Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 57, Bài 40: Ancol - Trần Thị Hà

BÀI 40: ANCOL

I. Mục Tiêu Bài Học.

1. Về kiến thức.

a. Học sinh biết.

- Tính chất hóa học của ancol.

- Phương pháp điều chế, và ứng dụng của ancol.

b. Học sinh hiểu.

Tính chất hóa học của ancol: Phản ứng thế H của nhóm OH, phản ứng thế nhóm OH.

2. Về kĩ năng.

- Vận dụng được tính chất hóa học để viết phương trình phản ứng hóa học, làm bài tập.

- Quan sát thí nghiệm, giải thích các hiện tượng.

II. Chuẩn Bị.

1. Giáo viên.

Ống nghiệm, NaOH, CuSO4, etanol, glixerin.

Giáo án, SGK.

2. Học sinh.

Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 57, Bài 40: Ancol - Trần Thị Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 40: ANCOL Mục Tiêu Bài Học. Về kiến thức. Học sinh biết. Tính chất hóa học của ancol. Phương pháp điều chế, và ứng dụng của ancol. Học sinh hiểu. Tính chất hóa học của ancol: Phản ứng thế H của nhóm OH, phản ứng thế nhóm OH. Về kĩ năng. Vận dụng được tính chất hóa học để viết phương trình phản ứng hóa học, làm bài tập. Quan sát thí nghiệm, giải thích các hiện tượng. Chuẩn Bị. Giáo viên. Ống nghiệm, NaOH, CuSO4, etanol, glixerin. Giáo án, SGK. Học sinh. Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. Hoạt Động Dạy Học. Hoạt động của GV_ HS Nội dung bài học. Hoạt động 1. GV:Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm cấu tạo của ancol? Viết đồng phân của C4H9OH, và gọi tên các đồng phân đó bằng tên thay thế. Kiểm tra bài cũ. Ancol có OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C no. Ancol có liên kết Hidro. CH3CH2CH2CH2OH : butan- 1- ol. CH3CH2CH(OH)CH3: butan- 2- ol. CH3CH(CH3)CH2OH: 2- metylpropan- 1- ol. (CH3)3C-OH: 2- metylpropan- 2- ol Hoạt động 2. GV: Trong phân tử ancol, liên kết O-H phân cực mạnh, nhất là H rất dễ bị thay thế hoặc tách ra trong các phản ứng hóa học. GV: Giới thiệu thí nghiệm ở hình 8.3 cho HS. Thông báo: khi ancol tác dụng với kim loại kiềm tạo muối ancolat. Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng của Na với C2H5OH, đọc tên sản phẩm muối. Đưa ra phương trình tổng quát của ancol với kim loại kiềm. Thông báo: ancol hầu như không phản ứng với NaOH nhưng Natriancolat bị thủy phân hoàn toàn. Yêu cầu HS viết ptpư thủy phân tổng quát, lấy VD cụ thể với C2H5ONa IV. Tính chất hóa học. Phản ứng thế nguyên tử H trong nhóm –OH Phản ứng thế cả nhóm OH. Phản ứng tách nước. 1. Phản ứng thế H của nhóm OH. a. Tính chất chung của ancol ancolat+ H2 Ancol tác dụng với kim loại kiềm. C2H5OH+Na C2H5ONa+H2 ROH + Na RONa + H2 R(OH)n + Na R(ONa)n+ H2 Natriancolat bị thủy phân hoàn toàn. RONa + H2O ROH+NaOH C2H5ONa + H2O C2H5OH+NaOH Hoạt động 3. GV:Làm thí nghiệm Glixerol hòa tan Cu( OH)2, và thí nghiệm Etanol với Cu( OH)2 cho HS quan sát, yêu cầu học sinh nhận xét thí nghiệm. b. Tính chất đặc trưng của glixerol. Glixerol + Cu(OH)2phức chất tan màu xanh da trời. CH2-OH 2 CH-OH + HO-Cu-OH CH2-OH CH2 –OH OH – CH2 CH –O – Cu – O – CH + 2 H2O CH2 –OH OH – CH2 Dùng phản ứng này để phân biệt ancol đa chức có các nhóm OH cạnh nhau vơi ancol đơn chức, hoặc ancol đa chức có các nhóm OH cạnh nhau với ancol đa chức không có các nhóm OH cạnh nhau. Hoạt động 4. GV: - Thông báo: ancol tác dụng với axit vô cơ tạo thành este vô cơ. Viết ptpư tổng quát. - Yêu cầu HS lấy VD cụ thể. GV: - Thông báo: Đun nóng ancol với H2SO4, ở nhiệt độ 1400C , cứ 2 phân tử ancol, tách 1 phân tử nước, để tạo thành phân tử ete. Viết ptpư tổng quát - Yêu cầu HS viết VD cụ thể. 2. Phản ứng thế nhóm OH. a. Phản ứng với axit vô cơ. TQ:R-OH+HARA+H2O C2H5OH + HBr C2H5Br + H2O. Glixeryl trinitrat b. Phản ứng với ancol. ROH + R’OH ROR’ + H2O C2H5OH +C2H5OH C2H5OC2H5 + H2O. Hoạt động 5. GV: - Thông báo: khi đun ancol với H2SO4 đặc, ở nhiệt độ 1700C, mỗi phân tử ancol tách 1 phân tử nước, tạo thành 1 anken. Viết ptpư tổng quát. - Yêu cầu HS viết VD cụ thể. - Giải thích và rút ra nhận xét :Hướng của phản ứng tách nước tuân theo quy tắc Zaixep. - Nêu quy tắc Zaixep. 3. Phản ứng tách nước. CnH2n+1OH CnH2n + H2O Quy tác Zaixep: Nhóm OH ưu tiên tách ra cùng với H ở nguyên tử C bậc cao hơn bên cạnh để tạo liên kết đôi C=C. Hoạt động 6. GV: - Thông báo: Khi OXH không hoàn toàn, ancol bậc I bị OXH nhẹ thành anđehit RCHO, acol bậc II bị OXH thành xeton, ancol bậc III bị OXH thì gãy mạch C. - Yêu cầu HS trả lời: Nếu ancol cháy tạo thành gì? - Yêu cầu HS viết VD cụ thể cho từng phản ứng. 4. Phản ứng oxi hóa. a. Phản ứng OXH không hoàn toàn. - Ancol bậc I bị OXH nhẹ thành anđehit RCHO. - Ancol bậc II bị OXH thành xeton - Ancol bậc III bị OXH thì gãy mạch C. b. Phản ứng OXH hoàn toàn. CnH2n+1OH+3n/2O2ªnCO2+(n+1)H2O Hoạt động 7. GV: Liên hệ tính chất của anken đã học để dẫn dắt qua cách điều chế. Hidrat hóa etylen với xúc tác acid. Giáo viên hướng dẫn học sinh phướng pháp điều chế glyxerol từ propylen. Giáo viên liên hệ cách nấu rượu trong dân gian để dẫn dắt qua cách điều chế lên men tinh bột. Gợi ý phương pháp điều chế metanol trong công nghiệp. Yêu cầu HS viết ptpư. V. Điều chế. 1. Điều chế trong công nghiệp Từ anken: CnH2n+H2O CnH2n+1OH Thủy phân đẫn xuất halogen: CH3Cl+ NaOH CH3OH+NaCl Glyxerol được điều chế từ propylene: CH2=CHCH3+Cl2 CH2=CHCH2 Cl + HCl CH2=CHCH2 Cl+ Cl2 + H2O ClCH2C-CHOH-CH2Cl ClCH2C-CHOH-CH2Cl+ NaOH 2. Phương pháp sinh hóa. Nguyên liệu tinh bột : Các phản ứng điều chế. (C6H10O5) + nH2O n C6H12O6 3. Điều chế metanol trong CN. Metanol được sản xuất từ metan theo hai cách sau: CH4+H2O CO+3H2 CO+3H2CH3OH 2CH4+O22CH3OH Hoạt động 8. GV: Yêu cầu HS đọc SGK. VI. Ứng dụng. SGK Hoạt động 9. Bài tập củng cố. Câu 1: Thực hiện phản ứng tách nước hỗn hợp X gồm ba rượu với H2SO4đặc ở 1700C, thu được sản phẩm chỉ gồm hai anken và nước. Hỗn hợp X gồm A. ba rượu no, đơn chức             B. ba rượu no, đơn chức trong đó có hai rượu là đồng phân. C. hai rượu đồng phân và một rượu là CH3OH. D. ba rượu no đa chức. Câu 2: Cho hỗn hợp A gồm hai rượu no, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp tách H2O (H2SO4 đặc, 1400C ) thu được ba ete. Trong đó có một ete có khối lượng phân tử bằng khối lượng phân tử của một trong hai rượu. A gồm CH3OH.và C2H5OH.                                        C2H5OH và C3H7OH. C2H5OH và C4H9OH.                                C3H7OH và C4H9OH.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_57_bai_40_ancol_tran_thi_ha.doc