Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 21: Thực hành tính chất của một số hợp chất Nitơ, Phốtpho

I. Mục tiêu bài học:

 1.Về kiến thức : Biết được

 Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :

  Phản ứng của dung dịch HNO3 đặc, nóng và HNO3 loãng với kim loại đứng sau hiđro.

  Phản ứng KNO3 oxi hoá C ở nhiệt độ cao.

  Phân biệt được một số phân bón hoá học cụ thể (cả phân bón là hợp chất của photpho).

 2.Về kĩ năng :

  Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

  Quan sát hiện tượng thí nghiệm và viết các phương trình hoá học.

  Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường.

  Viết tường trình thí nghiệm.

 3.Về thái độ

 Rèn đức tính cẩn thận, an toàn khi làm thí nghiệm

 Có ý thức sư lí chất thải , bảo vệ môi trường sau khi thí nghiệm.

II.Chuẩn bị :

 1.Chuẩn bị của GV: Dụng cụ : Đủ cho 4 nhóm thực hành

ống nghiệm, cốc 250ml chậu thủy tinh, bộ giá thí nghiệm, đèn cồn, giá để ống nghiệm . bông

 Hóa chất: HNO3 đặc, Cu kim loại, phân amonisunphat, Kali clorua , phân supe phốt phát kép, Các dd NaOH, AgNO3 , AlCl3 , HNO3 loãng, phenolphtalein, nước vôi.

 2.Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ bài thí nghiệm, ôn tập các kiến thức về nito, photpho

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 21: Thực hành tính chất của một số hợp chất Nitơ, Phốtpho, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày dạy Lớp Sĩ số 11A 22/10/2010 11B 11D Tiết 21: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT NITƠ, PHỐT PHO I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức : Biết được Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm : - Phản ứng của dung dịch HNO3 đặc, nóng và HNO3 loãng với kim loại đứng sau hiđro. - Phản ứng KNO3 oxi hoá C ở nhiệt độ cao. - Phân biệt được một số phân bón hoá học cụ thể (cả phân bón là hợp chất của photpho). 2.Về kĩ năng : - Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng thí nghiệm và viết các phương trình hoá học. - Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường. - Viết tường trình thí nghiệm.. 3.Về thái độ Rèn đức tính cẩn thận, an toàn khi làm thí nghiệm Có ý thức sư lí chất thải , bảo vệ môi trường sau khi thí nghiệm. II.Chuẩn bị : 1.Chuẩn bị của GV: Dụng cụ : Đủ cho 4 nhóm thực hành ống nghiệm, cốc 250ml chậu thủy tinh, bộ giá thí nghiệm, đèn cồn, giá để ống nghiệm . bông Hóa chất: HNO3 đặc, Cu kim loại, phân amonisunphat, Kali clorua , phân supe phốt phát kép, Các dd NaOH, AgNO3 , AlCl3 , HNO3 loãng, phenolphtalein, nước vôi. 2.Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ bài thí nghiệm, ôn tập các kiến thức về nito, photpho III.Tiến trình bài giảng : 1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài thực hành của học sinh. 3. Nội dung bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Thí nghiệm 1 . GV: hướng dẫn các thao tác cơ bản khi làm thí nghiệm . HS : tiến hành thí nghiệm, GV: quan sát học sinh làm thí nghiệm . Lưu ý nhắc nhở học sinh khi sử dụng axit . lấy một lượng nhỏ hóa chất vì trong sản phẩm có khí NO2 và NO bay ra rất độc . Để loại bỏ khí NO2 độc bay ra Cần đậy ống nghiệm bằng miếng bông tẩm dd NaOH đặc hoặc nước vôi . Sau khi ống nghiệm nghiệm thả vào chậu nước vôi . Hoạt động 2: Thí nghiệm 2 HS tiến hành thí nghiệm dứơi sự hướng dẫn của GV GV: lưu ý HS khi muối KNO3 được nung nóng bắt đầu phân hủy trong ống nghiệm thì dùng kẹp hóa chất cho cục than đã được đốt nóng đỏ vào Hoạt động 3: thí nghiệm 3 GV: Hướng dẫ Hs các thao tác cơ bản . HS: tiến hành thí nghiệm Quan sát hiện tượng và giải thích HS: Làm tường trình thí nghiệm theo mẫu 1. Thí nghiệm 1: Tính ôxi hóa của axit nitric đặc và loãng: 1. Lấy vào ống nghiệm 0,5 ml dd HNO3 đặc rồi cho mẩu nhỏ Cu vào Quan sát màu của khí bay ra và màu của dd thu được? giải thích và viết phương trình phản ứng? 2. Cũng làm thí nghiệm như trên nhưng thay HNO3 đặc bằng HNO3 loãng, đun nhẹ trên ngọn lửa đền cồn . quan sát màu của khí bay ra và màu của dd thu được? Giải thích và viết phương trình phản ứng? 2. Thí nghiệm 2: Tính ôxi hóa của muối Kali nitrat nóng chảy Lấy ống nghiệm chịu nhiệt khô kẹp thẳng đướng trên giá sắt đặt trong chậu cát . Bỏ một ít tinh thể KNO3 vào và đốt cho muối nóng chảy . khi muối bắt đầu phân hủy thì dùng kẹp sắt bỏ 1 hòn than nhỏ đã được đốt nóng đỏ vào ống . Quan sát hiên tượng và giải thích? viết phương trình hóa học xảy ra 4. Thí nghiệm 2: Phân biệt một số loại phân bón hóa học Chuẩn bị thí nghiệm: Hòa tan mỗi mẫu phân bón hóa học amôni sunfat, Kaliclorua, và supephốtphat kép Trong nước cất chứa trong mỗi ống nghiệm riêng biệt a) Phân đạm amôni sunfat : Nhỏ 3 giọt dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm chứa 5 giọt dd mỗi loại phân bón vừa được pha chế ở trên rồi đung nóng nhẹ Qan sát hiện tượng và giải thích b) cho vài giọt dd AgNO3 vào 2 ống nghiệm chứa 1 ml dd mỗi loại phân bón còn lại .Quan sát hiện tượng giải thích viết phương trình ion rút gọn của phản ứng . 3. Kết thúc buổi thực hành: GV : nhận xét thái độ thực hành ,Tinh thần , thái độ của buổi thực hành, kĩ năng thực hành của các nhóm. Các thao tác thí nghiệm của Hs. An toàn của buổi thực hành HS : thu dọn dụng cụ hoá chất ,vệ sinh sạch sẽ dụng cụ , phòng thí nghiệm. Trả dụng cụ, hóa chất , vệ sinh lớp học. 4 Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Xem lại lí thuyết và bài tập Nhắc nhở hs ôn tập chuẩn bị để kiểm tra 1 tiết; Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH) ................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_21_thuc_hanh_tinh_chat_cua_mot_s.doc