I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Biết được :
Khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.Chất hữu cơ là thành phần của môi trường tự nhiên.
Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất).
Sơ lược về phân tích nguyên tố : Phân tích định tính, phân tích định lượng.
2.Về kĩ năng :
Phân biệt được hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon theo thành phần phân tử.
3. Về thái độ: Tình yêu thiên nhiên
Ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị :
1.Chuẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập
2.Chuẩn bị của HS: Ôn tập phần hóa học hữu cơ ở lớp 9
III. Tiến trình bài giảng :
1. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 28, Bài 20: Mở đầu về hoá học hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
/11/2010
11A
21/11/2010
/11/2010
11B
/11/2010
11D
Chương IV: ĐẠI CƯƠNG VỀ HOÁ HỮU CƠ
Tiết: 28 ; Bài 20: MỞ ĐẦU VỀ HOÁ HỌC HỮU CƠ
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Biết được :
- Khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.Chất hữu cơ là thành phần của môi trường tự nhiên.
- Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất).
- Sơ lược về phân tích nguyên tố : Phân tích định tính, phân tích định lượng.
2.Về kĩ năng :
- Phân biệt được hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon theo thành phần phân tử.
3. Về thái độ: Tình yêu thiên nhiên
Ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị :
1.Chuẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập
2.Chuẩn bị của HS: Ôn tập phần hóa học hữu cơ ở lớp 9
III. Tiến trình bài giảng :
1. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
2. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Khái niệm
GV: Cho HS quan sát một số chất cụ thể VD: Muối ăn, đường, nước, dầu ăn, rượu, axit HCl, đá vôi, giấm ăn, dd natrihiđroxit, benzen.
HS: cho biết công thức của các hợp chất, Chỉ ra hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.
Nêu đặc điểm chung về thành phần cấu tạo hợp chất hữu cơ. Kết luận về khái niệm hợp chất hữu cơ.
Hoạt động 2: Phân loại
GV: cho một số công thức hợp chất hữu cơ VD: CH4, C2H5Cl, C6H6, C2H4 . C2H5OH, CH3COOH, C2H2, C6H12O6...
Yêu cầu HS sắp xếp các chất trên thành 2 loại và gọi tên mỗi loại hợp chất.
HS: sắp xếp các hợp chất và nêu đặc điểm chung của mỗi loại.
Hoạt động 3: Đặc điểm chung
GV: Yêu cầu HS Nghiên cứu SGK cho biết đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.
HS: Nêu đặc diểm của các hợp chất hữu cơ
GV: Các hợp chất có lên kết cộng hoá trị thừng có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, kém bền với nhiệt, khả năng hoà tan trong nước kém, dễ cháy
Hoạt động 4: Sơ lược về phân tích nguyên tố
GV: Đặt vấn đề: Để thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ, trước hết phải phân tích định tính để xem trong hợp chất hữu cơ có chứa những nguyên tố nào.
HS: Đọc SGK rút ra:
- Mục đích
- Nguyên tắc
- Phương pháp
Của phép phân tích định tính.
GV: sử dụng hình 4.1 SGK để minh hoạ cho việc phân tích định tính nguyên tố C và H trong hợp chất hữu cơ.
GV: Đặt vấn đề: Nếu chỉ biết hợp chất hữu cơ chứa những nguyên tố nào mà không biết % về khối lượng của chúng trong hợp chất thì vẫn không xác định được công thức phân tử bằng thực nghiệm. Do đó ngoài việc phân tích định tính cần thiết phải có phân tích định lượng.
HS: Đọc SGK rút ra:
- Mục đích
- Nguyên tắc
- Phương pháp tiến hành.
- Biểu thức tính.
Của phép phân tích định lượng .
I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ:
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của các bon (Trừ: CO, CO2 muối cacbonat, xianua, cacbua...)
Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon, hay gặp H, O, N .
Hoá học hữu cơ là ngành hoá học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.
II. Phân loại hợp chất hữu cơ:
1. Phân loại dựa theo thành phần các nguyên tố:
Hợp chất hữu cơ
Hiđrocacbon D.X hiđrocacbon
- Hiđrocacbon phân tử chỉ chứa các nguyên tử C và H.
- Dẫn xuất hiđrôcacbon Phân tử có nguyên tử của nguyên tố khác thay thế nguyên tử hiđro của Hiđrocacbon
2. Phân loại dựa theo mạch các bon:
- Mạch hở
- Mạch vòng
III. Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ:
1. Đặc điểm cấu tạo :
Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.
2. Tính chất vật lí:
Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, dễ bay hơi, phần lớn không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
3. Tính chất hoá học:
Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt, dễ cháy, các phản ứng thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau trong cùng một điều kiện .
VI. Sơ lược về phân tích nguyên tố:
1. Phân tích định tính:
a) Mục đích: Xác định nguyên tố nào có trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ.
b) Nguyên tắc: Chuyển các nguyên tố trong chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết chúng bằng các phản ứng đặc trưng.
c) Phương pháp tiến hành:
Đốt HCHC Sản phẩm cháy X
CuSO4 khan
màu xanh có hơi nước H
X
Vẩn đục có CO2 Có C
Chuyển nguyên tố N thành NH3 làm xanh quỳ ẩm có N
2. Phân tích định lượng:
a) Mục đích: Xác định thành phần trăm về khối lượngcác nguyên tố trong HCHC
b) Nguyên tắc: Xác định chính xác khối lượng hoặc thể tích của các chất CO2, H2O, N2 ...
c) phương pháp tiến hành:
- Nung a g CHHC với bột CuO
- Hấp thụ hơi nước và khí CO2 lần lượt bằngH2SO4 đặc và KOH.
độ tăng khối lượng mỗi bình chính là khối lượng H2O và CO2 tương ứng.
- Khí N2 được xác định chính xác thể tích ở đktc.
- Tính khối lượng H,C, N và % khối lượng của chúng trong hợp chất nghiên cứu.
- % khối lượng O được tính gián tiếp bằng cách lấy 100% trừ đi tổng số % khối lượng C,H,N
d) Biểu thức tính:
% C = % H =
% N =
3. Củng cố- Luyện tập:
HS: Nhắc lại các nội dung chính của bài
Làm bài tập:
1. Hợp chất hữu cơ có đặc điểm:
A. Dễ cháy B. Nhiệt độ sôi caoA, bền với nhiệt
C. Dễ cháy, nhiệt độ n /c, sôi thấp, kém bền D. PƯ xảy ra theo 1 hướng nhất định
2. Đốt chấy hoàn toàn 1, 6 gam một hợp chất hữu cơ A rồi dẫn sản phẩm cháy vào bình đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 8 g và xuất hiện 10 g kết tủa . Tính % khối lượng các nguyên tố trong A.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: làm bài tập 1,2,3,4 SGK
Chuẩn bị bài: Công thức phân tử chất hữu cơ.
Kiểm tra của tổ chuyên môn (BGH)
Tổ trưởng
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_28_bai_20_mo_dau_ve_hoa_hoc_huu.doc