I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được : Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. ứng dụng của ankan.
Hiểu được :
Tính chất hoá học của ankan : Tương đối trơ ở nhiệt độ thường nhưng dưới tác dụng của ánh sáng, xúc tác và nhiệt, ankan có tham gia :
+ Phản ứng thế (cơ chế phản ứng halogen hoá ankan).
+ Phản ứng tách hiđro, crăckinh.
+ Phản ứng oxi hoá (cháy, oxi hoá không hoàn toàn tạo thành dẫn xuất chứa oxi).
2. Kĩ năng
Viết các phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học của ankan.
Giải được bài tập : Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của một số ankan ; Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp và tính nhiệt lượng của phản ứng cháy ; Một số bài tập khác có nội dung liên quan.
3. Trọng tâm:
Tính chất hoá học của ankan
Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm
II. Chuẩn bị: Hs thuộc bài, chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, diễn giải.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 40, Bài 25: Ankan (Tiếp theo) - Nguyễn Hải Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40 – Bài 25: ANKAN (tt)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được : Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. ứng dụng của ankan.
Hiểu được :
Tính chất hoá học của ankan : Tương đối trơ ở nhiệt độ thường nhưng dưới tác dụng của ánh sáng, xúc tác và nhiệt, ankan có tham gia :
+ Phản ứng thế (cơ chế phản ứng halogen hoá ankan).
+ Phản ứng tách hiđro, crăckinh.
+ Phản ứng oxi hoá (cháy, oxi hoá không hoàn toàn tạo thành dẫn xuất chứa oxi).
2. Kĩ năng
- Viết các phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học của ankan.
- Giải được bài tập : Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của một số ankan ; Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp và tính nhiệt lượng của phản ứng cháy ; Một số bài tập khác có nội dung liên quan.
3. Trọng tâm:
- Tính chất hoá học của ankan
- Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm
II. Chuẩn bị: Hs thuộc bài, chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, diễn giải.
IV. Tổ chức hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ :
- Viết CTTQ của dãy đồng đẳng ankan?
- Viết CTCT các đồng phân của C5H12 và gọi tên của chúng ?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Giới thiệu định nghĩa về phản ứng thế ?
Hãy gọi tên các sản phẩm của phản ứng thế đã viết trên ?
Từ ví dụ của giáo viên hãy viết phản ứng thế Br2 vào phân tử etan và propan ?
Là phản ứng trong đó một hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử bị thay thế bởi một hoặc nhóm nguyên tử khác.
Học sinh đọc và giáo viên bổ sung thêm.
Học sinh viết và đưa ra kết luận về sản phẩm tạo ra sau phản ứng .
III. Tính chất hóa học:
1. Phản ứng thế với halogen: (Cl2, Br2, askt)
Vd :
CH4 + Cl2 -askt-> CH3Cl + HCl.
(clometan
hay metyl clorua)
CH3Cl + Cl2 -askt-> CH2Cl2 + HCl.
(diclometan
hay metylen clorua)
CH2Cl2 + Cl2 -askt-> CHCl3 + HCl.
(triclometan
hay clorofom)
CHCl3 + Cl2 -askt-> CCl4 + HCl.
(tetraclometan
hay cacbontetraclorrua)
* Các đồng đẳng khác của metan cũng tham gia phản ứng thế tương tự.
* Nguyên tử H của cacbon bậc cao hơn dễ bị thế hơn nguyên tử H của cacbon bậc thấp.
* Các phản ứng trên gọi là phản ứng halogen hóa, sản phẩm gọi là dẫn xuất halogen của hidrocacbon.
Hoạt động 2 : Giới thiệu p/ư tách
Hs lắng nghe và phát biểu
2. Phản ứng tách
* Tách H2:
Vd :
CH3-CH3 -500độ C, xt-> CH2=CH2 + H2.
* Các ankan mạch C trên 3C ngoài tách H2 còn có thể bị bẻ gãy mạch C:
Vd :
CH4+CH2=CH2 CH3-CH2-CH3-t0,xt-
CH3-CH=CH2+H2
Hoạt động 3 : Viết phản ứng cháy tổng quát của dãy đồng đẳng ankan ? Nêu ứng dụng của phản ứng này
CnH2n+2 + [(3n+1)/2] O2
--t0->nCO2 + (n+1)H2O + Q
Được ứng dụng làm nhiên liệu.
3. Phản ứng oxi hóa:
* OXH hoàn toàn (cháy) :
CnH2n+2 + [(3n+1)/2] O2 --t0-> nCO2 +
(n+1)H2O + Q
Hoạt động 4 : Viết phản ứng điều chế metan bằng phản ứng của muối natri với vôi tôi xút ?
CH3COONa + NaOH -CaO, t0-> CH4 + Na2CO3.
IV. Điều chế:
1. Trong phòng thí nghiệm
CnH2n+1COONa + NaOH -CaO, t0->
CnH2n+2 + Na2CO3.
Vd: điều chế metan.
2. Trong công nghiệp
* Chưng cất phân đoạn dầu mỏ.
* Thu từ khí thiên nhiên và khí dầu mỏ.
Hoạt động 5 : Nêu một vài ứng dụng của ankan trong đời sống mà em biết ?
Học sinh nêu, giáo viên bổ sung thêm .
V. Ứng dụng
- Làm nhiên liệu.
- Làm nguyên liệu để tổng hợp nên các hợp chất khác dùng cho các nghành công nghiệp.
3.Củng cố và dặn dò:
- Làm bài tập 3/115 SGK tại lớp.
- Làm bài tập 4,5,6,7/116 SGK , học và đọc bài mới cho tiết sau.
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_40_bai_25_ankan_tiep_theo_nguyen.doc