I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được :
Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu trúc phân tử, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí của ankin.
Phương pháp điều chế và ứng dụng axetilen trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
Hiểu được :
Tính chất hoá học tương tự anken : Phản ứng cộng H2, Br2, HX, phản ứng oxi hoá.
Tính chất hoá học khác anken : Phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank1in ;
2. Kĩ năng
Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu trúc và tính chất.
Viết được công thức cấu tạo của một số ankin cụ thể.
Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận.
Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của axetilen.
Biết cách phân biệt ank1in với anken, ank1in với ankađien bằng phương pháp
hoá học.
Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm thể tích khí trong hỗn hợp chất phản ứng ; Một số bài tập khác có nội dung liên quan.
3. Trọng tâm:
Đặc điểm cấu trúc phân tử, đồng phân, danh pháp của ankin.
Tính chất hoá học của ankin
Phương pháp điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
4. Tình cảm, thái độ
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
- Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 05/07/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 48, Bài 32: Ankin - Nguyễn Hải Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 48 – Bài 32: ANKIN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được :
- Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu trúc phân tử, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí của ankin.
- Phương pháp điều chế và ứng dụng axetilen trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
Hiểu được :
- Tính chất hoá học tương tự anken : Phản ứng cộng H2, Br2, HX, phản ứng oxi hoá.
- Tính chất hoá học khác anken : Phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank-1-in ;
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu trúc và tính chất.
- Viết được công thức cấu tạo của một số ankin cụ thể.
- Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận.
- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của axetilen.
- Biết cách phân biệt ank-1-in với anken, ank-1-in với ankađien bằng phương pháp
hoá học.
- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm thể tích khí trong hỗn hợp chất phản ứng ; Một số bài tập khác có nội dung liên quan.
3. Trọng tâm:
- Đặc điểm cấu trúc phân tử, đồng phân, danh pháp của ankin.
- Tính chất hoá học của ankin
- Phương pháp điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
4. Tình cảm, thái độ
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
- Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
II. Chuẩn bị: Giáo án và hệ thống các bài tập.
III. Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, diễn giải.
IV. Tổ chức hoạt động:
1. Trả bài cũ: Kiểm tra bài cũ xen kẽ quá trình học bài mới.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1
1. Từ định nghĩa hãy viết một vài công thức của các chất trong dãy đồng đẳng ankin ?
2. Hãy viết các đồng phân của phân tử C4H6 ?
Học sinh viết, giáo viên kiểm tra lại.
Học sinh viết, giáo viên kiểm tra lại.
I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp
1. Dãy đồng đẳng ankin
* Ankin là các hidrocacbon mạch hở, trong phân tử có 1 liên kết ba.
* Ví dụ :
CH≡CH, CH3-C≡CH... C5H8...
* CT chung : CnH2n - 2 với n ≥ 2.
2. Đồng phân
* Bắt đầu từ C4H6 trở đi có đồng phân vị trí nhóm chức và đồng phân mạch cacbon. (tương tự anken)
* Ví dụ:...
Hoạt động 2: Gọi tên thông thường và tên thay thế của các đồng phân đã viết ở trên ?
Học sinh nêu, giáo viên kiểm tra lại.
3. Danh pháp
a. Tên thông thường
Vd: HC = CH : axetilen.
HC = C - CH2-CH3 : etylaxetilen
...
* Tên gốc ankyl liên kết với C liên kết ba + axetilen.
b. Tên thay thế
Đọc tương tự tên anken, thay chức en bằng in, đánh số phía gần liên kết ba.
Hoạt động 3: Tham khảo SGK, nêu các tính chất vật lí của ankin ?
Học sinh nêu.
II. Tính chất vật lí (SGK)
Hoạt động 4: Nhắc lại các phản ứng xảy ra đối với anken và suy ra cho ankin ?
Viết các phản ứng xảy ra khi cho axetilen phản ứng với H2 (Ni, t0), Br2 (1:1 và 1:2), HCl (1:1 và 1:2) và gọi tên các sản phẩm ?
Hãy nhắc lại quy tắc cộng Maccopnhicop?
Gv giới thiệu p/ư đime hóa và trime hóa
Các ankin có 1 liên kết ba nên giống anken ở các phản ứng như cộng, trùng hợp, oxi hóa, tuy nhiên phản ứng xảy ra với tỷ lệ khác nhau, sản phẩm sẽ nhiều hơn.
* + 2H2 -Ni,t0-> etan.
* + Br2 à 1,2-dibrometen.
* +2Br2 à
1,2,3,4-tetrabrometan.
* + HCl à
cloeten hay vinyl clorua.
* + 2HCl à 1,1-dicloetan.
Học sinh nhắc và cả lớp bổ sung.
Hs lắng nghe và phát biểu
III.Tính chất hóa học
1. Phản ứng cộng: Tùy vào điều kiện , có thể cộng 1 hay 2 phân tử tác nhân .
a. Cộng H2: (Ni, t0) tạo anken sau đó tạo hợp chất no.
* Khi dùng Pd/PbCO3 hoặc Pd/BaSO4 làm xúc tác , phản ứng chỉ tạo anken.
b. Cộng halogen: (Cl2, Br2)
Phản ứng xảy ra theo 2 giai đoạn liên tiếp, tùy vào tỷ lệ phản ứng.
c. Cộng HX:(X là OH, Cl, Br. CH3COO...)
* Phản ứng xảy ra theo 2 giai đoạn liên tiếp.
* Khi có xt thích hợp , ankin tác dụng với HCl tạo dẫn xuất mono clo :
Vd : C2H2 + HCl -HgCl2,150-200độ C->
(vinyl clorua) C2H3Cl
* Phản ứng cộng HX tuân theo qui tắc cộng Maccopnhcop.
* Phản ứng cộng H2O chỉ xảy ra với tỷ lệ 1:1 tạo andehit hoặc xeton.
2. Phản ứng dime và trime hóa
* 2C2H2 -xt,t0-> C4H4
(vinyl axetilen)
* 3C2H2 -600độC, bộtC-> C6H6
Là một loại phản ứng cộng HX vào liên kết ba, với HX là H-C2H.
Hoạt động 5: Viết phản ứng thế xảy ra khi cho axetilen tác dụng với dd AgNO3 trong dd NH3 ?
CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 à
AgC≡CAg↓ + 2NH4NO3
3. Phản ứng thế bằng ion kim loại
* Nguyên tử H của C liên kết ba linh động cao hơn các nguyên tử khác, nên dễ bị thay thế bởi ion kim loại.
* Đây là phản ứng đặc trưng cho các ank-1-in.
Hoạt động 6: Viết phản ứng cháy tổng quát của dãy đồng đẳng này bà nêu nhận xét ?
* CnH2n-2 + (3n-1)/2O2 -t0->
nCO2 + (n-1)H2O.
Số mol CO2 sinh ra lớn hơn của nước.
4. Phản ứng oxi hóa
a. OXH hoàn toàn (cháy): tỏa nhiều nhiệt.
b. OXH không hoàn toàn: Tương tự anken và ankadien, các ankin cũng làm mất màu dd thuốc tím.
Hoạt động 7:
Gv giới thiệu đến Hs cách đ/c trong phòng TN và trong CN. Nêu ứng dụng ankin.
GDMT: Là nguyên liệu quan trọng của tổng hợp hữu cơ. Sản xuaatsPE, PVC, cao su,
Hs lắng nghe và phát biểu
IV. Điều chế
* PTN:
CaC2 + 2H2O --> C2H2 + Ca(OH)2.
* CN:
2CH4 -1500độ C-> C2H2 + 3H2.
IV. Ứng dụng
Làm nhiên liệu và nguyên liệu.
3. Củng cố và dặn dò: - Làm bài tập 2/145 SGK tại lớp.
- Làm bài tập 1,3,4,5,6/145 SGK , học và sọan bài mới cho tiết sau.
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_48_bai_32_ankin_nguyen_hai_long.doc