Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 55-61

I. Mục tiêu.

1.Kiến thức: HS biết khái niệm về phenol, cấu tạo và tính chất của phenol đơn giản nhât.

2.Kỹ năng: phân biệt với ancol thơm- Viết các phương trình hoá học vơiư Na, NaOH, dd Br2.

II. Chuẩn bị.

GV: Mô hình phân tử phenol- phenol rắn, dung dịch phenol bão hoà, dung dịch NaOH, Na, dung dịch Br¬2, etanol, Dụng cụ : ống nghiệm (8 cái), ống hút (5), đèn cồn, giá thí nghiệm, cặp ống nghiệm, thìa, panh.

III. Các hoạt động dạy học.

1. Ổn định tổ chức:

 2.Bài mới:

 

doc9 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 55-61, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 8 DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL. Tiết: 55. DẪN XUẤT HALOGEN CỦA HIĐROCACBON Soạn: 15/ 3/ 08 I. Mục tiêu. Kiến thức: HS biết: Khái niệm phân loại về dẫn xuất halogen của hiđrocacbon; tính chất hoá học đặc trưng và ứng dụng của một số dẫn xuất halogen. Kỹ năng: Viết công thức cấu tạo các đồng phân của dẫn xuất halogen cụ thể. Viết phương trình hoá học: phản ứng thuỷ phân và phản ứng tách của dẫn xuất halogen. II. Chuẩn bị. GV: Thí nghiệm thuỷ phân C2H5Br. HS: III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức: Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động: Hãy lấy ví dụ của hiđrocacbon no, không no, thơm với halogen? Căn cứ vào sản phẩm phản ứng HS nêu khái niệm dẫn xuất halogen? - Dẫn xuất halogen có thể điều chế bàng cách nào? - HS so sánh thành phần phân tử của hiđrocacbon và dẫn xuất halogen - GV viết công thưc của các halogen, gợi ý HS cách phân loại: CH3-CH2Br; CH2Br-CH2Br, C6H5Br; C6H5-CH2Br; CH2=CH-CH2-Br - HS láy ví dụ về bậc của dẫn xuất halogen? Hoạt động 2: HS đọc SGK nêu tính chất vật lí của dẫn xuất halogen? Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất của dẫn xuất halogen? - halogen có tính chất gì ? làm thí nghiệm thuỷ phân C2H5Br, chứng minh có phản ứng thuỷ phân bằng AgNO3? - HS nhận xét và viết phản ứng tổng quát? giải thích? - HS viết 2 phản ứng dưới dạng khác. Hoạt động4: Nêu ứng dụng cơ bản của dẫn xuất halogen? Củng cố bài tập 1,2, 3. Bài tập về nhà : 4, 5, 6 (177). Chuẩn bị bài ancol I. KHÁI NIỆM , PHÂN LOẠI 1. Khái niệm: Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử H của hiđrocacbon bằng nguyên tử halogen ta được dẫn xuất halogen. Có thể điều chế bằng nhiều cách khác nhau: + Thay thế nhóm OH trong ancol bằng halogen C2H5OH + HCl C2H5Cl + H2O. + Thế nguyên tử H trong ankan: CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl. + Cộng HX Hoặc X2 vào hiđrocacbon không no: CH2=CH2 + HBr CH3-CH2Br. CH2=CH2 + Br2 CH2Br- CH2Br. 2. Phân loại: *Nhiều cơ sở phân loại - bản chất halogen - Số lượng nguyên tử halogen. - đặc điểm gốc hiđrocacbon * Một số dẫn xuất halogen hay gặp: + Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon mạch hở: CH3Cl, CH2Br-CH2Br, CHBr2=CHBr2, .... + Dẫn xuất của hiđrocacbon không no, mạch hở: CH2=CHBr, CHBr=CHBr, .... + Dẫn xuất halogen cảu hi cảu hiđrocacbon thơm: C6H5Br; C6H5-(CH3) Br.... * Bậc củadẫn xuất halogen bằng bậc của nguyên tử C liên kết với halogen: bậc 1, 2, 3. II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ - Một số chất CH3Cl, CH3Br, C2H5Cl.... là chất khí. Các chất khác là chất lỏng, rắn. Đều không màu. - Không tan trong nước, dễ tan trong các dung môi hữu cơ. - Mốt số dẫn xuất halogen có đặc tính sinh học cao làm thuốc gây mê, thuốc trừ sâu... III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC. Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm –OH CH3-CH2-Br + 2NaOH dd CH3-CH2-OH + 2NaBr C6H5Br + 2KOH C6H5OH + 2KBr. R-CH2-X + 2NaOH R-CH2-OH + 2NaX. 2. phản ứng tách halogenua. Đun sôi hỗn hợp: +KOH CH2=CH2 + KBr + H2O Tiết: 56 - 57 ANCOL Soạn: 20/ 03/ 08 I. Mục tiêu. Kiến thức: HS biết: - Định nghĩa, phân loại , đồng phân, danh pháp, liên kết hđro của ancol. phương pháp điều chế ancol và ứng dụng của ancol etilic. HS hiểu: tính chất vật lí, tính chất hoá học của etanol Kỹ năng: Viết đúng công tức đồng phân ancol, đọc tên, viết công thức cấu tạo các đồng phân ancol. Vận dụng liên kết hiđro giải thích một số tính chất vật lí của ancol. Vận dụng tính chất hoá học để giải các bài tập có liên quan. Biết cách tiến hành thí nghiệm và hợp tác nhóm. rèn kỹ năng quan sát và giải thích hiện tượng thí nghiệm. II. Chuẩn bị. GV: Mô hình phân tử ancol, ống nghiệm, giá ống nghiệm, giá thí nghiệm, kẹp gỗ, phễu, đèn cồn, đế sứ. Na, C2H5OH, H2SO4 đặc, CH3COOH, dung dịch NaOH, dung dịch CuSO4, dây Cu, Glixerol. HS: Chuẩn bị trước bài ở nhà.- Chia HS làm 6 nhóm. III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức: Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: GV ghi các ví dụ về rượu lên bảng: CH3-CH2-OH, CH2=CH-CH2-OH, C6H5-CH2-OH. HS quan sát và nhận xét sự giớng và khác nhau ĐN - Nêu công thức tổng quát của ancol? - Có những loại ancol nào ? CnH2n +2 - 2a - x(OH)x điều kiện: 1≤ x ≤ n , a³0 - GV: cơ sở để phân loại ancol? - Nhóm –OH liên kết với C có liên kết đôi không bền. - Chú ý phân biệt với phenol C6H5-OH - Cho HS viết đồng phân của C4H9OH , xác định bậc rượu, gọi tên ? ancol bậc 1 butan-1-ol ancol bậc 2. 1-metylpentan-1-ol ancol bậc 3. 1,1-đimetyletanol - HS viết thêm các đồng phan ancol của C5H11OH và gọi tên ? - HS nghiên cứu bảng 8.1 SGK biết tên thông thường. Hoạt động2: Nêu tính chất vật lí của ancol- dựa vào bảng 8.2 SGK để nêu tính chất vật lí của ancol. - GV giải thích về sự tăng nhiệt độ sôi của ancol so với các hiđrocacbon cùng phân tử khối ? liên kết hiđro? - Khi n tăng độ tan giảm nhanh là vì các gốc hiđrocacbon kị nước. Hoạt động3: HS nêu đặc điểm của phân tử ancol? khả năng tách H và tách –OH. Hoạt động4: phản ứng thế nguyên tử H của nhóm –OH GV làm thí nghiệm của C2H5OH và C3H5(OH)3 với Na và Cu(OH)2 , HS quan sát và rút ra nhận xét? - Glixerol có thế thế 1, 2 hoặc 3 nguyên tử H của 3 nhóm –OH. Hoạt động 5: HS đọc SGK và so sánh phản ứng của NaOH với HBr vào ancol với HBr. Viết phương trình hoá học. - GV giải thích cơ chế của các phản ứng. Tương tự cho HS viết với glixerol Hoạt động 6: Nêu phương pháp điều chế etilen trong PTN phản ứng tách nước. - HS nêu nguyên tắc tách (cơ chế) - Giới thiệu qua qui tắc Zai-xép. - Giới thiệu thêm phản ứng tách H2O, H2 tạo ankađien ( với các lớp khá hơn). Hoạt động 7:phản ứng oxi hoá - Làm thí nghiệm đốt etanol - HS nhận xét ? Viết phương trình tổng quát CnH2n + 1OH + O2 nCO2 + (n+1)H2O. - GV làm thí nghiệm oxi hoá không hoàn toàn etanol? - Lưu ý thêm sản phẩm khi oxi hoá không hoàn toàn ancol bậc I, II, III. Hoạt động 9. ĐIỀU CHẾ ANCOL - HS nêu những phản ứng điều chế ancol và thức tế sản xuất ancol đã biết? - HS trả lời phương pháp nào điều chế được nhiều ancol hơn? - Tại địa phương có những nguyên liệu nào điều chế được ancol Củng cố: HS tóm tắt lại niội dung cơ bản Bài tập về nhà: 1 9 (186, 187) I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI 1. Định nghĩa: (SGK) Công thức tổng quát R(OH)n với n ³ 1. R là gốc hiđrocacbon ( -OH: hiđroxyl) 2. Phân loại: - Dựa vào số nhóm –OH chia thành ancol đơn chức, ancol đa chức. - Dựa vào gốc hiđrocacbon chia thành: ancol no (hở + vòng), ancol không no, ancol thơm .... + Ancol no đơn chức, mạch hở: CnH2n+1OH. n 1 Ví dụ: CH3-OH. C2H5-OH, C3H7-OH...... + Ancol không no, đơn chức mạch hở: CH2 =CH-CH2-OH CH2=CH-CH2-CH2-OH.... + Ancol thơm, đơn chức: C6H5-CH2-OH (ancol benzylic) + Ancol vòng no, đơn chức: C6H11-OH xiclohexanol + Ancol đa chức HOCH2-CH2OH etylen glicol, HOCH2-CHOH-CH2OH glixerol.... - Nhóm -OH có thể đính vào nguyên tử C bậc 1, bậc 2, bậc 3 tạo thành các ancol tương ứng bậc 1, bậc 2, bậc 3. II. ĐỒNG PHÂN – DANH PHÁP 1.Đồng phân: Hiện tượng đồng phân là do: + Mạch C khác nhau. + Vị trí của các nhóm -OH khác nhau. + Ngoài ra ancol đơn chức còn đồng phân là ete oxit R-O- R'. 2. Danh pháp: a. Tên thông thường: Tên ancol = Tên gốc hiđrocacbon no tương ứng + ic. Ví dụ: CH3 - CH2 - OH ancol etylic b) Tên thay thế: Tên hiđrocacbon tương ứng mạch chính + số chỉ vị trí nhóm OH + ol. III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ - Đối với ancol no, mạch hở, đơn chức CnH2n+1OH : Khi n = 1 ® 12 ; ancol là chất lỏng, n > 12 là chất rắn, nhiệt độ sôi của ancol cao hơn của hiđrocacbon no hay dẫn xuất halogen, ete có cùng phân tử khối vì trong ancol có liên kết hiđro giữa các phân tử ancol. - Tất cả các ancol đơn chức đều nhẹ hơn nước. - Ba chất đầu (metanol, etanol, propanol) tan vô hạn trong nước là do khi hoà tan ancol vào nước, giữa các phân tử ancol và các phân tử nước hình thành liên kết hiđro: Sau đó độ tan giảm nhanh khi n tăng. IV. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC 1. Phản ứng thế H của nhóm -OH a) Tính chất chung của ancol: tác dụng với KLK 2C2H5-OH + 2Na 2C2H5-ONa + H2. 2C3H5(OH)3 + 6Na 2C3H5(ONa)3 + 3H2. Các ancol đều có tính chất này, so với nước thì ancol phản ứng với KLK kém mãnh liệt hơn. b) Tính chất dặc trưng của glixerol: phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh. 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 [C3H5(OH)2O]2 Cu + 2H2O. đồng (II) glixerat (xanh) phản ứng để nhận ra các ancol đa chức có các nhóm –OH ở 2 cacbon cạnh nhau. 2. Phản ứng thế nhóm -OH a) phản ứng với axit vô cơ: Đun nóng hỗn hợp etanol và axit HBr C2H5-OH + H-Br C2H5-Br + HOH b) Phản ứng với ancol: Đun nóng etanol với H2SO4 đặc, lắc đều có mùi thơm của đietyl ete : C2H5-OH + H-OC2H5 C2H5-O-C2H5 + H2O đietyl ete. 3. Phản ứng tách nước: từ C2H5OH trở lên, đơn chức, mạch hở CH2=CH2 + H2O. Dùng điều chế C2H4 trong PTN Tổng quát: CnH2n + 1OH CnH2n + H2O. 4. phản ứng oxi hoá a) Phản ứng oxi hoá hoàn toàn: CO2, H2O. C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O toả nhiệt mạnh b) Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn + ancol bậc I tạo thành anđehit, ancol bậc II thành xeton, acol bậc III không phản ứng. V. ĐIỀU CHẾ. ( cho HS về nhà chuẩn bị) 1. Phương pháp tổng hợp : a) tổng hợp etanol - Thuỷ phân anken (anken hợp nước) C2H2 + H2O C2H5OH - Thuỷ phân dẫn xuất halogen trong môi trường kiềm CH3Cl + NaOH CH3OH + NaCl b) Tổng hợp glixerol: tử propilen CH2=CHCH3 CH2=CH-CH2Cl CH2Cl-CHOH-CH2Cl C3H5(OH)3. Ngoài ra còn thuỷ phân chất béo ( phản ứng xà phòng hoá) 2. Phương pháp sinh hóa: điều chế etanol: tù đường, tinh bột, xenlulozơ (C6H10O5)n C6H12O6 C2H5OH VI. ỨNG DỤNG (SGK) HS tự nghiên cứu Tiết:58 PHENOL Soạn: 31/3/08 I. Mục tiêu. 1.Kiến thức: HS biết khái niệm về phenol, cấu tạo và tính chất của phenol đơn giản nhât. 2.Kỹ năng: phân biệt với ancol thơm- Viết các phương trình hoá học vơiư Na, NaOH, dd Br2. II. Chuẩn bị. GV: Mô hình phân tử phenol- phenol rắn, dung dịch phenol bão hoà, dung dịch NaOH, Na, dung dịch Br2, etanol, Dụng cụ : ống nghiệm (8 cái), ống hút (5), đèn cồn, giá thí nghiệm, cặp ống nghiệm, thìa, panh... III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức: 2.Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: HS quan sát ví dụ về phenol nêu khái niệm. - Chú ý nhóm –OH liên kết trực tiếo với C của vòng bazen. - GV gợi ý để HS biết được cách phân loại phenol? Phân biệt với ancol thơm? - dựa vào số lượng nhóm –OH có thể phân chia thế nào? - Phenol là một loại hợp chất hay một chất? Hoạt động 2: HS nhận xét về đặc điểm cấu tạo của phenol, so sánh với etanol? GV giải thích sơ lược về sự linh động của nguyên tử H trong nhóm –OH của phenol Hoạt động 3: tính chất vật lí - HS quan sát phenol mới lấy ra? GV để một lúc sau đó HS quan sát và nhận xét? Có thể cho HS quan sát trước khi phân tích về cấu tạo của phenol- để có đủ thời gian cho phenol chảy rữa và đổi màu? - GV làm thí nghiệm chứng minh tính tan của phenol trong nước lạnh – đun nóng gọi HS đại diện quan sát và nhận xét? Hoạt động 4: tính chất hoá học -Gợi ý HS só sánh cấu tạo của phenol và ancol tính chất hoá học - Gv làm thí nghiệm phenol tác dụng với Na, đun nóng . HS quan sát và nhận xét ? - Gọi đại diện HS làm thí nghiệm của NaOH với phenol và etanol – Sau đó phất biểu nhận xét ? Sau đó nhỏ 1 giọt dung dịch HCl vào ống nghiệm quan sát nhận xét ? - Làm thí nghiệm của phenol với dung dịch brom . Gọi HS viết phương trình hoá học tạo 2, 4, 6-tribromphenol. - Nhận xét về ảnh hưởng qua lại của các nhóm nguyên tử trong phân tử ? - Với HNO3 có thể cho HS tự viết- GV không cần viết. - Có thể nói thêm về phản ứng tạo phenolphomanđehit Axit picric là axit mạnh, dùng làm thuốc nổ.  Hoạt động 5: Điều chế - ứng dụng - HS đọc SGK nêu tóm tắt – Có thể liên hệ với điều chế ancol từ hiđrocacbon tưeơng ứng CH4 CH3Cl CH3OH Hoạt động5. So sánh tính chất hoá học của ancol và phenol? BTVN: 2 6 (193) + BT trong SBT. Phát PHT cho giờ luyện tập Ví dụ: I. ĐỊNH NGHĨA- PHÂN LOẠI 1. Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng bezen. - phenol đơn gản nhất C6H5OH 2. Phân loại: phenol đơn chức và phenol đa chức (SGK) + phenol đơn chức : phân tử có 1 nhóm –OH + Phenol đa chức : phân tử có từ 2 nhóm –OH trở lên. II. PHENOL 1. Cấu tạo: Công thức phân tử C6H5 - OH. Trong phân tử phenol có hiệu ứng liên hợp (+C) :         Mây electron của cặp e không tham gia liên kết trong nguyên tử O bị dịch chuyển về phía nhân benzen: kết quả làm tăng độ phân cực của liên kết O - H. Nguyên tử H linh động, dễ tách ra làm phenol có tính axit. Mặt khác, do hiệu ứng liên hợp dương (+C) của nhóm -OH làm mật độ e ở các vị trí ortho và para trên nhân benzen tăng lên, do đó phản ứng thế vào các vị trí này dễ hơn ở benzen. 2. Tính chất vật lí: - Phenol là chất tinh thể không màu, nhiệt độ nóng chảy = 42oC, trong không khí bị oxi hoá 1 phần có màu hồng. - Ở nhiệt độ thường, phenol ít tan trong nước, khi đun nóng độ tan tăng lên. ở to > 70oC tan vô hạn vào nước. Phenol tan nhiều trong rượu, ete, clorofom, - Phenol độc, có tính sát trùng, làm bỏng da. 3. Tính chất hoá học Do ảnh hưởng của nhân benzen đến nhóm -OH làm phenol có tính axit, nhưng tính axit rất yếu (yếu hơn axit H2CO3). a . Phản ứng thế nguyên tử H ở nhóm -OH * Với kim loại kiềm tạo thành phenolat: 2C6H5-OH + 2Na 2C6H5-ONa + H2. * Với dung dịch bzơ: Chứng tỏ tính axit yếu của phenol C6H5-OH + NaOH C6H5-ONa + H2O Phenolat tác dụng với axit (kể cả axit yếu) tạo lại phenol C6H5-ONa + H2O + CO2 C6H5-OH + NaHCO3. b. Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen + Với nước Br2: ở nhiệt độ thường, không cần xúc tác, tạo thành kết tủa trắng + Với HNO3: tạo kết tủa màu vàng 2,4,6-trinitrophenol     Nhận xét: - Do ảnh hưởng của nhóm –OH nên nguyên tử H của vòng benzen trong phân tử phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong vòng benzen của hiđrocacbon thơm. - Sự ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử. 4. Điều chế (SGK) 5. Ứng dụng (SGK) Tiết: 59 Luyện tập : DẪN XUẤT HALOGEN - ANCOL - PHENOL Soạn:01/ 4/ 08 I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Củng cố , hệ thống lại tính chất hoá học cơ bản của một số dẫn xuất halogen và một số phương pháp điều chế. - Tính chất hoá học cơ bản, mối quan hệ giữa hiđrocacbon – ancol và phenol.. 2.Kỹ năng: - Viết phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng của dẫn xuất halogen, ancol, phenol. - Viết phương trình chuyển hoá từ hiđrocacbon ancol. II. Chuẩn bị. GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập về : công thức chung, CTCT, danh pháp, tính chất... PHT yêu cầu HS chuẩn bị trước HS: Ôn tập trước. III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức: 2.Bài mới: Hoạt động 1. Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản ( khoảng 20 phút) Gọi HS Lên tổng kết theo nội dung của PHT Dẫn xuất halogen Ancol no, đơn chức, mạch hở Phenol CT chung CxHyX CnH2n + 1OH ( n1) C6H5OH Bậc của nhóm chức Tính bằng bậc của nguyên tử C liên kết với X Tính bằng bậc của nguyên tử C liên kết với nhóm -OH Thế X hoặc -OH CxHyX CxHyOH CnH2n + 1OH CnH2n + 1X. 2CnH2n + 1OH CnH2n + 1O CnH2n + 1 + H2O. Thể H trong –OH (td KLK) 2R- OH + 2Na 2R-ONa + H2. R có thể là CnH2n + 1 hoặc C6H5- tác dụng với NaOH C6H5OH + NaOH C6H5ONa + H2O Tách HX hoặc H2O CnH2n + 1X CnH2n + HX CnH2n + 1OH CnH2n + H2O Thế H trong vòng benzen C6H5OH C6H2Br3(OH) C6H5OH C6H2(NO2)3OH oxi hoá không hoàn toàn RCH2OH RCH=O R1CH(OH)R2 R1COR2 . Điều chế - Thế X2 và hiđrocacbon. - Cộng X2 hoặc HX và hiđrocacbon không no... - Cộng H2O vào anken. - Thủy phân RX. - điều chế etanol từ tinh bột. - Thế H của benzen. - oxi hoá cumen. II. BÀI TẬP. Hoạt động 2. Giải các bài tập trong SGK Bài 1 : Gợi ý cách viết đồng phân ancol no, không no. Gọi 3 HS lên bảng viết CTCT và gọi tên. Gọi HS khác nhận xét và kết luận. Gọi 3 HS lên giải bài 3, 5. Bài 3. HS lên bảng viết phương trình của etanol, phenol lần lượt với Na, NaOH, Br2, HNO3. Bài 5.HS viết phương trình hoá học ( chú ý ghi rõ điều kiện phản ứng). Hoạt động 3. Trả lời và giải các bài tập trong PHT tuần 31 Hoạt động 4. Nhắc nhở HS về nhà làm nốt những bài tập còn lại trong PHT, SGK và ôn tập thêm tính chất vật lý, đặc điểm cấu tạo của ancol và phenol. Chuẩn bị giờ sau kiểm tra. Tiết: 61 KIỂM TRA VIẾT Soạn: 30/ 03/ 08 I. Mục tiêu. Kiểm tra việc nắm kiến thức và vận dụng kiến thức của HS qua chương 8 1.Kiến thức: - tính chất vật lí, tính chất hoá học cơ bản của các hiđrocacbon thơm, dẫn xuất halogen, acol, phenol - Mối liên quan giữ hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, ancol, phenol. Sự biến đổi một số tính chất của các hợp chất hữu cơ trong dãy đồng đẳngnhững ứng dụng của chúng. 2.Kỹ năng: - Giải bài tập định tính, định lượng có liên quan đến kiến thức của chương. - Rèn luyện kĩ năng phân tích , tổng hợp và dự đoán tính chất để giải thích các hiện tượng thí nghiệm. 3. Về giáo dục tình cảm, thái độ: Cần giáo dục tình cảm thái độ và ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là ý thức khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên và ứng dụng của công nghệ hoá học trong công nghiệp và trong đời sống. II. Chuẩn bị. GV: hệ thống câu hỏi – HS chuẩn bị ôn tập III. Phương pháp: Trắc nghiệm khách quan 30 câu 1. Ma trận: đề kiểm tra 45’- dẫn xuất halogen - ancol-phenol. Hoá học lớp 11 Câu Biết Hiểu Vận dụng Tổng 1 Dẫn xuất halogen cấu tạo phân tử 1 1 2 tính chất vật lí 3 tính chất hoá học 1 1 4 điều chế - ứng dụng 5 Ancol - glixerol cấu tạo phân tử 2 2 6 tính chất vật lí 3 3 7 tính chất hoá học 1 2+2 (3+1) 1+1 7 8 điều chế - ứng dụng 1+1 1 3 9 Phenol cấu tạo phân tử 1 1 10 tính chất vật lí 1 1 11 tính chất hoá học 1 2 1 4 12 điều chế - ứng dụng Tổng hợp 3 4 7 Tổng 12- 4đ 9- 3đ 9- 3đ 30 – 10đ Trong ngoặc có nghĩa là hoặc 2 + 2: mỗi nội dung 2 câu hoặc 1 câu và 3 câu (3 + 1). 2. Đề bài: Mã đề 271 C©u 1 : Etilenglicol và glixerol là A. hai ancol no, đa chức. B. hai ancol đồng đẳng. C. ancol bậc 2 và ancol bậc 3. D. hai ancol tạp chức. C©u 2 : Đun nóng hỗn hợp ancol metylic và ancol etylic với H2SO4đặc ở 1400C có thể thu được số ete tối đa là: A. không xác định. B. 2. C. 3. D. 4. C©u 3 : X là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O. Số đồng phân của X có phản ứng với NaOH là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. C©u 4 : X là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O. Số đồng phân của X có phản ứng với Na là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. C©u 5 : Nhận xét nào dưới đây là chính xác nhất? A. Phenol không có tính axit. B. Phenol có tính bazơ yếu. C. Phenol có tính axit mạnh hơn etanol. D. Phenol có tính axit yếu hơn etanol. C©u 6 : Cho glixerol tác dụng với Na (dư) đã thu được 0,3 mol khí hiđro. Khối lượng glixerol đã tham gia phản ứng là A. 27,6 gam. B. 26,6 gam. C. 36,8 gam. D. 18,4 gam. C©u 7 : Oxi hoá một ancol đơn chức bằng oxi không khí ở nhiệt độ cao có xúc tác Cu được anđehit đơn chức. Ancol đơn chức ban đầu là. A. ancol đơn chức bậc 2. B. ancol đơn chức bậc 1 và bậc 2. C. ancol đơn chức bậc 1. D. ancol đơn chức bậc 3. C©u 8 : Ancol nào dưới đây có công thức chung là CnH2n + 2O? A. CH2= CH-CH2OH B. CH3CH2OH C. C6H5CH2OH D. CH2OH-CH2OH C©u 9 : Nguyên tử H trong nhóm –OH của phenol có thể được thay thế bằng nguyên tử Na khi cho A. Phenol tác dụng với Na. B. Phenol tác dụng với Na và tác dụng với NaOH. C. Phenol tác dụng với NaHCO3. D. Phenol tác dụng với NaOH. C©u 10 : Glixerol phản ứng với Cu(OH)2 tạo dd màu xanh lam, còn etanol không phản ứng vì: A. Đây là phản ứng đặc trưng của ancol đa chức với các nhóm -OH liền kề.(3) B. Độ linh động của hiđro trong nhóm -OH của glixerol cao hơn.(2) C. Ảnh hưởng qua lại của các nhóm -OH.(1) D. Cả (1), (2), (3) đều đúng. C©u 11 : Cho 1,24 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thu được 336 ml H2 (đktc). Khối lượng của muối thu được là bao nhiêu gam? A. 1,90 gam. B. 2,83 gam. C. 1,47 gam. D. 1,93 gam. C©u 12 : Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Phenol là chất rắn, tinh thể không màu, mùi đặc trưng. B. Phenol dễ tan trong nước lạnh. C. Phenol độc, dễ gây bỏng. D. Phenol để lâu ngoài không khí bị oxi hoá một phần nên có màu hồng. C©u 13 : Ancol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử A. có một hay nhiều nhóm hiđroxyl liên kết với nguyên tử cacbon no của gốc hiđrocacbon. B. có khả năng bị oxi hoá tạo ra anđehit. C. có khả năng tác dụng với Na giải phóng hiđro. D. có một nhóm hiđroxyl liên kết với gốc hiđrocacbon. C©u 14 : Số lượng ancol sẽ thu được khi cho hỗn hợp etilen và propen cộng nước (có xúc tác thích hợp) là: A. 2. B. không xác định. C. 4. D. 3. C©u 15 : Khi nhỏ vài giọt quì tím vào dung dịch phenol thì quì tím chuyển sang màu gì? A. Đỏ. B. Tím. C. Xanh. D. Không màu C©u 16 : Các ancol bậc 1, 2, 3 được phân biệt bởi nhóm -OH liên kết với nguyên tử C có: A. số thứ tự trong mạch là 1, 2, 3. (1) B. nguyên tử cacbon bậc 1, 2, 3. (2) C. số obitan p tham gia lai hoá là 1, 2, 3. (3) D. (1), (2), (3) đều sai. C©u 17 : Có hai ống nghiệm mất nhãn chứa từng chất riêng biệt là dung dịch butan-1-ol (ancol butylic) và dung dịch phenol. Nếu chỉ dùng 1 hoá chất để nhận biết 2 chất trên thì hoá chất đó là A. dung dịch brom. B. nước. C. natri kim loại. D. quỳ tím. C©u 18 : Phenol là hợp chất hữu cơ mà A. phân tử có chứa nhóm –NH2 liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen. B. phân tử có chứa nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon ngoài vòng benzen. C. phân tử có chứa nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen. D. phân tử có chứa nhóm -OH và vòng benzen. C©u 19 : Công thức nào sau đây là công thức cấu tạo của glixerol? A. CH2OH - CH2OH – CH3 B. CH2OH – CHOH – CH2OH C. CH2OH – CH2OH D. CH3 – CHOH – CHOH – CH2OH C©u 20 : Cho glucozơ lên men thành ancol etylic. Toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào trong dung dịch nước vôi trong, có dư tạo ra 50,0 gam kết tủa, biết hiệu suất phản ứng đạt 80%. Khối lượng glucozơ cần dùng là A. giá trị khác. B. 20,0 gam. C. 33,7 gam. D. 56,25 gam. C©u 21 : Khi đốt cháy lần lượt các đồng đẳng của một loại ancol ta nhận thấy số mol CO2 và số mol H2O do phản ứng cháy tạo ra có khác nhau nhưng tỷ số là như nhau. Các ancol đó thuộc dãy đồng đẳng nào? A. ancol không no (có một liên kết ba), đơn chức. B. ancol không no ( 2 liên kết đôi), đơn chức. C. ancol no đơn chức. D. ancol không no (có 1 liên kết đôi), đơn chức. C©u 22 : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 5,6 lít CO2 (đktc) vào 6,3 gam H2O. Công thức phân tử của 2 ancol là: A. C2H5OH và C3H7OH B. CH3OH và C2H5OH C. C2H4O và C3H6O D. C3H7OH và C4H9OH C©u 23 : Hiđrat hoá propen (propilen) với H2SO4 xúc tác sẽ tạo ra A. hai ancol đồng phân của nhau, trong đó sản phẩm chính là ancol bậc 1. B. hai ancol đồng phân của nhau với % thể tích như nhau. C. hai ancol đồng phân của nhau, trong đó sản phẩm chính là ancol bậc 2. D. 1 ancol bậc 2 duy nhất. C©u 24 : Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H10O . Số lượng các đồng phân của X có phản ứng với Na là A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. C©u 25 : Cho lần lượt các chất C2H5Cl, C2H5OH, C6H5OH vào dung dịch NaOH, đun nóng. Hỏi mấy chất có phản ứng ? A. một chất. B. cả ba chất. C. không chất nào. D. hai chất. C©u 26 : Để phân biệt glixerol và etanol đựng trong 2 lọ không có nhãn, ta dùng thuốc thử là A. dung dịch NaOH. B. Cu(OH)2. C. dung dịch brom. D. kim loại Na. C©u 27 : Trong số những chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất? A. C6H5OH. B. C2H5OH. C. CH3OCH3. D. CH3OH. C©u 28 : Nhiệt độ sôi của C2H5OH cao hơn của C3H8 vì: A. Phân tử C2H5OH tạo được liên kết hidro với H2O và liên kết hiđro với nhau. B. Giữa các phân tử C3H8 có liên kết hidro. C. Phân tử khối của C2H5OH lớn hơn phân tử khối của C3H8. D. Giữa các phân tử C2H5OH có liên kết hidro. C©u 29 : phương pháp sinh hóa điều chế ancol etylic là A. hiđrat hoá anken.(1) B. lên men ancol.(2) C. thuỷ phân R-X.(3) D. Cả (1), (2), (3). C©u 30 : Đốt cháy hoàn toàn ancol đơn chức X thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam nước. Công thức phân tử của X là A. C2H5OH. B. C3H7OH. C. C3H5OH. D. CH3OH. 3. Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Phương án chọn. A C D D C D A B B A A B A D B Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Phương án chọn. B C C B D D A C C D B A A B D

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_55_61.doc