I. Mục tiêu bài học
- củng cố phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện ly.
- rèn luyện kỹ năng viết phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion thu gọn.
- rèn kỹ năng làm bài tập định lượng
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập
2. Học sinh: học bài, làm bài tập ở nhà
III. Tiến trình dạy- học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: củng cố lý thuyết
- phản ứng trao đổi là gì?
- điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion?
- khi viết phương trình ion ta cần lưu ý điều gì?
Phương trình thu được gọi là phương trình ion đầy đủ, lược bỏ những ion không tham gia phản ứng ta được phương trình ion rút gọn. - phản ứng trao đổi là phản ứng trong đó các hợp chất trao đổi với nhau các nguyên tử hay nhóm nguyên tử mà không làm thay đổi số oxi hóa của chúng.
- phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện ly chỉ xảy ra khi có ít nhất 1 trong các điều kiện: + tạo thành chất kết tủa
+ tạo thành chất điện ly yếu
+ tạo thành chất khí
- khi viết phương trình ion ta cần lưu ý: chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện ly mạnh thành ion. Các chất khí, kết tủa, điện ly yếu (H2O) để nguyên dưới dạng phân tử.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 tự chọn - Tiết 4: Bài tập phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện ly - Nguyễn Thị Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện ly
I. Mục tiêu bài học
- củng cố phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện ly.
- rèn luyện kỹ năng viết phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion thu gọn.
- rèn kỹ năng làm bài tập định lượng
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập
2. Học sinh: học bài, làm bài tập ở nhà
III. Tiến trình dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: củng cố lý thuyết
- phản ứng trao đổi là gì?
- điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion?
- khi viết phương trình ion ta cần lưu ý điều gì?
Phương trình thu được gọi là phương trình ion đầy đủ, lược bỏ những ion không tham gia phản ứng ta được phương trình ion rút gọn.
- phản ứng trao đổi là phản ứng trong đó các hợp chất trao đổi với nhau các nguyên tử hay nhóm nguyên tử mà không làm thay đổi số oxi hóa của chúng.
- phản ứng trao đổi ion trong dd các chất điện ly chỉ xảy ra khi có ít nhất 1 trong các điều kiện: + tạo thành chất kết tủa
+ tạo thành chất điện ly yếu
+ tạo thành chất khí
- khi viết phương trình ion ta cần lưu ý: chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện ly mạnh thành ion. Các chất khí, kết tủa, điện ly yếu (H2O) để nguyên dưới dạng phân tử.
Hoạt động 2: bài tập
Bài 1: viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng( nếu có) xảy ra trong dd giữa câc cặp chất sau:
a. Fe2(SO4)3 + KOH
b. NaF + H2SO4
c. MgCl2 + NaNO3
d. HClO + NaOH
e. FeS + HCl
f. CaCO3 + HCl
giáo viên cho học sinh nhận xét, bổ sung
Học sinh lên bảng trình bày
a. Fe2(SO4)3 + 6KOH 2Fe(OH)3 + 3K2SO4
b. 2NaF + H2SO4 Na2SO4 + 2HF
c. MgCl2 + NaNO3 không xảy ra phản ứng
d. HClO + NaOH NaClO + H2O
e. FeS + 2HCl FeCl2 + H2S
f. CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O
Bài 2: hoàn thành các phương trình ion rút gọn dưới đây và viết phương trình phân tử tương ứng.
a. Al3+ +. Al(OH)3
b. CO32- + ® CO2 + H2O
c. Pb2+ + ® Pb(OH)2
d. SO42- + ® BaSO4
e. Ag+ + ® AgBr
Học sinh lên bảng trình bày
a. Al3+ + 3OH- Al(OH)3
AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl
b. + 2H+ CO2 + H2O
K2CO3 + 2HCl 2KCl + CO2 + H2O
c. Pb2+ + 2OH- Pb(OH)2
Pb(NO3)2 + 2KOH Pb(OH)2 + 2KNO3
d. + Ba2+ BaSO4
K2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2KCl
e. Ag+ + Br- AgBr
AgNO3 + HBr AgBr + HNO3
Bài 3: Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/l , thu được m gam kết tủa và dung dịch sau phản ứng có thể tích 500 ml và có pH = 12. Tính m và a.
- gv hướng dẫn học sinh làm bài tập
+ tính số mol HCl, H2SO4 => tổng số mol H+
+ tìm số mol Ba(OH)2 => số mol các ion
+ dd sau phản ứng có pH = 12 => có môi trường gì?
+ viết phương trình trung hòa
+ số mol HCl = 0,08.0,25 = 0,02 mol
HCl H+ + Cl-
0,02 mol -> 0,02 mol -> 0,02 mol
+ số mol H2SO4 = 0,01.0,25 = 0,0025 mol
H2SO4 2H+ +
0,0025 mol -> 0,005 mol -> 0,0025 mol
+ tổng số mol H+ = 0,02 + 0,005 = 0,025 mol
+ số mol Ba(OH)2 = a.0,25= 0,25 a(mol)
Ba(OH)2 Ba2+ + 2OH-
0,25a mol -> 0,25 a mol-> 0,5a mol
+ dd sau phản ứng có pH = 12 => có môi trường bazơ
pH = 12 => [H+ ] = M => [OH-] = 0,01M
=>
H+ + OH- H2O
Bđ: 0,025 mol 0,5a mol
Spu 0,005 mol
=> H+ phản ứng hết, OH- dư
=> a = 0,06
Ba2+ + BaSO4
0,015 mol 0,0025 mol -> 0,0025 mol
+ khối lượng kết tủa = 0,0025. 233 = 0,5825(g)
Hoạt động 3: củng cố
- gv củng cố toàn bài
- học sinh lắng nghe
IV. Rút kinh nghiệm – bổ sung
Bài tập
1. Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là
A. 13,70 gam. B. 12,78 gam. C. 18,46 gam. D. 14,62 gam
2. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là
A. 0,030. B. 0,010. C. 0,020. D. 0,015.
3. Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,568. B. 1,560. C. 4,128. D. 5,064.
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tu_chon_tiet_4_bai_tap_phan_ung_trao.doc