Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tuần 5 - Lê Hồng Phước

I. Mục tiêu

1.Kiến thức

Biết được :

Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :

 Tác dụng của các dung dịch HCl, CH3COOH, NaOH, NH3 với chất chỉ thị màu.

 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li : AgNO3 với NaCl, HCl với NaHCO3, CH3COOH với NaOH.

2.Kĩ năng

 Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm trên.

 Quan sát hiện tượng thí nghiệm, giải thích và rút ra nhận xét.

 Viết tường trình thí nghiệm.

3. Trọng tâm

 Tính axit – bazơ ;

 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Dụng cụ thí nghiệm:

Ống nghiệm; mặt kính đồng hồ; ống nhỏ giọt; đũa thủy tinh; bộ giá thí nghiệm; thìa xúc hóa chất .

- Hóa chất :

Các dd : NH3, HCl, CH3COOH, NaOH, CaCl2đặc, Na2CO3đặc , phenolphtalein, giấy chỉ thị pH (vạn năng)

2.Học sinh

- Yêu cầu học sinh ôn tập các kiến thức đã học để làm thí nghiệm.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tuần 5 - Lê Hồng Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10 /9/2012 Ngày dạy: 17/9/2012 Tuần: 5 Tiết: 9 BÀI THỰC HÀNH 1: TÍNH AXIT-BAZƠ. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI. I. Mục tiêu 1.Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm : - Tác dụng của các dung dịch HCl, CH3COOH, NaOH, NH3 với chất chỉ thị màu. - Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li : AgNO3 với NaCl, HCl với NaHCO3, CH3COOH với NaOH. 2.Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng thí nghiệm, giải thích và rút ra nhận xét. - Viết tường trình thí nghiệm. 3. Trọng tâm - Tính axit – bazơ ; - Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm; mặt kính đồng hồ; ống nhỏ giọt; đũa thủy tinh; bộ giá thí nghiệm; thìa xúc hóa chất . - Hóa chất : Các dd : NH3, HCl, CH3COOH, NaOH, CaCl2đặc, Na2CO3đặc , phenolphtalein, giấy chỉ thị pH (vạn năng) 2.Học sinh - Yêu cầu học sinh ôn tập các kiến thức đã học để làm thí nghiệm. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY Ổn định tình hình lớp, kiểm tra sỉ số: Tiến trình dạy: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG Hoạt động 1: GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: I. Thí nghiệm 1: Tính axit - bazơ: II. Thí nghiệm 2: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li. 1. Tạo kết tủa. 2. Tạo chất khí. 3. Tạo chất điện li yếu. III. Viết tường trình thí nghiệm: HS: Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng , giải thích và viết tường trình. I. Thí nghiệm 1: Tính axit - bazơ: II. Thí nghiệm 2: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li. 1. Tạo kết tủa. 2. Tạo chất khí. 3. Tạo chất điện li yếu. III. Viết tường trình thí nghiệm: BẢNG TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM Tên thí nghiệm Dụng cụ và hóa chất Nội dung tiến hành Hiện tượng Giải thích , phương trình phản ứng Ghi chú. Tính axit-bazơ Mặt kính 2 mẫu pH ddHCl 0,10M - Đặt 1 mẫu pH lên mặt kính. - Nhỏ 1 giọt ddHCl 0,10M lên Mẫu pH có dd HCl đổi màu so với mẫu kia. - Dung dịch HCl 0,10M có [H+] = 1,0.10-1M. - pH của dd HCl này là 1, dd có môi trường axit nên làm giấy pH đổi màu so với mẫu ban đầu. Phản ứng trao đổi ion Ống nghiệm. dd CaCl2 , Na2CO3 đặc. - Ống nghiệm 1 chứa 2ml dd Na2CO3 đặc. - Thêm 2 ml dd CaCl2 vào ống nghiệm 1. Có kết tủa trắng xuất hiện và không tan. - Có sự kết hợp giữa CO32- và Ca2+ trong dd các chất điện li và tạo kết tủa tách ra khỏi dd. - P/ư : CO32- + Ca2+ = CaCO3↓. Ống nghiệm. dd HCl, CaCO3 ở thí nghiệm trên. - Lọc kết tủa CaCO3 ở thí nghiệm trên. - Thêm từ từ dd HCl vào kết tủa đó. Kết tủa tan ra và có khí bay ra. - Axit HCl là axit mạnh hòa tan được CaCO3 , giải phóng CO2. - P/ư: CaCO3 + 2H+ = Ca2+ + CO2↑+ H2O. Ống nghiệm. dd NaOH, chất chỉ thị phenolphtalein - Cho 2ml dd NaOH vào ống nghiệm 2, thêm tiếp vào 1 giọt chất chỉ thị phenolphtalein. - Thêm từ từ dd HCl vào dd ở ống nghiệm 2. - Lúc đầu khi chưa thêm HCl thấy ống nghiệm 2 có màu hồng . - Thêm HCl vào thấy màu hồng nhạt dần và sau đó mất màu, được dd trong suốt. - dd NaOH có môi trường kiềm nên làm phenolphtalein từ không màu hóa hồng, ta thấy dd có màu hồng . - Khi thêm HCl, NaOH phản ứng làn giảm nồng độ OH- , màu hồng nhạt dần . - Khi NaOH đã được trung hòa , dd thu được có môi trường trung tính, dd trở nên không màu trong suốt. - P/ư : H+ + OH- = H2O. IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ - Tích hợp giáo dục môi trường - Xử lí chất thải sau thí nghiệm - Đọc bài mới để chuẩn bị cho tiết học sau. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 10/9/2012 Ngày dạy: 20/9/2012 Tuần: 5 Tiết: 10 KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nắm vững các kiến thức đã học. 2. Kĩ năng: Vận dụng được các kiến kiến thức đã học trong chương để giải bài tập. 3. Tình cảm, thái độ: - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc. - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học. II. CHUẨN BỊ Giáo viên Chuẩn bị đề kiểm tra. Học sinh Ôn lại kiến thức cũ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Ổn định tình hình lớp, kiểm tra sỉ số: Tiến trình dạy: GV phát đề kiểm tra Ngày soạn: 10/9/2012 Ngày dạy: 20/9/2012 Tuần: 5 Tiết: 5 (TC) LUYỆN TẬP: SỰ ĐIỆN LI I. MỤC TIÊU: 1. Học sinh biết: HS vận dụng được kiến thức đã học giải bài tập 2. Học sinh hiểu: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li, Ph của dung dịch. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên:Giáo án 2. Học sinh: Ôn tập lí thuyết các bài trước III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY: 1 Ổn định lớp 2. Bài cũ: Trộn 100 ml dung dịch HCl 0,1 M với 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,1 M được dung dịch A . Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch A. 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở. Bài 1: Trong ba dung dịch có các loại ion sau: Ba2+, Mg2+, Na+, SO, CO và NO Mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một loại anion. a/ Cho biết đó là 3 dd muối gì b/ Hãy chọn dung dịch axit thích hợp để nhận biết 3 dung dịch muối này. GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng giải, các HS còn lại làm nháp và theo dõi bài bạn làm. GV: Yêu cầu 1 HS nhận xét, GV nhận xét ghi điểm. Hoạt động 2: GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở. Bài 2: Đổ 150 ml dung dịch KOH vào 50 ml dung dịch H2SO4 1M, dung dịch trở thành dư bazơ. Cô cạn dung dịch thu được 11,5 gam chất rắn. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch KOH. GV: Yêu cầu HS thảo luận , gọi 1 HS lên bảng trình bày GV: Yêu cầu 1 HS nhận xét, GV nhận xét ghi điểm. Hoạt động 3: GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở. Bài 3: Thêm từ từ 400 g dung dịch H2SO4 49% vào nước và điều chỉnh lượng nước để thu được đúng 2 lít dung dịch A. Coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc. a/ Tính nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch A. b/ Tính thể tích dung dịch NaOH 1,8M cần thêm vào 0,5 lít dung dịch A để thu được dung dịch . + Dung dịch có Ph = 1 + Dung dịch có Ph = 13 GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng giải câu a, các HS còn lại làm nháp và theo dõi bài bạn làm. GV: Gọi HS nhận xét GV: Hướng dẫn HS làm câu b HS: Chép đề HS: Nhận xét HS: Chép đề HS: Lên bảng trình bày HS: Chép bài HS: Lên bảng trình bày HS: Nghe giảng và hiểu Bài 1: Trong ba dung dịch có các loại ion sau: Ba2+, Mg2+, Na+, SO, CO và NO Mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một loại anion. a/ Cho biết đó là 3 dd muối gì b/ Hãy chọn dung dịch axit thích hợp để nhận biết 3 dung dịch muối này. Giải: a/ Vì các muối BaSO4, BaCO3, MgCO3 không tan nên ba dung dịch phải là dung dịch Ba(NO3)2, dung dịch MgSO4 và dung dịch Na2CO3. b/ Cho dung dịch H2SO4 vào cả 3 dung dịch . Ở dung dịch Na2CO3 có sủi bọt: Na2CO3 + H2SO4 Na2SO4 + H2O + CO2 Ở dung dịch Ba(NO3)2, xuất hiện kết tủa trắng. Ba(NO3)2 + H2SO4 BaSO4 + 2HNO3 Dung dịch MgSO4 vẫn trong suốt. Bài 2: Đổ 150 ml dung dịch KOH vào 50 ml dung dịch H2SO4 1M, dung dịch trở thành dư bazơ. Cô cạn dung dịch thu được 11,5 gam chất rắn. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch KOH. Giải Số mol H2SO4 = 0,05 (mol) Vì bazơ dư nên axit phản ứng hết. 2KOH + H2SO4 K2SO4 + 2H2O 0,1 0,05 0,05 (mol) Cô cạn dung dịch , thu được chất rắn gồm có K2SO4, KOH dư mKOH(dư) = 11,5 – 8,7 = 2,8 (gam) nKOH(dư) = 2,8:56 = 0,05 (mol) Số mol KOH có trong 150 ml dung dịch KOH là. 0,1 + 0,05 = 0,15 (mol) Nồng độ mol/l của dung dịch KOH: CM(KOH) = 0,15: 0,15 = 1M Bài 3: Thêm từ từ 400 g dung dịch H2SO4 49% vào nước và điều chỉnh lượng nước để thu được đúng 2 lít dung dịch A. Coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc. a/ Tính nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch A. b/ Tính thể tích dung dịch NaOH 1,8M cần thêm vào 0,5 lít dung dịch A để thu được dung dịch . + Dung dịch có Ph = 1 + Dung dịch có Ph = 13 Giải a/ Số mol H2SO4: H2SO4 2H+ + SO 2 4 (mol) Nồng độ H+ trong dung dịch A là : b/ Số mol H+ trong 0,5 lít dung dịch A là : 2.0,5 = 1 (mol) Đặt thể tích dung dịch NaOH là x thì số mol NaOH trong đó là 1,8x. NaOH Na+ + OH- 1,8x 1,8x 1,8x + Ph = 1 Axit dư H+ + OH- H2O Ban đầu : 1 1,8x Phản ứng: 1,8x Còn dư : 1 -1,8x Nồng độ H+ sau phản ứng: + Ph = 13 Bazơ dư H+ + OH- H2O Ban đầu : 1 1,8x Phản ứng: 1 1 Còn dư : 1,8x – 1 Sau phản ứng Ph = 13 [H+] = 10-13M [OH-] = 10-1M IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ - Trong dung dịch A có các ion K+, Mg2+, Fe3+ và Cl- . Nếu cô cạn dung dịch sẽ thu được hỗn hợp những muối nào. - Chuẩn bị bài Amoniac và muối Amoni Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tuan_5_le_hong_phuoc.doc