Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 43, Bài 30: Ankađien

I. Mục tiêu bài học – Tư liệu soạn giảng, chuẩn bị của thầy và trò.

1. Mục tiêu bài học

 a. Về kiến thức :

Biết được:

- Định nghĩa, CTC, CT của ankađien

- Đặc điểm cấu tạo, tính chất hoá học của ankađien liên hợp

- Phương pháp điều chế và ứng dụng của butađien và isopren.

b. Về kĩ năng :

- Viết phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp của butađien và isopren.

- Viết được CTCT của một số ankađien cụ thể

- Làm được các bài tập tính toán.

c. Thái độ

Hs có thái độ học tập nghiêm túc, say mê.

2. Tư liệu soạn giảng

SGK, SGV , chuẩn kiến thức hoá 11

3. Chuẩn bị của thầy và trò

- Mô hình phân tử but - 1,3 – đien(nếu có)

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 43, Bài 30: Ankađien, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/1/2012 Tiết 43 bài 30 ANKAĐIEN I. Mục tiêu bài học – Tư liệu soạn giảng, chuẩn bị của thầy và trò. 1. Mục tiêu bài học a. Về kiến thức : Biết được: - Định nghĩa, CTC, CT của ankađien - Đặc điểm cấu tạo, tính chất hoá học của ankađien liên hợp - Phương pháp điều chế và ứng dụng của butađien và isopren. b. Về kĩ năng : - Viết phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp của butađien và isopren. - Viết được CTCT của một số ankađien cụ thể - Làm được các bài tập tính toán. c. Thái độ Hs có thái độ học tập nghiêm túc, say mê. 2. Tư liệu soạn giảng SGK, SGV , chuẩn kiến thức hoá 11 3. Chuẩn bị của thầy và trò - Mô hình phân tử but - 1,3 – đien(nếu có) II. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định lớp:Kiểm tra sĩ số: Ngày giảng Tiết Lớp Sĩ số Học sinh vắng 9/1/2012 43 11A 9/1/2012 43 11B 9/1/2012 43 11C 2. Kiểm tra bài cũ: Bài 6/132 SGK 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Gv yêu cầu hs đọc SGK đưa ra khái niệm ankađien, công thức chung của ankađien, lấy VD. Gv lấy vd một số ankađien, yêu cầu hs đưa ra các gọi tên của ankađien VD: CH2 = CH – CH = CH2 Buta-1,3-đien CH2=C(CH3) – CH=CH2 2-metylbuta-1,3-đien Gv lấy thêm ví dụ từ tên gọi yêu cầu hs viết đc CTCT của ankađien Gv hướng dẫn hs cách viết các đồng phân của ankadien, có đồng phân về vị trí tương đối giữa 2 liên kết đôi và đồng phân mạch C Hoạt động 2. Phân loại Gv yêu cầu hs đọc SGK và nêu đc cách phân loại ankandien dựa vào vị trí của liên kết đôi yêu cầu hs lấy được vd minh họa Hoạt động 3. Tính chất hóa học Yêu cầu hs so sánh đặc điểm cấu tạo của anken và ankadien, dự đoán các tính chất hóa học của ankadien Nhận xét về khả năng phản ứng của ankadien Gv nêu vấn đề: tùy theo tỷ lệ về số mol, đk phản ứng mà phản ứng cộng của ankadien liên hợp có thể xảy ra ở các vị trí khác nhau: - Tỷ lệ 1:1 phản ứng cộng theo kiểu 1, 2 (cộng vào C ở vị trí số 1 và số 2) Phản ứng trùng hợp Gv yêu cầu hs nhắc lại khái niệm phản ứng trùng hợp, điều kiện để có phản ứng trùng hợp gv hướng dẫn hs viết PTHH chú ý để có được sản phẩm bền thì hướng trùng hợp chủ yếu là 1,4 Phản ứng oxi hóa gv yêu cầu hs viết pthh minh họa và viết pthh dạng tổng quát phản ứng oxi hóa không hoàn toàn: gv giới thiệu ankadien cũng làm mất màu dung dich thuốc tím tương tự như anken, phản ứng dùng để phân biết ankadien và ankan. Hoạt động 4. Điều chế hs nghiên cứu SGK và viết pthh điều chế buta-1,3- đien và isopren hs nghiên cứu SGK và cho biết các ứng dụng của buta-1,3- đien và isopren I. Định nghĩa và Phân loại 1. Định nghĩa a. Định nghĩa Ankađien là hiđrocacbon mạch hở có 2 liên kết đôi C=C trong phân tử. VD: CH = C=CH2, CH3 – CH = C = CH2 Công thức tổng quát: CnH2n-2 (n ≥ 3) b. Tên gọi - Tên thay thế + ankađien mạch thẳng tên mạch chính+a-vị trí liên kết đôi-đien + Ankađien mạch nhánh vị trí nhánh-tên nhánh+tên mạch chính+a-vị trí liên kết đôi-đien - tên thường một số ankađien có tên thông thường Vd: CH = C=CH2 anlen, CH2=C(CH3) – CH=CH2 isopren c. Đồng phân Từ C4H6 trở lên có đồng phân về vị trí liên kết đôi, từ C5H8 trở đi có thêm đồng phân mạch C 2. Phân loại Dựa vào vị trí: - Ankađien có hai liên kết đôi cạnh nhau - Ankađien có hai liên kết đôi cách nhau một liên kết đơn(ankađien liên hợp) - Ankađien có hai liên kết đôi cách nhau từ hai liên kết đơn trở lên II. Tính chất hoá học 1. Phản ứng cộng a. Cộng hiđro CH2=CH-CH=CH2 + 2H2 CH3 – CH2 – CH2 – CH3 Vd: CH2 =C -CH =CH2 ï CH3 2-metyl butadien 1,3 b. Cộng brom + Cộng 1,2: CH2 =CH -CH =CH2 + Br2 ® Br-CH2 -CH(Br)-CH = CH2 + Cộng 1,4 CH2 =CH -CH =CH2 + Br2 ® Br-CH2 -CH = CH- CH2-Br c. Cộng halogenua + Cộng 1,2: CH2 = CH-CH =CH2 + HCl ® CH2 = CH -CHCl-CH3 Cộng 1,4: CH2 = CH-CH =CH2 + HCl ® CH3- CH = CH-CH2Cl 2. Phản ứng trùng hợp n CH2=CH –CH =CH2 butadien -(CH2 –CH = CH- CH2-)n Polibutadien ® cao su buna 3. Phản ứng oxi hoá a.Phản ứng oxi hoá hoàn toàn C4H6 + 11O2 8CO2 + 6H2O b. Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn buta-1,3-đien và isopren cũng làm mất màu dung dịch KMnO4 tương tự anken III. Điều chế 1. Điều chế buta-1,3-đien từ butan hoặc butilen bằng cách hiđro hoá CH3 – CH2 – CH2 – CH3 CH2=CH-CH=CH2 + 2H2 2. Điều chế isopren bằng cách tách hiđro từ isopentan. IV. Ứng dụng(SGK) 4. Củng cố Gv nhắc lại nội dung trọng tâm của bài: CTC, tên gọi,phân loại và tính chất hóa học 5. dặn dò: Làm bài tập 2, 3, 4 trang 135 Sgk. III/ Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_43_bai_30_ankadien.doc