Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 37, Bài 25: Hiđrôcacbon no Ankan

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức: Biết được :

  Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng.

  Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp.

  Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan).

 2. Về kĩ năng :

  Quan sát mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử

  Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.

 - Lớp 11B Viết đồng phân C6H14 và gọi tên đồng phân theo danh pháp thay thế

 3.Về thái độ:

 - Lòng say mê học tập, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

 - Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên.Nhận biết chất gây o nhiễm môi trường và sử lí chất thải .

II. Chuẩn bị :

 1.Chuẩn bị của GV: - Mô hình phân tử Butan, Bật lửa ga

 2.Chuẩn bị của HS : Ôn lại lí thuyết về đồng đẳng đồng phân, loại phản ứng và cách viết.

III. Tiến trình bài giảng :

 1. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 37, Bài 25: Hiđrôcacbon no Ankan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày dạy Lớp Sĩ số /12/2010 11A 19/12/2010 /12/2010 11B /12/2010 11D Chương V: HIĐRÔCACBON NO Tiết 37 Bài 25 : AN KAN I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: Biết được : - Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng. - Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp. - Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan). 2. Về kĩ năng : - Quan sát mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử - Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh. - Lớp 11B Viết đồng phân C6H14 và gọi tên đồng phân theo danh pháp thay thế 3.Về thái độ: - Lòng say mê học tập, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống . - Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên.Nhận biết chất gây o nhiễm môi trường và sử lí chất thải . II. Chuẩn bị : 1.Chuẩn bị của GV: - Mô hình phân tử Butan, Bật lửa ga 2.Chuẩn bị của HS : Ôn lại lí thuyết về đồng đẳng đồng phân, loại phản ứng và cách viết. III. Tiến trình bài giảng : 1. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra 2. Nội dung bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Nghiên cứu phần đồng đẳng GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm đồng đẳng, Viết công thức PT của các chất tiếp theo trong dãy đồng đẳng của CH4 . Viết CTTQ của dãy đồng đẳng, điều kiện để tồn tại của n HS: Thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV GV: gợi ý HS thiết lập CTTQ theo định nghĩa dãy đồng đẳng: CH4 + kCH2 C1+kH4+2k Đặt 1+k = n k = n-1 4 +2k = 4 + 2(n-1) = 2n+ 2 CTTQ : CnH2n+2 HS: Quan sát mô hình phân tử Butan Viết CTPT, CTCT và CT e rút ra kết luận về cấu tạo của Butan. Hoạt động 3: Nghiên cứu phần đồng phân GV: yêu cầu HS - Viết CTCT các chất có CTPT: CH4, C2H6, C3H8 , C4H10, C5H12 - Nhận xét kết quả tìm được. HS: thảo luận viết CTCT nhận xét Hoạt động 4: Cách gọi tên các ankan HS: xem thông tin bảng 5.1 rút ra nhận xét. GV: Cho ví dụ một số CTCT và gọi tên từ đó hướng dẫn HS gọi tên ankan theo danh pháp hệ thống . CH3- CH – CH3 | CH3 2- metyl propan ( iso butan) CH3- CH – CH – CH3 | | CH3 CH2- CH3 2,3- đi metyl pentan HS: Rút ra quy luật gọi tên ankan theo danh pháp thay thế. Cách xác định bậc cacbon Gọi tên 10 chất đầu dãy đồng đẳng Hoạt động 5: Nghiên cứu phần tính chất vật lí GV: gợi ý: Trong thực tế - ở nhà các em thường dùng gas, dầu, xăng, nến ... để đun nấu, thắp sáng, đó chính là hỗn hợp các ankan. Vậy các ankan tồn tại ở trạng thái nào - Qua bảng 5.1 em có nhận xét gì về quan hệ giữa nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi. - Sự cố tràn dầu ở biển cho thấy dầu có tan trong nước không? nặng hay nhẹ hơn nước HS: nghiên cứu bảng 5.1 và SGK nhận xét quy luật biến đổi tính chất sau của ankan: - Trạng thái, Nhiệt độ sôi, Nhiệt độ nóng chảy. Khối lượng riêng .Tính tan I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp 1. Đồng đẳng: Dãy đồng đẳng: CH4 C2H6 C3H8 C4H10, .......... CnH2n+2 (n 1, n) Trong phân tử Mêtan: Nguyên tử C tạo được 4 liên kết đơn hướng từ nguyên tử C ra đỉnh của một tứ diện đều. Các nguyên tử C không cùng nằm trên một đường thẳng. 2. Đồng phân: Trong dãy đồng dẳng của ankan: - Ba chất đầu tiên của dãy đồng đẳng, mỗi chất chỉ có một CTCT - Bắt đầu từ C 4 trở đi xuất hiện đồng phân về mạch cacbon. 3. Danh pháp: Các ankan đều có tận cùng là an Tên gốc ankyl: Tên ankan tương ứng bằng cách đổi an yl Các anlan mạch nhánh được gọi theo phương pháp thay thế: - Chọn mạch cac bon dài nhất và có nhiều nhánh nhất làm mạch chính . - Đánh số thứ tự các nguyên tử cac bon mạch chính từ phía gần nhánh hơn. - Gọi tên mạch nhánh (tên gốc ankylt) theo thứ tự vần chữ cái cùng với số chỉ vị trí của nó, tiếp theo là tên ankan tương ứng với mạch chính. - Bậc nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử cacbon khác liên kết trực tiếp với nguyên tử cácbon đó . II. Tính chất vật lí: * Trạng thái : - Từ C1 C4 là chất khí - Từ C5 C17 là chất lỏng - Từ C18 trở lên là chất rắn * Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của ankan tăng theo chiều tăng của phân tử khối. * Tất cả các ankan đều nhẹ hơn nước và hầu như không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. 3. Củng cố - Luyện tập : GV: cho HS luyện tập cách gọi tên theo danh pháp thay thế của ankan mạch nhánh Tên số đếm và tên mạch cacbon chính: Số đếm Tên mạch cacbon chính 1 mono C met 2 đi C-C et không xuất phát từ số đếm 3 tri C-C-C prop 4 tetra C-C-C-C but 5 penta pent 6 hexa hex 7 hepta hept xuất phát từ số đếm 8 octa oct 9 nona non 10 đeca đec Viết đồng phân C6H14 và gọi tên theo danh pháp thay thế -Chỉ có đồng phân cấu tạo - Đồng phân mạch cacbon CH3 – CH2 – CH2-CH2-CH2-CH3 Hexan CH3 – CH – CH2-CH2-CH3 2-metyl pentan CH3 CH3 – CH2 – CH-CH2-CH3 3-metyl pentan CH3 CH3 – CH – CH - CH3 2,3- đimetyl butan CH3 CH3 CH3 CH3 – C – CH2 – CH3 2,2- đimetylbutan CH3 4.Hướng dẫn HS tự học ở nhà: làm bài tập 2 SGK . - Ôn lại phần các phản ứng hữu cơ. - Các phản ứng của metan đã học ở lớp 9 Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH) .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_37_bai_25_hidrocacbon_no_ankan.doc