Bài tập nhiệt phân muối cacbonat – hiđrocacbonat – hiđroxit

Bài 1: Nhiệt phân hoàn toàn một hỗn hợp 17,4g M2CO

3

và CaCO

3

. Đến khi phản ứng kết thúc thu được

8,6g chất rắn và V lít khí CO

2

(đktc). Xác định V và kim loại M.

A. Li B. Na C. K D. Ag

pdf1 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4780 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nhiệt phân muối cacbonat – hiđrocacbonat – hiđroxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập rèn luyện tư duy - bồi dưỡng học sinh thi đại học Người ra đề: Ths. Bùi Quang Chính BÀI TẬP NHIỆT PHÂN MUỐI CACBONAT – HIĐROCACBONAT – HIĐROXIT Bài 1: Nhiệt phân hoàn toàn một hỗn hợp 17,4g M2CO3 và CaCO3. Đến khi phản ứng kết thúc thu được 8,6g chất rắn và V lít khí CO2 (đktc). Xác định V và kim loại M. A. Li B. Na C. K D. Ag Bài 2: Cho hỗn hợp 11,1g hỗn hợp A2CO3 và BCO3 vào bình sứ. Nâng dần nhiệt độ và thu khí CO2 sinh ra, đến khi thấy ngừng thoát khí thì dừng lại. Thu được 8,9g chất rắn và 0,05mol khí CO2. Xác định A và B. A. Li, Mg B. Na, Ba C. K, Mg D. Li, Ca Bài 3: Ngưng hoàn toàn hỗn hợp 6,44g ACO3 và BCO3 thu được 0,05 mol khí CO2. Xác định kim loại A và B và % khối lượng mỗi muối. A. Mg, Ca B. Ca, Ba C. Mg, Zn. D. Ca, Sr Bài 4: Nhiệt phân 18,75g hỗn hợp ACO3 và BCO3 sau một thời gian thu được mg hỗn hợp rắn và 0,1 mol khí CO2 thoát ra. Xác định A, B và % khối lượng mỗi muối (giả sử 2 muối nhiệt phân cùng một lúc). A. Mg, Ca B. Ca, Ba C. Ca, Zn. D. Ba, Sr Bài 5: Nhiệt phân hoàn toàn 19,225g hỗn hợp ACO3 và BCO3 thu được 13,725g hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp rắn X vào H2O thì thu được 1,62g chất rắn không hòa tan còn lại. Xác định A, B. A. Mg, Ca B. Ca, Ba C. Ba, Zn. D. Ca, Sr Bài 6: Nhiệt phân hoàn toàn 19,32g khí K2CO3 và M2CO3 người ta thu được 16,32g chất rắn X và V lít khí CO2 (đktc). Dẫn CO2 thu được qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì tạo ra 5g kết tủa. Xác định kim loại M. A. Li, K B. Na, Li C. K ,Ag D. Ag, Na Bài 7: Nhiệt phân hoàn toàn 3,8g hỗn hợp MHCO3 và M’2CO3 người ta thu được 3,18g chất rắn X và 0,02 mol hỗn hợp khí. Xác định M và M’. A. Li, Na B. Na, Na C. K, Cs D. Ag, Li Bài 8: Nhiệt phân hoàn toàn mg hỗn hợp M(HCO3)2, M’2CO3 người ta thu được 4,13g hỗn hợp rắn X và 0,035mol hỗn hợp khí Y. Ngưng tụ Y thì chỉ còn lại 0,025 mol hỗn hợp khí Z. Dẫn khí Z qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 2g kết tủa. Xác định m và M, M’. A. Ba, Li B. Zn, Na C. Ca, K D. Ba, Ag Bài 9: Nung hoàn toàn 5,6g hỗn hợp MOH và M’(OH)2, lấy nhanh khí ra khỏi hỗn hợp rắn thì thu được 0,04 mol khí. Lấy hỗn hợp rắn ban đầu cho vào dung dịch HCl thì thấy phản ứng vừa đủ với 0,08 mol dung dịch HCl. Xác định M và M’. A. Li, Ba B. Na, Ca C. K, Cu D. Ag, Zn Bài 10: Nhiệt phân hoàn toàn 5,7g hỗn hợp MOH và Mg(OH)2 thu được 4,8g hỗn hợp rắn X và khí Y. Lấy 4,8g hỗn hợp rắn X cho vào H2O rồi cho 1 ít phenolphtalein vào, rồi cho từ từ HCl vào cho đến khi vừa mất màu hồng thì thấy hết 0,05 mol HCl. Xác định M. A. Li, Mg B. Na, Zn C. K, Mg D. Ag, Ca

File đính kèm:

  • pdfMuoiCacbonatHydrocacbonatHidroxit.pdf