I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
HS biết
- Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo của benzen và hidrocacbon thơm khác.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của benzen và hidrocacbon thơm khác.
- cách chưng cất, crăckinh và rifominh ; ứng dụng của các sản phẩm từ dầu mỏ. Mối quan hệ giữa các loại hiđrocacbon quan trọng
- Khái niệm, phân loại đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp dẫn xuất halogen, ancol, phenol.
- Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro trong phân tử ancol
- Tính chất hoá học cơ bản dẫn xuất halogen, benzen,ancol, phenol
- Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol.
HS hiểu:
- Phản ứng thế (quy tắc thế), phản ứng cộng vào vòng benzen
- Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2).
- về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.
Tính chất hóa học của ancol, phản ứng của nhóm OH (thế H, thế OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton ; Phản ứng cháy.
2. Kỹ năng:
-Viết được công thức cấu tạo của benzen,ancol và một số chất trong dãy đồng đẳng.
- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen,dẫn xuất halogen,ancol,phenol
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
- Tính khối lượng các chất tham gia phản ứng hoặc thành phần phần trăm về khối lượng của chất trong hỗn hợp.
- Phân biệt một số hiđrocacbon thơm, ancol, phenol, glixerol với các chất bằng phương pháp hoá học.
- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn mối quan hệ giữa các chất, nhờ phản ứng đặc trưng của chúng.
- Rèn luyện một số kĩ năng giải bài tập hóa học về hỗn hợp các chất hữu cơ
3. Tình cảm thái độ:
- Rèn đức tính thật thà, tự giác trong học tập
- Đức tính, cẩu thận, chính xác, khả năng tư duy
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 61: Kiểm tra 1 tiết (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
/4/2011
11A
28/3/2011
/4/2011
11B
/4/2011
11D
Tiết: 61 KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
HS biết
- Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo của benzen và hidrocacbon thơm khác.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của benzen và hidrocacbon thơm khác.
- cách chưng cất, crăckinh và rifominh ; ứng dụng của các sản phẩm từ dầu mỏ. Mối quan hệ giữa các loại hiđrocacbon quan trọng
- Khái niệm, phân loại đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp dẫn xuất halogen, ancol, phenol.
- Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro trong phân tử ancol
- Tính chất hoá học cơ bản dẫn xuất halogen, benzen,ancol, phenol
- Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol.
HS hiểu:
- Phản ứng thế (quy tắc thế), phản ứng cộng vào vòng benzen
- Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2).
- về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.
Tính chất hóa học của ancol, phản ứng của nhóm -OH (thế H, thế -OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton ; Phản ứng cháy.
2. Kỹ năng:
-Viết được công thức cấu tạo của benzen,ancol và một số chất trong dãy đồng đẳng.
- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen,dẫn xuất halogen,ancol,phenol
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
- Tính khối lượng các chất tham gia phản ứng hoặc thành phần phần trăm về khối lượng của chất trong hỗn hợp.
- Phân biệt một số hiđrocacbon thơm, ancol, phenol, glixerol với các chất bằng phương pháp hoá học.
- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn mối quan hệ giữa các chất, nhờ phản ứng đặc trưng của chúng.
- Rèn luyện một số kĩ năng giải bài tập hóa học về hỗn hợp các chất hữu cơ
3. Tình cảm thái độ:
- Rèn đức tính thật thà, tự giác trong học tập
- Đức tính, cẩu thận, chính xác, khả năng tư duy
II. Hình thức đề kiển tra:
Trắc nghiệm khách quan + tự luận
Học sinh làm bài ở lớp
III. Ma trận:
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Hiđrôcacbon thơm
- Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo của benzen và hidrocacbon thơm khác.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của benzen và hidrocacbon thơm khác.
- Phản ứng thế (quy tắc thế), phản ứng cộng vào vòng benzen
- phản ứng cộng vào mạch nhánh của stiren
- cách chưng cất, crăckinh và rifominh ; ứng dụng của các sản phẩm từ dầu mỏ. Mối quan hệ giữa các loại hiđrocacbon quan trọng
- về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.
-Viết được công thức cấu tạo của benzen
-Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen và một số hidrocacbon thơm khác
2 câu
0,5đ = 5%
3 câu
0,75đ = 7,5%
1câu
2đ = 20%
2 câu
0,5đ =5%
1 câu
0,25đ=2,5%
9 câu
4đ= 40%
Dẫn xuất halogen
Ancol phenol
- Khái niệm, phân loại đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp dẫn xuất halogen, ancol, phenol.
- Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro trong phân tử ancol
- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen,dẫn xuất halogen,ancol,phenol
Tính chất hóa học của ancol, phản ứng của nhóm -OH (thế H, thế -OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton ; Phản ứng cháy.
Viết được các phương trình hoá học biểu diễn mối quan hệ giữa các chất, nhờ phản ứng đặc trưng của chúng
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
- Tính khối lượng các chất tham gia phản ứng hoặc thành phần phần trăm về khối lượng của chất trong hỗn hợp
Số câu
Số điểm
%
2 câu
0,5đ=5%
3 câu
0,75 đ = 7,5%
2 câu
0,5đ=5%
1 câu
2đ = 20%
8 câu
3,75đ= 37,5 %
4. Tổng hợp
- Phân biệt một số hiđrocacbon thơm, ancol, phenol, glixerol với các chất bằng phương pháp hoá học
Rèn luyện một số kĩ năng giải bài tập hóa học về hỗn hợp các chất hữu cơ
Số câu
Số điểm
%
4 câu
1 đ=10%
1 câu
1đ = 10%
1câu
0,25đ=2,5%
6 câu
2,25đ= 22,5%
Tổng số câu
4 câu
10
2 câu
4 câu
1 câu
2 câu
23 câu
Tổng số điểm
1,đ
2,5
3 điểm
1đ
2 đ
0,5 điểm
10 điểm
%
10 %
25 %
30%
10 %
20%
5 %
100 %
3. Đề kiểm tra:
Phần I : Trắc nghiệm:(5 điểm)
Hãy khoanh tròn và một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước đáp án đúng
Câu 1: Tôluen phản ứng thế ở nhân benzen với các chất tương tự benzen nhưng khác với benzen
A. phản ứng của tôluen xảy ra chậm hơn và chỉ có một sản phẩm duy nhất
B. phản ứng của tôluen xảy ra chậm hơn và thường có hai sản phẩm
C. phản ứng của tôluen xảy ra dễ dàng hơn và thường có hai sản phẩm thế.
D. phản ứng của tôluen xảy ra nhanh và chỉ có một sản phẩm duy nhất
Câu 2: Để thu được xăng trong quá trình chế hóa dầu mỏ, người ta không dùng phương pháp:
A. chưng cất dướt áp suất thấp B. Crắckinh
C. rifominh D. chưng cất dưới áp suất thường
Câu 3: Trong dãy đồng đẳng của ancol no đơn chức thì khi mạch cacbon tăng nói chung
A. độ sôi giảm, khả năng tan trong nước giảm
B. độ sôi tăng, khả năng tan trong nước tăng
C. độ sôi tăng, khả năng tan trong nước giảm
D. độ sôi giảm, khả năng tan trong nước tăng
Câu 4: Số đồng phân có công thức phân tử C5H11Cl là
A. 6 B. 7 C. 8 D. 9
Câu 5: Chỉ dùng thuốc tím có thể phân biệt được các chất trong nhóm nào sau đây.
A. eten, benzen và stiren B. but-1-en, benzen và stiren
C. toluen, hexan và stiren D. etin, benzen và stiren
Câu 6: Cho benzen và stiren tác dụng với hiđro dư có xúc tác Ni ở nhiệt độ và áp suất cao. Sau phản ứng tạo thành sản phẩm tương ứng là:
A. xiclohexen và tôluen B. etylbenzen và xiclohexen
C. etylxiclohexan và eten D. xiclohexan và etyl xiclohexan.
Câu 7: Khi đun nóng một ancol Y với CuO thu được axetôn .Y là :
A. isopropan-2-ol B. butan-1-ol C. propan-2-ol D. propan-1-ol
Câu 8: Cho các chất sau C2H5OH(1); C6H5OH(2); CH3COOH(3) . Dãy sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính axit là
A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (1) C. (3), (2), (1) D. (2), (1), (3)
Câu 9: Dãy các chất có thể cho phản ứng thế clo trong điều kiện có ánh sáng là
A. Propan, toluen, xiclohexan B. Propan, benzen, toluen, axetilen
C. propan, benzen, xiclohexan D. propan, propen, tôluen, xiclohexan
Câu 10: Dầu mỏ không có nhiệt độ sôi xác định vì
A. dầu mỏ có chứa các kim loại nặng
B. Dầu mỏ có hợp chất chứa lưu huỳnh
C. dầu mỏ là hỗn hợp nhiều hidrocacbon khác nhau
D. dầu mỏ dễ cháy
Câu 11: Chất tác dụng với Na nhưng không phản ứng với NaOH:
A. C6H13OH B. CH3COOH C. C6H5OH D. C6H5Br
Câu 12: Chất có thể hoà tan được Cu(OH)2 là
A. (CH3)C-OH B. CH3 -CH2-CH2-OH
C. HO-CH2-CH2-OH D. HO-CH2-CH2-CH2-OH
Câu 13: đốt cháy hoàn toàn 0,65 gam hiđrocacbon Y ở thể lỏng thu được 1,12 lit khí CO2 (đktc) CTPT của Y là :
A. C6H12 B. C6H6 C. C4H4 D. C2H2
Câu 14: Cho 9,4 gam phenol phản ứng với dd HNO3 vừa đủ sẽ thu được khối lượng axit picric là:
A. 13,9 gam B. 18,4 gam C. 22,9 gam D. 15,7 gam.
Câu 15: Hidrocacbon thơm A có công thức phân tử là C8H10. Biết khi nitro hóa A chỉ thu được một dẫn xuất mononitro. A là
A. o-xilen B. p-xilen C. m-xilen D. etylbenzen
Câu 16: Cho phenol vào nước, rồi thêm NaOH vào. Sau đó tiếp tục cho thêm lượng dư CO2 vào. Các hiện tượng xảy ra là
A. dd trong suốt có khí thoát ra dd vẩn đục
B. dd trong suốt dd vẩn đục dd trong suốt
C. dd vẩn đục dd trong suốt dd vẩn đục
D. dd vẩn đục có khí thoát ra dd trong suốt
Câu 17: Đồng phân nào của C4H9OH khi tách nước sẽ cho 2 olefin đồng phân?
A. ancol isobutylic B. butan-2-ol
C. 2-metyl propan-2-ol D. butan-1-ol
Câu 18: Hai hợp chất hữu cơ A và B có cùng CTPT C3H8O, A tác dụng với Na và bị oxi hóa bởi CuO đốt nóng tạo thành andehit, B không tác dụng với Na . A và B lần lượt là
A. propan-1-ol và etyl metyl ete B. Propan-2-ol và etyl metyl ete
C. ancol isopropylic và metyl etyl ete D. propan-1-ol và đietyl ete
Câu 19: Cho 15,6 gam hh stiren và axetien phản ứng với hidro dư(xt: Ni) thu được 16,6 gam hh hidrocacbon X. Phần trăm khối lượng của stiren và benzen trong hh đầu là
A. 53,33% ; 46,67% B. 66,67% ; 33,33%
C. 88,67% ; 11,33% D. 72,28% ; 27,72%
Câu 20: Nhận xét nào đúng
A. phenol có tính axit mạnh hơnetanol
B. phenol có tính axit yếu hơn etanol
C. phenol không có tính axit
D. phenol có tính bazơ yếu
Phần II: Tự luận( 5 điểm)
Câu 1:(1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các lọ hóa chất riêng biệt không có nhãn sau: ancol etylic, glixerol, phenol, benzen. Viết các phương trình hóa học
Câu 2:(1,5 điểm) Bằng công thức cấu tạo thu gọn, viết các phương trình hóa học điều chế propan-2-ol từ propan -1-ol và ngược lại
Câu 3:(2 điểm) Hỗn hợp X gồm phenol và ancol etylic. Cho 28 gam hỗn hợp X tác dụng với natri dư thấy có 4,48 lit khí thoát ra (đktc)
a) Tính thành phần phần trăm các chất có trong X
b) Nếu cho 28 gam X tác dụng với dung dịc brom thì thu được bao nhiêu gam kết tủa.
Đáp án và biểu điểm
Phần 1 : (5 điểm)Trắc nghiệm khách quan:
Mỗi ý đúng 0,25 điểm :
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
C
B
C
C
C
D
C
C
A
C
A
B
B
C
B
C
B
A
B
A
Phần 2:
Câu 1 ( 1,5 điểm)
CH3-CH2-CH2-OH CH2 = CH- CH3 + H2O (0,25 điểm)
CH2 = CH – CH3 + HOH CH3- CHOH-CH3 (0,25 điểm)
CH3-CHOH-CH3 CH2 = CH- CH3 + H2O (0,25 điểm)
CH2 = CH – CH2Cl + H2 CH3-CH2-CH3 (0,25 điểm)
CH3 – CH2 – CH3 + Cl2 CH3 – CH2 – CH2Cl + HCl (0,25 điểm)
CH3- CH2-CH2-Cl + NaOH CH3- CH2-CH2-OH (0,25 điểm)
Câu 2 : (1,5 điểm)
Lấy mẫu thử ra các ống nghiệm riêng biệt
- Cho dd brôm vào từng ống nghiệm . nếu xuất hiện kết tủa màu trắng, đó là phenol
C6H5OH + 3Br2 C6H2OHBr3 + 3HBr (0,5 điểm)
Nếu không có hiện tượng gì, đó là 3 chất còn lại.
- Cho Cu(OH)2 vào 3 ống nghiệm còn lại . Nếu tao dd màu xanh lam đặc trưng, đó là glixerol. 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 [C3H5(OH)2O]2 Cu + 2H2O (0,5điểm)
Nếu không có hiện tượng gì, đó là 2 chất còn lại
- Cho brôm khan, bột sắt vào 2 ống nghiệm đựng 2 chất còn lại, nết tạo chất lỏng vàng, khí bay ra làm giấy quỳ ẩm hoá đỏ, đó là benzen.
C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr (0,25 điểm)
Chất còn lại là C2H5OH (0,25 điểm)
Câu 3: a) Số mol H2 thoát ra : n H2 = = 0,2 mol
Các PTHH: C6H5-OH + Na C6H5- ONa + ½ H2
C2H5-OH + Na C2H5- ONa + ½ H2 (0,5 điểm)
Gọi số mol C6H5OH và C2H5OH lần lượt là x và y
Theo bài ra ta có pt 94x + 46y = 28
0,5x + 0,5y = 0,2 Giải hệ pT ta có x = y = 0,2 (1 điểm)
% m C6H5OH =
% m C2H5OH = 100% - 67,14% = 32,86% (0,25 điểm)
b) dd X tác dụng với dd Brom chỉ có phenol phản ứng
C6H5OH + 3Br2 C6H2(OH)Br3 + 3HBr
Khối lượng chất kết tủa : 0,2 . 331 = 66,2 (gam) ( 0,25 điểm)
4, Củng cố, dặn dò : - Xem lại bài kiểm tra.
- Chuẩn bị bài : andehit- xeton
Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH)
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_61_kiem_tra_1_tiet_ban_hay.doc