hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó Nguyên liệu : quặng photphoric và apatit . 1. Phân lân nung chảy : - Thành phần : hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magiê - Chứa 12-14% P2O5 - Không tan trong nước , thích hợp cho lượng đất chua . 2. Phân lân tự nhiên : Dùng trực tiếp quặng photphat làm phân bón . 3. Super photphat : - Thành phần chính là Ca(H2PO4)2 Sper photphat đơn : – Chứa 14-20% P2O5 – Điều chế : Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 ® 2CaSO4 + Ca(H2PO4)2 .Super photphat kép : – Chứa 40-50% P2O5 - Sản xuất qua 2 giai đoạn : Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 ® 2H3PO4 + 3CaSO4 Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 ® 3Ca(H2PO4)2 III. PHÂN KALI : - Cung cấp nguyên tố Kali cho cây dưới dạng ion K+ - Tác dụng : tăng cường sức chống bệnh , chống rét và chịu hạn của cây - Đánh giá bằng hàm lượng % K2O - điều chế KCl từ quặng xinvinit ( NaCL.KCL) dựa vào độ tan của muối theo nhiệt độ. + NaCl có độ tan thay đổi không đáng kể theo nhiệt độ. + KCl có độ tan thay đổi theo nhiệt độ. IV. MỘT SỐ LOẠI PHÂN KHÁC : 1. Phân hỗn hợp và phân phức hợp : - Là loại phân chứa đồng thời hai hoặc 3 nuyên tố dinh dưỡng cơ bản . * Phân hỗn hợp : - Chứa cả 3 nguyên tố N , P , K được gọi là phân NPK - Nó được trộn từ các phân đơn theo tỉ lệ N:P:K nhất định tuỳ theo loại đất trồng . * Phân phức hợp : Sản xuất bằng tương tác hoá học của các chất . 2. Phân vi lượng - Cung cấp những hợp chất chứa các nguyên tố như Bo, kẽm , Mn , Cu , Mo - Cây trồng chỉ cần một lượng rất nhỏ . - Phân vi lượng được đưa vào đất cùng với phân bón vố cơ hoặc hữu cơ . Củng cố: nhắc HS làm bài tập về nhà.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_16_bai_24_phan_bon_hoa_hoc_dinh.doc