Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 6: Phản ứng trao đôi Ion trong dung dịch chất điện li

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 1. Kiến thức:

 - Hiểu bản chất của các phản ứng trong dung dịch chất điện li.

 - Hiểu điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.

 2. Kỹ năng:

 - Vận dụng được các điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li để làm được các bài tập lí thuyết và bài tập thực nghiệm.

 - Viết được phương trình ion đầy đủ và ion rút gọn của phản ứng.

 3. Tư tưởng: Có ý thức gắn lý thuyết với thực tiễn, học đi đôi với hành.

II. CHUẨN BỊ : Các dung dịch BaCl2, Na2SO4, NaOH, HCl, CH3COONa, Na2CO3.

III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn dề + đàm thoại

IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG:

 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số.

 2. Bài cũ: kết hợp với bài mới.

 3. Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 11/07/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 6: Phản ứng trao đôi Ion trong dung dịch chất điện li, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10.9.07 Tiết ù: 6 Ngày dạy: PHẢN ỨNG TRAO ĐÔI ION TRONG DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: - Hiểu bản chất của các phản ứng trong dung dịch chất điện li. - Hiểu điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li. 2. Kỹ năng: - Vận dụng được các điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li để làm được các bài tập lí thuyết và bài tập thực nghiệm. - Viết được phương trình ion đầy đủ và ion rút gọn của phản ứng. 3. Tư tưởng: Có ý thức gắn lý thuyết với thực tiễn, học đi đôi với hành. II. CHUẨN BỊ : Các dung dịch BaCl2, Na2SO4, NaOH, HCl, CH3COONa, Na2CO3. III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn dề à + đàm thoại IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số. 2. Bài cũ: kết hợp với bài mới. 3. Bài mới: Nội dung trình bày Hoạt động của thầy và trò I. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li: 1. Phản ứng tạo thành chất kết tủa: PTPT: Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl PT ion: 2Na+ + SO+ Ba+ 2Cl- BaSO4 +2Na+ + 2Cl- PT ion Rg: SO+ Ba BaSO4 Bản chất phản ứng: Muốn điều chế kết tủa BaSO4 chỉ cần trộn hai dung dịch, một dung dịch có chứa ion Ba2+, một dung dịch có chứa ion SO. 2.Phản ứng tạo thành chất điện li yếu: a. Phản ứng tạo thành nước: PTPT: NaOH + HCl NaCl + H2O PT ion: Na++OH+H+Cl-2Na++Cl-+H2O PT ion Rg: OH+ H H2O Bản chất phản ứng: Muốn điều chế H2O chỉ cần trộn hai dung dịch, một dung dịch có chứa ion H+, một dung dịch có chứa ion OH. b. Phản ứng tạo thành axit yếu: CH3COOH PTPT: CH3COONa + HCl NaCl + CH3COOH PT ion: Na+ + CH3COO-+ H+ Cl- Na+ + Cl- + CH3COOH PT ion Rg: CH3COO+ H CH3COOH Bản chất phản ứng: Muốn điều chế axit CH3COOH chỉ cần trộn hai dung dịch, một dung dịch có chứa ion H+, một dung dịch có chứa ion CH3COO. 3. Phản ứng tạo thành chất khí: PTPT: Na2CO3 +2HCl CO2+2NaCl+H2O PT ion: 2Na+ + CO+ 2H+ 2Cl- CO2+H2O+ 2Na+ + 2Cl- PT ion Rg: CO+ 2H CO2+H2O Bản chất phản ứng: Muốn điều chế khí CO2 chỉ cần trộn hai dung dịch, một dung dịch có chứa ion H+, một dung dịch có chứa ion CO. II. Kết luận: a. Phản ứng xảy ra trong dung dịch chất điện li là phản ứng giữa các ion. b. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi có ít nhất một trong các điều kiện sau: - Tạo thành chất kết tủa. - Tạo thành chất điện li yếu. - Tạo thành chất khí. Hoạt động 1: 1. GV thực hiện thí nghiệm cho HS quan sát hiện tượng và viết PTPT. 2. Nhắc HS dò bảng tính tan để xác định chất điện li. Viết công thức phân tử thành ion nếu gặp những chất điện li mạnh. 3. Bỏ bớt các ion giống nhau ở 2 vế. GV giới thiệu đó chính là phương trình ion rút gọn. 4. Cho HS rút ra bản chất của pứng. Hoạt động 2: 1. GV thực hiện thí nghiệm cho HS quan sát hiện tượng và viết PTPT. 2. Nhắc HS dò bảng tính tan để xác định chất điện li. Viết công thức phân tử thành ion nếu gặp những chất điện li mạnh. 3. Bỏ bớt các ion giống nhau ở 2 vế. GV giới thiệu đó chính là phương trình ion rút gọn. 4. Cho HS rút ra bản chất của phản ứng. GV bổ sung: phản ứng giữa a-b được gọi là phản ứng axit - bazơ hoặc phản ứng trung hòa. b. Tương tự a. Hoạt động 3: 1. GV thực hiện thí nghiệm cho HS quan sát hiện tượng và viết PTPT. 2. Nhắc HS dò bảng tính tan để xác định chất điện li. Viết công thức phân tử thành ion nếu gặp những chất điện li mạnh. 3. Bỏ bớt các ion giống nhau ở 2 vế. GV giới thiệu đó chính là phương trình ion rút gọn. 4. Cho HS rút ra bản chất của pứng. Hoạt động 4: GV khái quát kết quả của các thí nghiệm trên để HS có thể rút ra kết luận. 4. Cũng cố: Dùng các bài tập 1 đến 4 để củng cố lí thuyết vừa học. 5. Dặn dò: Làm bài tập 5 SGK. Chuẩn bị bài: Luyện tập Axit, bazơ, phản ứng trao đổi trong dung dịch chất điên li. - Khái niệm axit, bazơ, muối, hidroxit lưỡng tính. - Tích số ion của nước. - Khái niệm pH. - Đánh giá môi trường dựa vào [H+] và pH. - Điều kiện xảy ra các phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li. 6. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_6_phan_ung_trao_doi_ion_trong_du.doc