Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 42, Bài 27: Luyện tập Ankan - Nguyễn Hải Long

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Biết được :

 Định nghĩa hiđrocacbon no, ankan và xicloankan.

 Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí chung.

 Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. ứng dụng của ankan.

Hiểu được :

 Đặc điểm cấu trúc phân tử (sự hình thành liên kết, cấu trúc không gian của ankan).

 Tính chất hoá học của ankan : Tương đối trơ ở nhiệt độ thường nhưng dưới tác dụng của ánh sáng, xúc tác và nhiệt, ankan có tham gia :

+ Phản ứng thế (cơ chế phản ứng halogen hoá ankan).

+ Phản ứng tách hiđro, crăckinh.

+ Phản ứng oxi hoá (cháy, oxi hoá không hoàn toàn tạo thành dẫn xuất chứa oxi).

2. Kĩ năng

 Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan.

 Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.

 Viết các phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học của ankan.

 Giải được bài tập : Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của một số ankan ; Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp và tính nhiệt lượng của phản ứng cháy ; Một số bài tập khác có nội dung liên quan.

3. Trọng tâm:

 Đặc điểm cấu trúc phân tử của ankan, đồng phân của ankan và tên gọi tương ứng.

 Tính chất hoá học của ankan

 Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 05/07/2022 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 42, Bài 27: Luyện tập Ankan - Nguyễn Hải Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42 – Bài 27: LUYỆN TẬP AN KAN I. Mục tiêu 1. Kiến thức Biết được : - Định nghĩa hiđrocacbon no, ankan và xicloankan. - Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí chung. - Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. ứng dụng của ankan. Hiểu được : - Đặc điểm cấu trúc phân tử (sự hình thành liên kết, cấu trúc không gian của ankan). - Tính chất hoá học của ankan : Tương đối trơ ở nhiệt độ thường nhưng dưới tác dụng của ánh sáng, xúc tác và nhiệt, ankan có tham gia : + Phản ứng thế (cơ chế phản ứng halogen hoá ankan). + Phản ứng tách hiđro, crăckinh. + Phản ứng oxi hoá (cháy, oxi hoá không hoàn toàn tạo thành dẫn xuất chứa oxi). 2. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan. - Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh. - Viết các phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học của ankan. - Giải được bài tập : Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của một số ankan ; Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp và tính nhiệt lượng của phản ứng cháy ; Một số bài tập khác có nội dung liên quan. 3. Trọng tâm: - Đặc điểm cấu trúc phân tử của ankan, đồng phân của ankan và tên gọi tương ứng. - Tính chất hoá học của ankan - Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm II. Chuẩn bị: Hs chuẩn bị bài trước ở nhà. III. Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, diễn giải. IV. Tổ chức hoạt động: 1. Bài mới: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG Hoạt động 1 : Gv ôn lại kiến thức trọng tâm bài Ankan Hs lắng nghe và phát biểu ý kiến. I. Các kiến thức cần nắm vững: 1. Các phản ứng chính của hidrocacbon no: Thế và tách. 2. Ankan là hidrocacbon no mạch hở, CTTQ: CnH2n + 2 với n ≥ 1. 3. Ankan từ C4H10 trở đi có đồng phân mạch cacbon. 4. Tính chất hh đặc trưng của ankan là p/ư thế. 5. Các ankan là thành phần chính trong các loại nhiên liệu và là nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp hóa học. Hoạt động 2 : Gv gọi học sinh lên bảng sủa các bt trong sgk trang 123. 1. Viết CTCT của các ankan sau: 1. penten-2. 2. 2-metylbutan. 3. isobutan. 4. neopentan. Các chất trên còn có tên gọi là gì ? 2. Ankan Y mạch cacbon không phân nhánh có CTDGN là C2H5 . a. Tìm CTPT, CTCT và gọi tên Y. b. Viết phản ứng của Y với Cl2 (askt) theo tỷ lệ mol 1:1, nêu sản phẩm chính. 3. Đốt cháy hết 3,36 lít hh gồm metan và etan được 4,48 lít CO2. Thể tích đo ở đktc. Tính %(V) của các khí bđầu. 4. Đốt cháy hoàn toàn 4,2 gam một hidrocacbon no X , sau phản ứng ta thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Xác định CTPT , CTCT và gọi tên X ? 1. CH3-CH2-CH2-CH2-CH3. 2. CH3-CH(CH3)-CH2-CH3. Còn có tên gọi là isopentan. 3. CH3-CH(CH3)-CH3. Còn có tên gọi là 2-metylpropan. 4. CH3-C(CH3)2-CH3. Còn có tên gọi là 2,2-dimetylpropan. Học sinh giải, giáo viên kiểm tra lại. Gọi V1(l) và V2(l) lần lượt là thể tích của C2H6 và CH4 V1 + V2 = 3,36 (1). Theo phản ứng cháy ta có: 2V1 + V2 = 4,48 (2). Giải (1) và (2) ta được : %(V)C2H4 = 1,12/3,36 = 33,3%. %(V)CH4 = 66,7%. * nCO2 = 0,3 mol. nH2O = 0,3 mol. * Số mol CO2 và H2O bằng nhau, nên X là xicloankan, CTTQ CnH2n. * Theo pư cháy ta có: 14n.n/0,3 = 4,2 → n = 3. Vậy CTPT X là C3H6. CTCT : CH3 - CH3 CH3 II. Bài tập luyện tập: Bài tập 1 1. CH3-CH2-CH2-CH2-CH3. 2. CH3-CH(CH3)-CH2-CH3. Còn có tên gọi là isopentan. 3. CH3-CH(CH3)-CH3. Còn có tên gọi là 2-metylpropan. 4. CH3-C(CH3)2-CH3. Còn có tên gọi là 2,2-dimetylpropan. Bài tập 2 * CTPT của Y: (C2H5)m. * Trong 1 ankan thì số nguyên tử H = 2lân số nguyên tử H cộng 2, nên ta có 5n = 2n + 2→ n = 2 Vậy CTPT Y là C4H10. Bài tập 3 Gọi V1(l) và V2(l) lần lượt là thể tích của C2H6 và CH4 ban đầu, ta có: V1 + V2 = 3,36 (1). Theo phản ứng cháy ta có: 2V1 + V2 = 4,48 (2). Giải (1) và (2) ta được : V1 = 1,12 lít và V2 = 2,24 lít. %(V)C2H4 = 1,12/3,36 = 33,3%. %(V)CH4 = 66,7%. Bài tập 4 * nCO2 = 0,3 mol. nH2O = 0,3 mol. * Số mol CO2 và H2O bằng nhau, nên X là xicloankan, CTTQ CnH2n. * Pư cháy : CnH2n + 3n/2 O2 -t0-> nCO2 + nH2O. * Theo pư cháy ta có: 14n.n/0,3 = 4,2 → n = 3. Vậy CTPT X là C3H6. CTCT : CH3 - CH3 Xiclo propan. CH3 2.Củng cố và dặn dò: Về học bài, xem bài trước để chuẩn bị bài cho tiết sau.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_42_bai_27_luyen_tap_ankan_nguyen.doc