I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức : Củng cố kiến thức:
- sự điện li, chất điện li, axit bazơ muối, phản ứng trao đổi ion
- Nhóm nguyên tố Nitơ- phốt pho và hợp chất.
- Nhóm nguyên tố cacbon - silic và hợp chất .
- Đại cương về hợp chất hữu cơ.
2.Về kĩ năng:
* Viết các phương trình phản ứng trao đổi ion dưới dạng phân tử và ion.
* Kĩ năng giải bài tập tính PH, nồng độ ion và các chất trong dung dịch.
* Rèn kĩ năng giải bài tập xác định CTPT, Viết CTCT một số chất hữu cơ
đơn giản
3.Về thái độ:
* Rèn đức tính chăm chỉ chịu khó.
II. Chuẩn bị :
1.Chuẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập
2.Chuẩn bị của HS: ôn tập kiến thức trong ch¬ương trình học kì I.
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ : Lồng vào bài ôn tập
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 34: Ôn tập học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
/12/2010
11A
10/12/2010
/12/2010
11B
/12/2010
11D
Tiết 34: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức : Củng cố kiến thức:
- sự điện li, chất điện li, axit bazơ muối, phản ứng trao đổi ion
- Nhóm nguyên tố Nitơ- phốt pho và hợp chất.
- Nhóm nguyên tố cacbon - silic và hợp chất .
- Đại cương về hợp chất hữu cơ.
2.Về kĩ năng:
* Viết các phương trình phản ứng trao đổi ion dưới dạng phân tử và ion.
* Kĩ năng giải bài tập tính PH, nồng độ ion và các chất trong dung dịch.
* Rèn kĩ năng giải bài tập xác định CTPT, Viết CTCT một số chất hữu cơ
đơn giản
3.Về thái độ:
* Rèn đức tính chăm chỉ chịu khó.
II. Chuẩn bị :
1.Chuẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập
2.Chuẩn bị của HS: ôn tập kiến thức trong chương trình học kì I.
III. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ : Lồng vào bài ôn tập
2. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
GV: yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức về:
- Sự điện li, chất điện li
- khái niện về axit bazơ theo thuyết areniut .
- Công thức tính PH của dd các chất .
- Khái niệm về phản ứng trao đổi ion và điều kiện để phản ứng trao đổi ion xảy ra.
- Tính chất của Nitơ và các hợp chất
- Tính chất của phốt pho và các hợp chất.
- tính chất của cacbon và các hợp chất.
HS: Trả lời câu câu hỏi của GV
I. Kiến thức cần nhớ:
1. Sự điện li:
- Chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- axit, bazơ và muối .
- Cách tính PH của dd
- Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion.
2. Nhóm nitơ.
- Tính chất hoá học của đơn chất, phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp .
- Tính chất của các hợp chất: Amoniac, axit nitric, muối amoni, muối nitrat, axit phôt phoric, muối phôt phát.
3. Nhóm cacbon:
- tính chất của cácbon, silic và các hợp chất.
4. Hoá học hữu cơ:
- cách lập công thức phân tử chất hữu cơ.
- Cấu trúc phân tử chất hữu cơ: thuyết cấu tạo hóa học, đồng đẳng, đồng phân
Hoạt động 2:
II. Bài tập:
Trắc nghiệm:
1. Một dd có nồng độ mol của OH - bằng 0, 001 M . pH của dd là:
A. 7 B. 9 C. 11 D. 12
2. Chất X có công thức phân tử: C2H4Cl2 . X có số lượng đồng phân là:
A. 2 B. 4 C. 6 D. 8
3. NH3 có thể tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây trong điều kiện thích hợp:
A. dd HCl , dd KOH , N2 , O2 , P2O5 . B. dd HCl, dd CuCl2 , Cl2 , CuO, O2
C. H2S, Cl2 , AgCl, H2 , dd Ca(OH)2 D. ddCuSO4,ddK2CO3,FeO,HNO3 ,CaO
4. Cho NH3 dư tác dụng với dd nào sau đây thì sau phản ứng sẽ thu được dung dịch trong suốt:
A. Al(NO3)3 B. Fe(NO3)2 C. AgNO3 D. Mg(NO3)2
5. Làm các thí nghiệm sau: - Fe tác dụng với HNO3 đặc nóng (1)
- Fe tác dụng với H2SO4 đặc, nóng. (2)
- Fe tác dụng với dd HCl. (3)
- Fe tác dụng với dd H2SO4 loãng. (4)
Nhóm các thí nghiệm tạo ra hiđrô là:
A. (1) và (3) B. (2) và (4) C. (1) và (2) D. (3) và (4)
6. Trong các chất sau C2H4O2 , CS2, CaC2, CH2O, CH2O2, NaCN có bao nhiêu chất là chất hữu cơ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
7. C2H5OH có tính chất hoá học giống tính chất hoá học của:
A. CH3OCH3 B. CH3OH C. CH3CHO D. CH3COCH3
8. Số đồng phân ứng với công thức C3H8O là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
9. Cho HNO3 lần lượt tác dụng với các chất sau: Fe2O3 , Cu(OH)2, FeCO3 , Al2O3 . Có bai nhiêu phản ứng không phải là phản ứng ôxi hoá khử
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
10. Muốn biết tính chất hoá học của chất hữu cơ, phải dựa vào:
A. Công thức phân tử B. công thức tổng quát
C. công thức đơn giản nhất D. Công thức cấu tạo
11. Cho một luồng khí NH3 đi qua ống đựng bột đồng (II) oxit nung nóng. Sau thí nghiệm thấy khối lượng chất rắn giảm 4,8 gam. thể tích khí NH3(đktc) đã bị oxi hoá là:
A. 1,12 lit B. 2,24 lit C. 3,36 lit D. 4,48 lit
12. Để tạo độ xốp cho một loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây?
A. (NH4)2SO4 B. NH4HCO3 C. NH4NO3 D. NH4NO3
13. Sục khí NH3 tới dư vào dd nào sau đây thì sau phản ứng thu được kết tủa:
A. CuSO4 B. ZnSO4 C. AgNO3 D. FeSO4
14. Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong một dd:
A. AlCl3 và CuSO4 B. NaHSO4 và NaHCO3
C. NaAlO2 và HCl D. NaCl và AgNO3
15. DD NaOH có pH = 11 cần pha loãng dd này bao nhiêu lần để được dd có pH = 9
A. 3 lần B. 100 lần C. 20 lần D. 500 lần
16 . Trộn 20 ml dd HCl 0, 05 M với 20 ml dd H2SO4 0, 075 M . Nếu coi không có sự thay đổi thể tích khi pha trộn và các axit phân li hoàn toàn thì pH của dd thu được sau khi pha trộn là giá trị nào dưới đây:
A. 1,0 B. 2,0 C. 3,0 D. 1,5
17 . Thể tích dd HCl 0, 3M cần để trung hoà 100 ml dd hỗn hợp NaOH 0, 1 M và Ba(OH)2 0, 1 M là :
A. 100 ml B. 150 ml C. 200 ml D. 200 ml
18. Trộn 2 lit No với 3 lit O2. Hỗn hợp sau phản ứng có thể tích là bao nhiêu?
(Biết các thể tích đo ở cùng nhiệt độ áp suấtB)
A. 2 lit B. 3 lit C. 4 lit D. 5 lit
19. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Zn và ZnO bằng dd HNO3 loãng dư. Kết thúc thí nghiệm không có khí thoát ra, dd thu được có chứa 8 gam NH4 NO3 và 113,4 gam Zn(NO3)2 . Phần trăm số mol Zn có trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 66,67 % B. 33,33 % C. 16,66 % D. 93,34 %
20. Cho 11, 0 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào dd HNO3 loãng dư, thu được 6, 72 lit khí NO duy nhất ở đktc . Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp X tương ứng là:
A. 5, 4 gam và 5,6 gam B. 5, 6 gam và 5,4 gam
C. 8, 1 gam và 2,9 gam D. 8, 2 gam và 2,8 gam
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
C
A
B
C
D
B
B
C
C
D
C
B
D
A
B
A
B
D
A
A
3. Củng cố luyện tập:
HS thào luận làm bài tập:
1. đem đun nóng m gam Cu (NO3)2 một thời gian rồi dừng lại đem cân thấy khối lượng giảm 0, 54 gam so với ban đầu . Khối lượng muối Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là
A. 1,88 gam B. 0,47 gam C. 9,40 gam D. 0,94 gam
2. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp MgCO3 và CaCO3 rồi cho toàn bộ khí thoát ra (khí A) hấp thụ hết bằng dd Ca (OH)2 thu đựơc kết tủa B và dd C. đun nóng dd C thu được kết tủa B. Hỏi A,B, C lần lượt là những chất gì ?
A. CO, CaCO3 , Ca(HCO3)2 B. CO2, Ca(HCO3)2, CaCO3
C. CO , Ca(HCO3)2 , CaCO3 D. CO2, CaCO3, CA(HCO3)2
4 . Hướng dẫn Hs tự học ở nhà:
1. Lập công thức phân tử chất hữu cơ?
2. phương pháp phân tích thành phần định tính và định lượng phântwr chất hữu cơ 3. Viết phương trình phân tử, phương trình ion của phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện li.
4. Nhận biết muối amoni, nitrat, muối sunfat, cacbonat, photphat.
Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH)
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_34_on_tap_hoc_ki_1.doc