Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài 28: Không khí, sự cháy (Tiết 1) - Năm học 2019-2020

GV làm thí nghiệm biểu diễn về thành phần của không khí

Yêu cầu hs quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi :

?Ống hình trụ được chia làm mấy khoảng xác định ?

?Vì sao P có thể cháy được trong ống thủy tinh ?Chất gì đã tác dụng với P tạo thành khói trắng P2O5 ? Viết PTPƯ

 ? Khi nào P không thể cháy được nữa ?

?Mực nước dâng lên đến vạch số mấy ? điều đó cho em biết tỉ lệ về thể tích oxi trong không khí là bao nhiêu ?

?Chất khí còn lại trong ống là nitơ, chiếm tỉ lệ bao nhiêu thể tích của ống? Vậy nitơ chiếm tỉ lệ thế nào trong không khí ?

->Qua thí nghiệm em rút ra thành phần không khí như thế nào ?

Cho hs đọc kết luận sgk

-Gv thông báo : thực nghiệm chứng minh oxi chiếm khoảng 21% thể tích không khí, nitơ chiếm khoảng 78% thể tích không khí.

Vậy bằng phép cộng ta sẽ thấy con 1% thể tích không khí, đó là chất gì nữa ngoài O2 và N2. Chúng ta cùng sang phần 2.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài 28: Không khí, sự cháy (Tiết 1) - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Tiết 42 BÀI 28: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY Ngày soạn: Ngày giảng: I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức Biết được: + Thành phần của không khí theo thể tích và khối lượng. + Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm. 2. Kĩ năng +  Hiểu cách tiến hành thí nghiệm xác định thành phần thể tích của không khí 3. Thái độ : Hình thành thế giới quan khoa học trong học sinh, lòng yêu thích bộ môn. 4. Trọng tâm Thành phần của không khí. 5. Năng lực cần hướng đến Năng lực tính toán, giải quyết vấn đề II.CHUẨN BỊ: 1.Chuẩn bị của giáo viên : +Dụng cụ : bảng phụ, chậu nước ,diêm , đền cồn, ống thủy tinh không đáy, nút cao su có thìa đốt,que đóm. +Hóa chất : photpho đỏ 2. Chuẩn bị của học sinh : Tranh ảnh tư liệu về ô nhiễm không khí và các biện pháp phòng tránh III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số ( 1 phút) Kiểm tra bài cũ: ( 10 phút) + Hs1 :Nêu phương pháp điều chế oxi trong PTN ? viết PTPƯ ? Thế nào là phản ứng phân hủy ?hãy cho 2 ví dụ minh họa ? +Hs2 :Chữa Bt 6 sgk-tr94 3. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1 phút) Không khí có vai trò hết sức quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người. Vậy không khí có phải là 1 hỗn hợp hay không ? KK gồm những thành phần nào ?Cách bảo vệ bầu không khí trong lành và tránh ô nhiễm ntn ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những điều đó trong bài học ngày hôm nay. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần của không khí (10 phút ) GV làm thí nghiệm biểu diễn về thành phần của không khí Yêu cầu hs quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi : ?Ống hình trụ được chia làm mấy khoảng xác định ? ?Vì sao P có thể cháy được trong ống thủy tinh ?Chất gì đã tác dụng với P tạo thành khói trắng P2O5 ? Viết PTPƯ ? Khi nào P không thể cháy được nữa ? ?Mực nước dâng lên đến vạch số mấy ? điều đó cho em biết tỉ lệ về thể tích oxi trong không khí là bao nhiêu ? ?Chất khí còn lại trong ống là nitơ, chiếm tỉ lệ bao nhiêu thể tích của ống? Vậy nitơ chiếm tỉ lệ thế nào trong không khí ? ->Qua thí nghiệm em rút ra thành phần không khí như thế nào ? Cho hs đọc kết luận sgk -Gv thông báo : thực nghiệm chứng minh oxi chiếm khoảng 21% thể tích không khí, nitơ chiếm khoảng 78% thể tích không khí. Vậy bằng phép cộng ta sẽ thấy con 1% thể tích không khí, đó là chất gì nữa ngoài O2 và N2. Chúng ta cùng sang phần 2. -Hs quan sát hiện tượng xảy ra -Hs trả lời : +Ống hình trụ được chia làm 5 khoảng +Vì trong ống có oxi, oxi đã tác dụng với P tạo thành khói trắng là P2O5 4P +5O22P2O5 +Khi P dã tác dụng hết với oxi +Mực nước đã dâng lên đến vạch số 2 của ống. Điều đó cho biết oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí +Khí nitơ chiếm 4/5 thể tích của ống – khí nitơ chiếm khoảng 4/5 thể tích không khí *Kết luận : Không khí là hỗn hợp khí trong đó khí oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích, chính xác hơn là khí oxi chiếm 21% thể tích không khí, phần còn lại hầu hết là khí nitơ I.Thành phần của không khí : 1 : Thí nghiệm(sgk) 2 : Hiện tượng : P cháy có khói trắng xuất hiện sau đó tan vào nước : Ptpư :4P +5O2 2P2O5 P2O5 + 3H2O 2H3PO4 - Mực nước trong ống dâng lên chiếm 1/5 thể tích khí trong ống -> thể tích khí oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Hoạt động 2: Ngoài oxi và nitơ trong KK còn chứa những chất nào khác ?( 5 phút) Gv : ?Theo em trong không khí còn có những chất gì ?tìm các dẫn chứng để chứng minh -Gv gọi 1 Hs kết luận về thành phần của không khí HS nêu dẫn chứng : -Sự có mặt của nước,khí cacbonic trong không khí : +Những giọt nước xuất hiện ngoài thành cốc nước đá hay hiện tượng sương mù + Ở hố vôi xuất hiện lớp màng -Hs đọc kết luận. Hoạt động 3 : Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm (5 phút) -Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi : ?Thế nào gọi là không khí bị ô nhiễm ?không khí bị ô nhiễm có hại như thế nào ? -Trình chiếu clip về ô nhiễm môi trường do tác nhân thiên nhiên, tác nhân thói quen sinh hoạt của con người ?Làm thế nào để bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm ? Gv Trình chiếu slide về không khí ô nhiễm và cách bảo vệ không khí không bị ô nhiễm. -Hs thảo luận trả lời : +Không khí ô nhiễm là không khí có lẫn các khí độc như CO2, CO ,bụi , khói... -KK ô nhiễm làm tổn thọ đến sức khỏe con người,đến các công trình xây dựng... + các biện pháp để bảo vệ không khí trong lành : Xử lý khí thải của các nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao thông...Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh...tuyên truyền - Học sinh đưa ra chính kiến của mình về nguyên nhân, tác hại, biện pháp chống ô nhiễm môi trường 2)Bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm : (sgk) Hoạt động 3 : Vận dụng ( 7 phút) -Gv yêu cầu Hs làm Bt 7 Sgk-tr 99 -Hs lên bảng làm bài Bài 7 :Thể tích không khí mà mỗi người hít vào trong 1 ngày đêm là : 0,5 m3 x 24= 12 ( m3) Lượng oxi có trong thể tích đó là := 2,4 ( m3) Thể tích khí oxi mà mỗi người cần dùng trong 1 ngày đêm là : 2,4 : 3= 0,8 (m3) 4. Củng cố : ( 2 phút) -Gv yêu cầu Hs nhắc lại các nội dung chính của bài 5. Hướng dẫn về nhà: ( 1 phút ) +Học bài làm BT 27.1 đến 27.8 trong sbt Soạn bài : Phần còn lại của bài IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • doctiet-42_khong-khi-su-chay_t1_hoa-8_26082020(2).doc
Giáo án liên quan