I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức: HS biết:
Nội dung thuyết cấu tạo hoá học ; Khái niệm đồng đẳng, đồng phân.
Liên kết cộng hoá trị và khái niệm về cấu trúc không gian của pt chất hữu cơ.
- Sự hình thành liên kết đơn, liên kết bội.
- Nguyên nhân của hiện tượng đồng phân.
2.Về kĩ năng :
Viết được công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ cụ thể.
Phân biệt được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể. - Viết được công thức cấu của các đồng phân ứng với CTPT cho trước.
3. Về thái độ: - Giáo dục lòng say mê học tập, yêu thích môn học, có ý thức vượt khó để học tập đạt kết quả cao.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
2. Chuẩn bị của HS : Đọc kĩ và xem trước nội dung bài học.
III. Tiến trình bài giảng :
2. Kiểm tra bài cũ : Chữa bài tập 5,6 SGK
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 31, Bài 22: Cấu trúc phân tử chất hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
/12/2010
11A
4/12/2010
/12/2010
11B
/12/2010
11D
Tiết: 31 Bài: 22 CẤU TRÚC PHÂN TỬ CHẤT HỮU CƠ
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức: HS biết:
- Nội dung thuyết cấu tạo hoá học ; Khái niệm đồng đẳng, đồng phân.
- Liên kết cộng hoá trị và khái niệm về cấu trúc không gian của pt chất hữu cơ.
- Sự hình thành liên kết đơn, liên kết bội.
- Nguyên nhân của hiện tượng đồng phân.
2.Về kĩ năng :
- Viết được công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ cụ thể.
- Phân biệt được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể. - Viết được công thức cấu của các đồng phân ứng với CTPT cho trước.
3. Về thái độ: - Giáo dục lòng say mê học tập, yêu thích môn học, có ý thức vượt khó để học tập đạt kết quả cao.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
2. Chuẩn bị của HS : Đọc kĩ và xem trước nội dung bài học.
III. Tiến trình bài giảng :
2. Kiểm tra bài cũ : Chữa bài tập 5,6 SGK
3. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Công thức cấu tạo
GV: Phân tích CTPT và CTCT của một vài hợp chất hữu cơ:
CH3- CH = CH2
C3H6 CH2
CH2 CH2
C2H6O CH3 – CH2 – OH
CH3 – O – CH3
CTCT là CT biểu diễn thứ tự liên kết và cách thức liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
HS: Rút ra khái niệm về cấu tạo hoá học.
GV: Viết lên bảng các loại CTCT của hợp chất C3H8
HS: Phân tích, nghiên cứu và rút ra các loại CTCT.
Hoạt động 2: Thuyết cấu tạo hóa học
GV: đưa ra ví dụ CTCT của C2H6O
giúp HS phân tích về CTCT và tính chất của chúng: - Chất lỏng
C2H5OH - Phản ứng với Na
Giải phóng khí H2
C2H6O - Chất khí độc
CH3O CH3 - Không phản ứng
với Na
GV: Viết CTCT C3H6 và C3H8O
HS: Thảo luận trả lời câu hỏi:
- Trong các chất hữu cơ trên số liên kết mà C có thể tạo ra là bao nhiêu?
- Có mấy loại mạch C, nêu nhận xét về mạch C.
- C có khả năng liên kết với các nguyên tố khác như thế nào?
GV: yêu cầu HS nghiên cứu bảng VD trong SGK từ đó rút ra nhận xét.
HS : Thảo luận rút ra ý nghĩa về thuyết cấu tạo hoá học.
Hoạt động 3: Đồng đẳng, đồng phân.
GV: Cho ví dụ dãy các công thức phân tử: C2H4 , C3H6 , C4H8 ...
HS: Rút ra quy luật tìm CTPT chung của một dãy đồng đẳng.
GV: phân tích: theo thuuyết cấu tạo hoá học, để biết tính chất của các chất thì phải biết công thức cấu tạo từ đó viết CTCT của các CTPT trên yêu cầu HS nêu nhận xét.
HS : Rút ra kết luận về đồng dẳng và dãy đồng đẳng.
GV: Đặt vấn đề: Các chất có thành phần hơn kém nhau một nhóm CH2 có cấu tạo và tính chất tương tự nhau thì đó là các chất đồng đẳng. Ngược lại, các chất có cùng CTPT nhưng có CT cấu tạo khác nhau sẽ là các chất đồng phân của nhau.
HS: Viết đồng phân C4H8 nhận xét
Tử một CTPT có một hay nhiều công thức cấu tạo . Do có cấu tạo khác nhau tính chất của các chất đồng phân khác nhau
GV: hướng dẫn HS phân loại các chất đồng phân qua ví dụ vừa nêu.
I. Công thức cấu tạo:
1. Khái niệm: Công thức cấu tạo biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết (liên kết đơnl, liên kết bội) của các nguyên tử trong phân tử.
Cùng một CTPT nhưng có thể có nhiều CTCT khác nhau. Để xác định đúng CTCT của một HCHC người ta cần dựa vào thực nghiệm, kết hợp với thuyết cấu tạo hoá học
2. Các loại công thức cấu tạo:
Có 2 loại CTCT:
- Dạng khai triển
- Dạng Thu gọn
II. Thuyết cấu tạo hóa học:
1. Nội dung:
a) Trong phân tử chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định, thứ tự liên kết đó gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó sẽ tạo ra chất khác.
b) Trong phân tử chất hữu cơ, cacbon có hoá trị 4 . Nguyên tử cacbon không những có thể liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon
c) Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất số lượng các nguyên tử
b) và cấu tạo hóa học (thứ tự liên kết các nguyên tửt).
2. Ý Nghĩa :
Thuyết cấu tạo hoá học giúp giải thích hiện tượng đồng đẳng, đồng phân.
III. Đồng đẳng, đồng phân:
1. Đồng đẳng:
a) Ví dụ:
C2H4 CH2= CH2
C3H6 CH2= CH – CH3
C4H8 CH2= CH – CH2- CH3
b) Khái niệm: Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm - CH2– nhưng có tính chất tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng hợp thành dãy đồng đẳng.
2. Đồng phân :
a) Ví dụ:
C4H8 có 5 CTCT
Cả 5 chất đều là đồng phân của nhau
Các chất đồng phân do có cấu tạo khác nhau nên tính chất của chúng khác nhau .
b) Khái niệm:
Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.
- Đồng phân mạch C
- Đồng phân vị trí liên kết bội.
- Đồng phân loại nhóm chức.
- Đồng phân lập thể.
3. Củng cố- luyện tập :
GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến yhức trọng tâm của bài học:
- Nội dung thuyết cấu tạo hoá học.
- Khái niệm đồng đẳng đồng phân.
Áp Dụng: Viết các đồng phân của C3H4
HS thảo luận viết CTCT của đồng phân ứng với mỗi công thức sau:
a) C4H10
b) C3H6
c) C4H8
d) C3H7Cl
e) C3H8O
GV: Yêu cầu các nhóm bào cáo kết quả, nhận xét và chấm điểm
4. Hướng dẫn Hs tự học ở nhà: Bài tập về nhà: 4,5,6,7,8 (SGK)
Chuẩn bị bài: Phản ứng hữu cơ.
Kiểm tra của tổ chuyên môn (BGH)
Tổ trưởng
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_31_bai_22_cau_truc_phan_tu_chat.doc