I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Biết được :
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, các dạng thù hình của cacbon ; Tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện) và ứng dụng của nó.
- Tính chất vật lí của CO và CO2.
Hiểu được :
- Cacbon có tính phi kim yếu (oxi hoá hiđro và kim loại canxi), tính khử (khử oxi, oxit kim loại). Trong một số hợp chất, cacbon thường có số oxi hoá +2 hoặc +4.
- CO có tính khử (tác dụng với oxit kim loại), CO2 là một oxit axit, có tính oxi hoá yếu (tác dụng với Mg, C).
Biết được :
Tính chất vật lí, tính chất hoá học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit).
- Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học.
2. Kĩ năng
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của C, CO, CO2, muối cacbonat.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của muối cacbonat trong hỗn hợp ; Tính thành phần phần trăm về khối lượng oxit kim loại trong hỗn hợp phản ứng với CO ; Tính thành phần phần trăm về thể tích CO và CO2 trong hỗn hợp khí.
3. Tình cảm, thái độ: - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
- Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
8 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/07/2022 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tuần 12 - Lê Hồng Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12 Ngày soạn: 01/11/2012
Tiết : 23 Ngày dạy: 05/11/2012
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Nắm vững các kiến thức đã học.
2. Kĩ năng:
Vận dụng được các kiến kiến thức đã học trong chương để giải bài tập.
3. Tình cảm, thái độ:
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
- Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Chuẩn bị đề kiểm tra.
Học sinh: Học bài làm kiểm tra.
III.TỔ CHỨC HỌC ĐỘNG DẠY
Ổn định lớp.
Tiến trình dạy
GV phát đề kiểm tra
Tuần : 12 Ngày soạn: 01/11/2012
Tiết : 24 Ngày dạy: 06/11/2012
CHƯƠNG III: CACBON VÀ SILIC.
Bài 15: CACBON
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Biết được :
- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, các dạng thù hình của cacbon ; Tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện) và ứng dụng của nó.
- Tính chất vật lí của CO và CO2.
Hiểu được :
- Cacbon có tính phi kim yếu (oxi hoá hiđro và kim loại canxi), tính khử (khử oxi, oxit kim loại). Trong một số hợp chất, cacbon thường có số oxi hoá +2 hoặc +4.
- CO có tính khử (tác dụng với oxit kim loại), CO2 là một oxit axit, có tính oxi hoá yếu (tác dụng với Mg, C).
Biết được :
- Tính chất vật lí, tính chất hoá học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit).
- Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học.
2. Kĩ năng
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của C, CO, CO2, muối cacbonat.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của muối cacbonat trong hỗn hợp ; Tính thành phần phần trăm về khối lượng oxit kim loại trong hỗn hợp phản ứng với CO ; Tính thành phần phần trăm về thể tích CO và CO2 trong hỗn hợp khí.
3. Tình cảm, thái độ: - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
- Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
4. Phương pháp: Chứng minh và diễn giải.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim cương, than chì..., bảng tuần hoàn các nguyên tố
Học sinh: Xem bài trước ở nhà.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử:
GV: Dựa vào bảng tuần hoàn xác định vị trí của C và viết cấu hình electron, nêu nhận xét?
Hoạt động 2. Tính chất vật lí
GV: Dạng thù hình là gì ?
GV: Tham khảo SGK, nêu tính chất vật lí của các dạng thù hình Cacbon?
Hoạt động 3. Tính chất hóa học
GV: Từ cấu hình electron của C, nêu tính chất hóa học cơ bản của nó?
GV: Viết các phản ứng thể hiện tính oxh hóa và khử của C ?
Hoạt động 4. Từ thực tế và tham khảo SGK, nêu các ứng dụng của cacbon ?
Hoạt động 5. Cacbon tồn tại như thế nào trong tự nhiên ? Kể tên một số khoáng vật có chứa C ?
HS:
- Ô số 6, nhóm IVA, CK 2.
- Cấu hình electron: 1s22s22p2.
- Có 4e ở lớp ngoài cùng.
- Có các số oxi hóa : -4, 0, +2, +4.
HS: trả lời , giáo viên bổ sung thêm.
HS: C có 4e lớp ngoài cùng trên lớp thứ 2, nên có thể đóng vai trò là chất oxi hóa và khử.
C + O2 CO2
0 +4
C có số oxi hóa tăng sau phản ứng là chất khử.
C + 2H2 CH4.
0 -4
C có số oxi hóa giảm sau phản ứng là chất oxi hóa.
Học sinh trả lời, giáo viên cùng cả lớp bổ sung.
* Canxit: đá vôi, đá phấn, đá hoa chứa CaCO3.
* Magiezit: MgCO3.
* Đolomit: MgCO3.CaCO3.
- Là thành phần chính của than mỏ (than antraxit, than mỡ, than nâu, than bùn, chúng khác nhau về tuổi địa chất và hàm lượng than).
- Có trong dầu mỏ, khí thiên nhiên.
I. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử:
- Ô số 6, nhóm IVA, chu kì 2.
- Cấu hình electron: 1s22s22p2.
- Có 4 electron ở lớp ngoài cùng.
- Có các số oxi hóa : -4, 0, +2, +4.
II. Tính chất vật lí: có một số dạng thù hình:
1, Kim cương:
- Tinh thể trong suốt, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
- Mỗi nguyên tử C tạo 4 liên kết CHT với 4 nguyên tử C lân cận nằm trên các đỉnh của hình tứ diện đều → kim cương rất cứng.
2. Than chì :
- Tinh thể màu xám đen, cấu trúc lớp.
- Trên mỗi lớp, mỗi nguyên tử C tạo 3 liên kết CHT với 3 nguyên tử C khác nằm ở đỉnh của tam giác đều. Các lớp liên kết với nhau bằng tương tác yếu → mềm.
3.Cacbon vô định hình:
- Các loại than được điều chế nhân tạo như than gỗ, than xương, than muội...
- Than gỗ, than xương có cấu tạo xốp, nên có thể hấp phụ chất khí và chất tan trong dd.
III. Tính chất hóa học :
1. Tính khử:
a. Với oxi: C cháy tỏa nhiều nhiệt.
C + O2 CO2
C + CO2 2CO
b. Với hợp chất: HNO3, H2SO4đặc, KClO3...
C + 4HNO3 CO2 + 2H2O + 4NO2
2. Tính oxi hóa:
a. Với hidrro: C + 2H2 CH4.
b. Với kim loại: 4Al + 3C Al4C3.
IV. Ứng dụng:
* Kim cương : làm đồ trang sức, tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh, bột mài.
* Than chì: sản xuất điện cực, làm nồi nấu chảy các hợp kim chịu nhiệt, tạo chất bôi trơn, làm bút chì.
* Than cốc: làm chất khử trong luyện kim.
* Than gỗ: sản xuất thuốc nổ đen, pháo, mặt nạ chống độc.
* Than muội: làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giày.
V. Trạng thái tự nhiên:
- Trong tự nhiên, kim cương, than chì là cacbon tự do, gần như tinh khiết.
- Trong khoáng vật, có trong :
* Canxit: đá vôi, đá phấn, đá hoa chứa CaCO3.
* Magiezit: MgCO3.
* Đolomit: MgCO3.CaCO3.
- Là thành phần chính của than mỏ (than antraxit, than mỡ, than nâu, than bùn, chúng khác nhau về tuổi địa chất và hàm lượng than).
- Có trong dầu mỏ, khí thiên nhiên.
- Hợp chất của cacbon là thành phần cơ sở của các tế bào động thực vật.
* Nước ta có mỏ than ở Quảng Ninh, Thanh Hóa và Nghệ An.
VI. Điều chế: (Giảm tải)
IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ.
- Làm bài tập 2/70 SGK tại lớp.
- Làm bài tập 3,4,5/70 SGK và đọc bài mới cho tiết sau.
Rút kinh nghiệm
Tuần : 12 Ngày soạn: 01/11/2012
Tiết : 12 (TC) Ngày dạy: 06/11/2012
LUYỆN TẬP CACBON
I. MỤC TIÊU:
1. Học sinh biết: Kiến thức đã học
2. Học sinh hiểu: Các tính chất của cacbon
3. Học sinh vận dụng: Kiến thức đã học giải bài tập cacbon và các hợp chất của cacbon
II. CHUẨN BỊ:
GV:Giáo án
HS: Ôn tập lí thuyết, làm bài tập các bài cacbon và các hợp chất của cacbon
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY:
1/ Ổn định lớp
2/ Bài cũ: Trình tính chất của muối cacbonat
3/ Bài mới
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1
GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở.
Bài 1:
Để xác định hàm lượng cacbon trong một mẫu thép không chứa lưu huỳnh, người ta phải đốt mẫu thép trong oxi dư và xác định CO2 tạo thành. Hãy xác định hàm lượng cacbon trong mẫu thép X, biết rằng khi đốt 10g X trong oxi dư rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua nước vôi trong dư thì thu được 0,5 g kết tủa
GV: Yêu cầu HS thảo luận làm bài.
GV: Cho HS xung phong lên bảng giải.
GV: Gọi HS nhận xét ghi điểm
Hoạt động 2
GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở.
Bài 2:
Có a gam hỗn hợp bột X gồm CuO, Al2O3 . Người ta thực hiện các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl, cô cạn dung dịch thu được 4,02 g chất rắn khan.
Thí nghiệm 2: Cho X phản ứng vừa đủ với bột cacbon ở nhiệt độ cao thì thu được 0,112 lít khí (đkt)
Tính a ?
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày. Các HS còn lại làm và theo dõi bài của bạn
GV: Gọi HS nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 3:
GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở.
Bài 3: Nung hçn hîp chøa 5,6g CaO vµ 5,4g C trong lß hå quang ®iÖn thu ®îc chÊt r¾n A vµ khÝ B. KhÝ B ch¸y ®îc trong kh«ng khÝ.
a. X¸c ®Þnh thµnh phÇn ®Þnh tÝnh vµ ®Þnh lîng cña A.
b. TÝnh V khÝ B thu ®îc ë ®ktc.
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày. Các HS còn lại làm và theo dõi bài của bạn
GV: Gọi HS nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 4:
GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở.
Bài 4: Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho C tác dụng với: Ca, Al, CaO.
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày. Các HS còn lại làm và theo dõi bài của bạn
GV: Gọi HS nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 5:
GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở.
Bài 5: Cho 3,60 gam cacbon taùc duïng vôùi một ít bột nhoâm.Khoái löôïng nhoâm cacbua taïo thaønh neáu hieäu suaát cuûa phaûn öùng 70% là bao nhiêu.
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày. Các HS còn lại làm và theo dõi bài của bạn
GV: Gọi HS nhận xét, ghi điểm
HS: Chép đề
HS: Thảo luận làm bài
HS: Lên bảng trình bày, các HS còn lại lấy nháp làm bài
HS: Chép đề
HS: Lên bảng trình bày, các HS còn lại lấy nháp làm bài
HS: Chép đề
HS: Lên bảng trình bày
HS: Chép đề
HS: Lên bảng trình bày
HS: Chép đề
HS: Lên bảng trình bày
Bài 1:
Để xác định hàm lượng cacbon trong một mẫu thép không chứa lưu huỳnh, người ta phải đốt mẫu thép trong oxi dư và xác định CO2 tạo thành. Hãy xác định hàm lượng cacbon trong mẫu thép X, biết rằng khi đốt 10g X trong oxi dư rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua nước vôi trong dư thì thu được 0,5 g kết tủa
Giải
C + O2 CO2
0,005 0,005 (mol)
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
0,005 0,005 (mol)
Bài 2:
Có a gam hỗn hợp bột X gồm CuO, Al2O3 . Người ta thực hiện các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl, cô cạn dung dịch thu được 4,02 g chất rắn khan.
Thí nghiệm 2: Cho X phản ứng vừa đủ với bột cacbon ở nhiệt độ cao thì thu được 0,112 lít khí (đkt)
Tính a ?
Giải
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
0,01 0,01
Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O
0,01 0,02
2CuO + C 2Cu + CO2
0,01 0,005 (mol)
a = 80.0,01 + 102.0,01 = 1,82 (g)
Bài 3: Nung hçn hîp chøa 5,6g CaO vµ 5,4g C trong lß hå quang ®iÖn thu ®îc chÊt r¾n A vµ khÝ B. KhÝ B ch¸y ®îc trong kh«ng khÝ.
a. X¸c ®Þnh thµnh phÇn ®Þnh tÝnh vµ ®Þnh lîng cña A.
b. TÝnh V khÝ B thu ®îc ë ®ktc.
Giải.
a. Theo ®Çu bµi, khÝ B lµ CO mµ kh«ng ph¶i lµ CO2
3C + CaO CaC2 + CO
0,3 0,1 0,1 0,1
mCaC2 = 6,4g, mC d =1,8g. VËy A gåm CaC2 vµ C.
% mCaC2 78,05%; %mC = 21,95%.
b. VCO = 2,24lit.
Bài 4: Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho C tác dụng với: Ca, Al, CaO.
Giải:
2C + Ca CaC2
3C + 4Al Al4C3
3C + CaO CaC2 + CO
Bài 5: Cho 3,60 gam cacbon taùc duïng vôùi một ít bột nhoâm.Khoái löôïng nhoâm cacbua taïo thaønh neáu hieäu suaát cuûa phaûn öùng 70% là bao nhiêu.
Giải
3C + 4Al Al4C3
0,3 0,1
nC = 0,3 mol
Với hiệu suất 70%.
IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ.
Chuẩn bị bài Silic và hợp chất của silic
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tuan_12_le_hong_phuoc.doc