Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 4, Bài 2: Axit. Bazơ. Muối - Nguyễn Hải Long

I. Mục tiêu

1.Kiến thức

Biết được :

 Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut.

 Axit một nấc, axit nhiều nấc.

2. Kĩ năng

 Phân tích một số thí dụ về axit, bazơ, rút ra định nghĩa.

 Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, theo định nghĩa.

 Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính cụ thể.

 Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.

3. Thái độ

 Có được hiểu biết khoa học đúng về dung dịch axit, bazơ, muối.

4. Trọng tâm

 Viết được phương trình điện li của axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính theo A-re-ni-ut

II. Chuẩn bị.

HS chuẩn bị bài trước.

III. Phương pháp: Chứng minh và diễn giải.

IV. Tổ chức hoạt động:

1. Ổn định lớp:

2. Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 05/07/2022 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 4, Bài 2: Axit. Bazơ. Muối - Nguyễn Hải Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4 - Bài 2: AXIT – BAZƠ – MUỐI I. Mục tiêu 1.Kiến thức Biết được : - Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut. - Axit một nấc, axit nhiều nấc. 2. Kĩ năng - Phân tích một số thí dụ về axit, bazơ, rút ra định nghĩa. - Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, theo định nghĩa. - Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính cụ thể. - Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh. 3. Thái độ Có được hiểu biết khoa học đúng về dung dịch axit, bazơ, muối. 4. Trọng tâm - Viết được phương trình điện li của axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính theo A-re-ni-ut II. Chuẩn bị. HS chuẩn bị bài trước. III. Phương pháp: Chứng minh và diễn giải. IV. Tổ chức hoạt động: 1. Ổn định lớp: 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Hãy viết phương trình điện li của HCl, HBr, HNO3, từ đó nêu nhận xét chung về phương trình điện li của các axit? Các dung dịch axit có tính chất hóa học chung gì? cho ví dụ? HCl à H+ + Cl-. HBr à H+ + Br-. HNO3 à H+ + NO3-. * Các axit trong nước phân li cho ra cation H+ và anion gốc axit. * Tính chất hóa học chung của axit là : làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối. Ví dụ: HCl + NaOH à NaCl + H2O. 2HCl + CaO à CaCl2 + H2O. 2HCl + Na2CO3 à ... I. Axit : (Theo A-re-ni-ut) 1. Định nghĩa: * Axit là chất khi tan trong nước phân li cho ra cation H+. Ví dụ: HCl à H+ + Cl-. CH3COOH H+ + CH3COO-. * Vậy các dung dịch axit đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của cation H+ trong dd. Hoạt động 2: Các axit HCl, HNO3, HBr trong các phương trình điện li trên phân li mấy nấc cho ra H+ ? Các axit H3PO4, H2S sẽ phân li như thế nào? Viết phương trình điện li? * Phân li một nấc cho ra ion H+. * Phân li nhiều nấc cho ra H+. H3PO4 H+ + H2PO4-. H2PO4- H+ + HPO42-. HPO42- H+ + PO43-. 2. Axit nhiều nấc * Các axit HCl, HNO3, HBr, CH3COOH... trong nước chỉ phân li một nấc ra ion H+ đó là các axit một nấc. * Các axit H2SO4, H2SO3, H3PO4,... khi tan trong nước phân li theo nhiều nấc ra ion H+ đó là các axit nhiều nấc. Ví dụ: H3PO4 H+ + H2PO4-. H2PO4- H+ + HPO42-. HPO42- H+ + PO43-. H3PO4 trong nước phân li ba nấc ra ion H+ , đây là axit 3 nấc. Hoạt động 3: Hãy viết phương trình điện li của NaOH, KOH, Ca(OH)2 từ đó nêu nhận xét chung về phương trình điện li của các bazơ? Các dung dịch bazơ có tính chất hóa học chung gì? cho ví dụ? NaOH à Na+ + OH-. KOH à K+ + OH-. Ca(OH)2 à Ca2+ + 2OH-. * Các bazơ trong nước phân li cho ra cation kim loại và anion OH-. * Tính chất hóa học chung của bazơ là : làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với axit, oxit axit, muối. Ví dụ: HCl + NaOH à NaCl + H2O. CO2 + NaOH à NaHCO3 CuCl2 + 2NaOH à ... II.Bazơ: (theo A-rê-ni-ut) * Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-. Ví dụ: NaOH à Na+ + OH-. Ca(OH)2 Ca2+ + 2OH-. * Vậy các dung dịch bazơ đều có một số tính chất chung , đó là tính chất của các anion OH- trong dd. Hoạt động 4: GV giải thích cho HS hiểu và yêu cầu HS phát biểu. * Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ. III. Hidroxit lưỡng tính: * Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ. Phân li theo kiểu bazơ: Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH-. Phân li theo kiểu axit: Zn(OH)2 2H+ + ZnO22-. (H2ZnO2) * Các hidroxit lưỡng tính thường gặp là: Zn(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2, Al(OH)3. * Các hidroxit lưỡng tính đều ít tan trong nước và lực axit, lực bazơ đều yếu. 3. Củng cố và dặn dò: viết phương trình điện li của H2SO3, H2S, H2CO3, Pb(OH)2, và Cu(OH)2.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_4_bai_2_axit_bazo_muoi_nguyen_ha.doc