I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
HS hiểu:
- Cấu trúc electron của benzen .
- Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của ankyl benzen .
- Tính chất vật lý
2. Kỹ năng :
HS vận dụng :
- Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankyl benzen .
3. Trọng tâm :
- Đồng đẳng , đồng phân và danh pháp của ankyl benzen .
II. PHƯƠNG PHÁP :
Trực quan – đàm thoại – nêu và giải quyết vấn đề
III. CHUẨN BỊ :
GV mô hình phân tử benzen, máy tính, máy chiếu
HS : Ôn lại tính chất của hiđrocacbon no, hiđrocacbon không no .
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG :
1. Kiểm tra : Lồng ghép vào trong quá trình dạy bài mới
2. Bài mới :
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 61: Benzen và Ankylbenzen - Trần Mạnh Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 61: BENZEN VÀ ANKYLBENZEN
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
HS hiểu:
- Cấu trúc electron của benzen .
- Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của ankyl benzen .
- Tính chất vật lý
2. Kỹ năng :
HS vận dụng :
- Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankyl benzen .
3. Trọng tâm :
- Đồng đẳng , đồng phân và danh pháp của ankyl benzen .
II. PHƯƠNG PHÁP :
Trực quan – đàm thoại – nêu và giải quyết vấn đề
III. CHUẨN BỊ :
GV mô hình phân tử benzen, máy tính, máy chiếu
HS : Ôn lại tính chất của hiđrocacbon no, hiđrocacbon không no .
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG :
1. Kiểm tra : Lồng ghép vào trong quá trình dạy bài mới
2. Bài mới :
Bảng 7.1: Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của một số akylbenzen .
Aren
Công thức cấu tạo
Công thức phân tử
tnc ,oC
ts , oC
D , g/cm3 (20oC)
Benzen
C6H6
C6H6
5,5
80
0,879
Toluen
CH3C6H5
C7H8
-95,0
111
0,867
Etylbenzen
CH3CH2C6H5
C8H10
-95,0
136
0,867
o-Xilen
1,2-(CH3)2C6H4
C8H10
-25,2
144
0,880
m-Xilen
1,3-(CH3)2C6H4
C8H10
-47,9
139
0,864
p-Xilen
1,4-(CH3)2C6H4
C8H10
13,2
138
0,861
n-Propylbenzen
CH3CH2CH2C6H5
C9H12
-99,5
159
0,862
Isopropylbenzen (Cumen)
(CH3)2CHC6H5
C9H12
-96,0
152
0,862
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1 : vào bài
Benzen và ankylbenzen là gì? có những tính chất gì ? trong đời sống thường gặp ở đâu?
Hoạt động 2 :
- Cho HS quan sát sơ đồ nhận xét về liên kết và cấu trúc phân tử C6H6?
Do 6 obitan p còn lại của 6 nguyên tử C xen với nhau tạo thành liên kết p chung cho cả vòng
®do đó liên kết p ở benzen tương đối bền vững hơn so với liên kết p ở các hiđrocacbon không no khác .
GV hướng dẫn hai kiểu CTCT của benzen
Hoạt động 3 :
VD : C6H5CH3
C6H5CH2CH3
C6H5CH2CH2CH3
GV: hướng dẫn hai cách đọc tên của ankyl benzen
Nhóm C6H5CH2- là nhóm benzyl , nhóm C6H5 – gọi là nhóm phenyl
Hoạt động 4 :
Cho HS nghiên cứu bảng 7.1 nhận xét ?
- GV cho HS quan sát bình đựng benzen .
HS hoạt động theo nhóm
- HS quan sát mô hình và trả lời phiếu học tập số 1:
- Trạng thái lai hóa của C
- Xen phủ bên của các obitan p tạo liên kết p.
- Mặt phẳng phân tử .
- Cấu trúc phân tử .
-HS quan sát mô hình đặc và mô hình rỗng của benzen .
- HS tìm hiểu CTCT thu gọn của 1 số đồng đẳng của benzen và trả lời phiếu học tập số 2
: Toluen
:Etylbenzen
Propylbenzen .
metylbenzen (toluen)
HS gọi tên theo hai cách các ví dụ
HS nghiên cứu bảng 7.1 trả lời phiếu học tập số 3
- HS quan sát bình đựng benzen nhận xét màu sắc và tính tan .
I – CẤU TRÚC, ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP :
1 - Cấu trúc của phân tử benzen :
a/ Sự hình thành liên kết trong phân tử benzen :
- Nguyên tử C ở trạng thái lai hóa sp2 .
- Các obital p của C xen phủ bên tạo thành obitalp chung cho cả vòng ben zen .
- Liên kết ở benzen tương đối bền vững .
b/ Mô hình phân tử :
- Phân tử benzen có hình lục giác đều .
- Các nguyên tử nằm trong một mặt phẳng các góc hóa trị đều bằng 1200 .
c/ Biểu diễn cấu tạo của benzen :
2- Đồng đẳng ,đồng phân và danh pháp :
a/ Đồng đẳng :
-Khi thay các nguyên tử hiđro trong phân tử benzen bằng các nhóm ankyl , ta được nhóm ankylbenzen , hợp thành một dãy đồng đẳng của benzen
- CnH2n-6 (n ³ 6)
b/ Đồng phân và danh pháp :
- Ankylbenzen có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm thế trên vòng benzen .
- Gọi tên : chỉ rõ vị trí các nguyên tử C của vòng bằng các chữ cái o, m, p ( ortho , meta, para ) .
etylbenzen 1,2-đimetylbenzen
đimetylbenzen
(0 –xilen )
1,4 đimetyl benzen 1,3 –đimetylbenzen
p- đimetylbenzen m – đimetylbenzen
(p- xilen) (m –xilen )
II – TÍNH CHẤT VẬT LÝ :
1 – Nhiệt độ nóng chảy , t0s và khối lượng riêng:
- Nhiệt độ nóng chảy nhìn chung giảm dần, có sự bất thường ở p- xilen; o – xilen; m – xilen .
- Nhiệt độ sôi tăng dần .
- Khối lượng riêng các aren nhỏ hơn 1g/cm3 các aren nhẹ hơn nước .
2 – Màu sắc,tính tan và mùi :
- Là những chất không màu, hầu như không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ .
- Đều là chất có mùi thơm nhẹ, nhưng có hại cho sức khỏe, nhất là benzen .
3. Củng cố :
Nhận xét cấu trúc của benzen giống và khác gì so với các hiđrocacbon không no khác?
4. Bài tập về nhà :
- Chuẩn bị phần “Tính chất hóa học – Điều chế và ưÙng dụng”
- Làm các bài tập 1 – 5 (trang 192 – sgk)
PHIẾU HỌC TẬP TIẾT 61
Phiếu số 1:
Em hãy quan sát sơ đồ và đưa ra nhận xét về liên kết và cấu trúc phân tử C6H6
1/ Nguyên tử cacbon trong benzen có lai hóa gì? Chúng xen phủ với nhau ra sao?
2/ Hãy xác định xem phân tử benzen có cấu tạo như thế nào?
3/ Viết công thức cấu tạo của benzen.
Phiếu số 2:
Em hãy quan sát mô hình phân tử của benzen và đồng đẳng, đọc sách giáo khoa trang 187 và trả lời các câu hỏi sau:
1/ Ankylbenzen là gì? Công thức tổng quát của benzen và ankylbenzen?
2/ Hãy nêu qui tắc viết đồng phân của nnkylbenzen.
3/ Hãy nêu qui tắc gọi tên ankylbenzen.
Phiếu số 3:
1/ Em hãy nghiên cứu bảng 7.1 (trang 188 – sgk) và đưa ra nhận xét về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của benzen và ankylbenzen.
2/ Hãy quan sát màu sắc, trạng thái và khả năng hòa tan của benzen. Từ đó hãy nêu các tính chất vật lí của benzen.